Cơ sở hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thách thức và cơ hội đối với nền kinh tế CHDCND lào khi cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đi vào hoạt động (Trang 38 - 44)

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN

2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Cộng đồng Kinh tế ASEAN

2.1.1. Cơ sở hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN

2.1.1.1. Nhu cầu tăng trưởng hợp tác của ASEAN - Bối cảnh quốc tế và khu vực:

Sau chiến tranh lạnh, toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức đã tạo điều kiện cho quá trình sản xuất phân chia ra thành nhiều công đoạn và được tiến hành ở nhiều nơi khác nhau để tạo ra một sản phẩm cuối cùng. Kết quả là có những nền kinh tế trở thành cơng xưởng và có những nền kinh tế đã bị loại ra khỏi nền kinh tế tồn cầu. Chính vì ngun nhân này đã buộc các nền kinh tế ASEAN vốn phụ thuộc nhiều và gia công, xuất khẩu và luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) phải liên kết chặt chẽ hơn nữa, phát huy lợi thế về quy mô để trở thành địa chỉ đầu tư hấp dẫn đóng góp vào “chuỗi giá trị” tồn cầu.

Hợp tác kinh tế là xu thế chung của các nước, của các khu vực trên toàn thế giới. Trong những thập kỷ gần đây, các vòng đàm phán đa phương về tự do thương mại của WTO tại Seatle, Cancun, Doha thất mại đã dẫn đến sự ra đời của hàng loạt thỏa thuận tự do hóa thương mại song phương và khu vực. Các nước ASEAN cũng bị cuốn vào trào lưu này, mỗi nước thành viên đều tham gia ký kết các thỏa thuận tự do hóa thương mại với bên ngồi. Tuy nhiên, các thỏa thuận riêng rẽ này khơng mang lại lợi ích lâu dài cho các nước, nhất là trong quan hệ với các nền kinh tế lớn, do vậy con đường để đảm bảo lợi ích lâu dài là liên kết chặt chẽ với nhau trong tổ chức ASEAN để đạt được những thỏa thuận tự do hóa thương mại với bên ngoài ở cấp độ hiệp hội trong khuôn khổ AEC.

- Từ bản thân các nước thành viên của AEC

Các nước thành viên ASEAN đều là các nước nhỏ, chỉ có một phương pháp giúp các quốc gia này tiến sâu hơn và cạnh tranh hơn trong sân chơi chung của thế giới là liên kết chặt chẽ với nhau hơn. Xu thế tự do hóa đang diễn ra hết sức mạnh mẽ trong khn khổ APEC với sự góp mặt của các cường quốc kinh tế lớn như Mỹ,

Nam Á rộng lớn, một khu vực kinh tế phát triển năng động nhất thế giới hiện nay buộc các nước ASEAN phải đứng trước hai lựa chọn: (1) bị hòa tan trong APEC; liên kết Đông Á trong tương lai; (2) vươn lên đóng vai trị hạt nhân trong tiến trình hợp tác kinh tế Đơng Á và để khơng bị nhấn chìm trong APEC. Thành lập ASEAN chính là con đường cho sự lựa chọn thứ hai ở trên.

ASEAN là một khu vực có nền kinh tế chưa thật sự phát triển nhưng đang diễn ra hết sức sôi động. Các nhà kinh tế thế giới đều thống nhất cho rằng Đông Nam Á sẽ là một khu vực có nền kinh tế phát triển đặc biệt năng động trong thời gian sắp tới, bởi những thế mạnh mà khu vực này có được cũng nhưng các thế mạnh riêng của từng quốc gia thành viên ASEAN. Tuy nhiên, các quốc gia thành viên ASEAN thường là các quốc gia nhỏ, nguồn vốn còn hạn chế nên việc phát huy các thế mạnh là tương đối khó khăn. Do đó, một sự liên kết giữa các nước thành viên sẽ là một công cụ đắc lực hỗ trợ các quốc gia tận dung thế mạnh của nội tại và sức mạnh tổng thể để phát triển kinh tế của toàn khu vực.

Từ khi hình thành cho tới nay, hợp tác kinh tế khu vực luôn được các quốc gia thành viên ASEAN coi như là động lực cho sự phát triển của từng nước thành viên và là động lực phát triển cho khu vực. Điều này được thể hiện ở chỗ, các quốc gia thành viên ln thể hiện thiện chí hợp tác bằng việc thành lập các thiết chế hợp tác kinh tế, xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, mở rộng khu vực mậu dịch tự do...

Cộng đồng kinh tế ASEAN lần đầu tiên được xác lập bằng một văn bản pháp lý vào năm 2003 (Tuyên bố Balo II), điều đó có thể nói rằng sự ra đời của Cộng đồng kinh tế ASEAN chính là sự phát triển khách quan và là kết quả tất yếu của quá trình hợp tác lâu dài gần bốn thập kỷ qua của ASEAN. Ý thức về việc xác lập vai trò của ASEAN cũng như nhận thức được giá trị của những gì mà ASEAN đã làm được mà các quốc gia đã làm được nên các quốc gia thành viên đã rút ngắn cho sự ra đời của cộng đồng kinh tế ASEAN từ năm 2020 xuống năm 2015.

