Liên minh châu Âu (EU)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thách thức và cơ hội đối với nền kinh tế CHDCND lào khi cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đi vào hoạt động (Trang 30 - 32)

1.2. Một số thể chế kinh tế quốc tế điển hình và tác động của nó đến các quốc

1.2.2. Liên minh châu Âu (EU)

Liên minh châu Âu hay Liên hiệp châu Âu (tiếng Anh: European Union),

cũng được gọi là Khối Liên Âu, viết tắt là EU, là một liên minh kinh tế chính trị bao gồm 27 quốc gia thành viênthuộc Châu Âu. Liên minh châu Âu được thành lập bởi Hiệp ước Maastricht vào ngày 1 tháng 11 năm 1993 dựa trên Cộng đồng Châu Âu (EC) với hơn 500 triệu dân, Liên minh châu Âu chiếm khoảng 22% (16,2 nghìn tỷ đơ la Mỹ năm 2015) GDP danh nghĩa và khoảng 17% (19,2 nghìn tỷ đơ la Mỹ năm 2015) GDP sức mua tương đương của thế giới (PPP).

Liên minh châu Âu đã phát triển một thị trường chung thông qua hệ thống luật

pháp tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả các nước thành viên nhằm đảm bảo sự lưu thông tự do của con người, hàng hóa, dịch vụ và nguồn vốn. EU duy trì các chính sách chung về thương mại, nơng nghiệp, ngư nghiệp và phát triển địa phương. 17 nước thành viên đã chấp nhận đồng tiền chung, đồng Euro.

Các thể chế kinh tế quốc tế chủ yếu trong hiệp ước của EU được dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau đây:

- Lương thực chung;

- Sửa đổi Hiệp ước EEC thành EC (European Community), bao gồm liên hiệp kinh tế và tiền tệ, liên hiệp về thuế quan, thị trường đơn nhất, chính sách nơng nghiệp chung, chính sách hạ tầng và vấn đề công dân của Liên hiệp.

- Hợp tác về các vấn đề pháp luật và nội vụ;

- Tài chính chung (sử dụng chung đồng tiền Euro);

- Nghị định thư, trong đó quan trọng nhất là mối liên kết quan hệ về kinh tế và xã hội và các chính sách xã hội để giải thích cho sự liên hệ tới CFSP và những văn bản của các nước thành viên của Liên hiệp Tây Âu (WEU) về vai trò của họ.

Đồng thời Liên minh châu Âu được quản lý bởi một loạt các thể chế sau chung. Các thể chế chính bao gồm:

- Một nghị viện được bầu thông qua bầu cử tự do, nó cung cấp một diễn đàn dân chủ cho việc tranh luận, mang chức năng giám hộ và giữ vai trò giám hộ trong tiến trình lập pháp;

- Hội Đồng châu Âu, bao gồm các bộ trưởng của 15 nước thành viên và là cơ quan chủ yếu ra quyết định;

- Uỷ Ban châu Âu đại diện cho quyền lợi của Cộng Đồng và là cơ quan thi hành chính sách của Cộng Đồng;

- Toà án Tư pháp được đặt tại Luxembourg và đảm bảo luật pháp của Cộng Đồng được hiểu và thực hiện theo đúng các hiệp ước;

- Tồ án Kiểm tốn có vai trò kiểm tra để việc thu và chi được thực hiện “theo một cách thức hợp pháp và đúng chuẩn mực” và các vấn đề tài chính của Cộng Đồng được quản lý một cách thích hợp;

- Ngân Hàng Đầu tư Châu Âu (EIB), được thành lập để giúp thực hiện các dự án đóng góp vào sự phát triển cân bằng của EU.

Việc liên minh châu Âu được thành lập, phát triển qua một thời kỳ dài (khoảng 60 năm) với một loạt các thể chế được các nước thành viên thống nhất và ban hành gây những tác động cả tích cực lẫn tiêu cực đến các nước thành viên.

- Những ảnh hưởng tích cực:

Về kinh tế: Sau mấy thập niên phát triển, với số dân là 340 triệu người có

giới, EU đã tạo một cộng đồng kinh tế và một thị trường chung hùng mạnh, đủ sức cạnh tranh về kinh tế, tài chính, thương mại với Mỹ, Nhật và sự phát triển không ngừng của Trung Quốc.

Về chính trị: Các nước thuộc liên minh châu Âu đã thống nhất chính sách đối nội, đối ngoại, chống lại chủ nghĩa Cộng sản và phong trào cơng nhân ở Tây Âu. Có thể thấy Eu hiện nay giống như một liên bang, nhằm nhất thể hoá châu Âu về kinh tế – chính trị, đã có ngân hàng chung và đồng tiền chung tạo ra một sức mạnh cộng đồng hết sức to lớn và mang lại nhiều lợi thế cho khối.

- Những ảnh hưởng tiêu cực:

Có một số nước có nền kinh tế lớn mạnh hơn hẳn so với những quốc gia còn lại như Anh, Pháp sẽ bị thiệt ở một số thể chế chung cho liên minh châu Âu như sử dụng đồng tiền chung, ngân hàng chung. Ngoài ra rất nhiều vấn đề được thống nhất bởi đa phần các quốc gia trong liên minh châu Âu nhưng chống lại lợi ích của các quốc gia này. Chính vì ngun nhân đó mà năm 2016 nước Anh đã chưng cầu dân ý về việc rời khỏi liên minh châu Âu, kết quả là nước Anh đã chính thức rời khỏi EU gây ảnh hưởng vơ cùng lớn đến chính nước Anh và cả khối EU cũng như kinh tế thế giới.

Nhiều vấn đề nan giải đã nảy sinh sau khi xóa bỏ kiểm sốt biên giới giữa các nước như buôn lậu xuyên châu Âu, các bang đảng Mafia hoành hành, khủng bố đe dọa toàn châu Âu trong năm 2016 vừa qua. Ngồi ra cịn một loạt các vấn đề chưa được giải quyết như vấn nạn nhập cư hàng loạt vào châu Âu, tệ nạn xã hội, bất ổn chính chị, khủng hoảng kinh tế ở một số quốc gia tại châu Âu cũng có một phần nhiều là do các thể chế, quy tắc mà Liên minh châu Âu đặt ra nhưng chưa thể kiểm soát chặt chẽ được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thách thức và cơ hội đối với nền kinh tế CHDCND lào khi cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đi vào hoạt động (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)