Chính vì thế, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đã chính thức được thành lập vào ngày 31/12/2015 ngay sau khi bản tun bố thành lập chính thức có hiệu lực.

Tuyên bố hòa hợp ASEAN nhấn mạnh: “Cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập là để thực hiện mục tiêu cuối cùng của hội nhập kinh tế trong Tầm nhìn ASEAN 2020, nhằm hình thành một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hàng hóa, dịch vụ, đầu tư sẽ được lưu chuyển tự do và vốn cũng được lưu chuyển tự do hơn, kinh tế phát triển đồng đều, đói nghèo và chênh lệch kinh tế-xã hội được giảm bớt vào năm 2020. Chương trình hoạt động Vientiane đã xác định rõ hơn mục đích của AEC là: tăng cường năng lực cạnh

tranh thông qua hội nhập nhanh hơn, nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của ASEAN.

2.1.1.2. Sự thay đổi của tình hình thế giới và khu vực đầu thế kỷ 21

Như đã biết , khu vực Đơng Nam Á là một khu vực có địa chính trị cực kỳ quan trọng trong thế giới hiện đại, do đó khu vực này luôn được các nước lớn quan tâm và gây sức ảnh hưởng. Đây cũng là lý do thúc đẩy các nước Đơng Nam Á hình thành nên cộng đồng ASEAN. Tuy nhiên, từ khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, cục diện thế giới có nhiều thay đổi, có ảnh hưởng nhất định đến tình hình chính trị-an ninh, kinh tế, văn hóa-xã hội tại khu vực này.

Sức ép cạnh tranh từ nền kinh tế Trung Quốc: Là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới hiện nay, với lợi thế là một thị trường rộng lớn, tương đối thống nhất và thơng thống, lại có những lợi thế so sánh tương tự ASEAN nên Trung Quốc đang là nền kinh tế cạnh tranh “mang tính sống cịn” với ASEAN vốn vẫn đang là nơi bị chia cắt bởi các rao cản thương mại đối với hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và người lao động giữa các nước thành viên. Thành lập AEC sẽ giúp ASEAN trở thành một thực thể thống nhất, có khả năng bổ sung lẫn nhau, khắc phục điểm yếu của từng nước riêng lẻ trong cạnh tranh với kinh tế Trung Quốc.

Tác động từ chiến lược kinh tế của các nước lớn: Ngay từ khi mới ra đời, ASEAN luôn là đối tượng lôi kéo và gây ảnh hưởng về kinh tế và chính trị từ các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản,… Các nước này đều coi ASEAN là một đối tác chiến lược và tích cực lơi kéo ASEAN về phía mình hoặc ít nhất cũng khơng muốn ASEAN liên minh với nước khác làm giảm ảnh hưởng của mình trong khu

vực. Do đó, thành lập AEC trong bối cảnh này là con đường tốt nhất để thực thi chính sách trung lập, đứng giữa và cân bằng quyền lực giữa các nước lớn.

Khủng hoảng kinh tế: Trong hai thập kỷ vừa qua, tình hình kinh tế thế giới đã thay đổi nhanh chóng và sâu sắc do những bất ổn về chính trị, khủng hoảng kinh tế diễn ra ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Đáng chú ý là khủng hoảng tài chính châu Á từ năm 1997-1998, khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới năm 2008 và khủng hoảng nợ cơng ở Châu Âu từ cuối năm 2009 đến nay. Rõ ràng là những cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính trên đã gây ảnh hưởng rất lớn đến ý thức phát triển kinh tế bền vững của các quốc gia thành viên ASEAN ở chỗ, phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia thành viên ASEAN và việc thành lập AEC là một việc hết sức quan trọng đối với từng thành viên và đối với cả tập thể.

2.1.1.3. Nhu cầu xây dựng AEC của ASEAN

Cộng đồng kinh tế ASEAN tên đầy đủ trong tiếng Anh là “ASEAN Economic Community” viết tắt là AEC. Cộng đồng Kinh tế ASEAN là một trong 3 trụ cột của ASEAN bao gồm: Cộng đồng Chính trị-An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa – Xã hội. Cộng đồng kinh tế ASEAN là sự kết hợp của 10 nước thành viên ASEAN: Brunei, Cambodia, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Lào và Việt Nam để đáp ứng những lợi ích chung về mặt kinh tế cho các nước tham gia. Giống như liên minh châu Âu (EU), ASEAN là nơi tập trung sức mạnh của các nước thành viên, tạo là lợi thế khi đàm phán với các đối tác thương mại, đồng thời thúc đẩy hoạt động xuất-nhập khẩu của ASEAN được tự do và thuận lợi hơn, một số loại hàng hóa sẽ được các nước trong khối miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu. Các kế hoạch này đã được thực hiện chính thức sau khi cộng đồng kinh tế ASEAN chính thức được thành lập vào ngày 31/12/2015.

Cộng đồng kinh tế ASEAN là kết quả cuối cùng trong quá trình hối nhập kinh tế theo tầm nhìn và chính sách của ASEAN vào năm 2020. Cộng đồng kịnh tế sẽ giúp cải cách khu vực Đông Nam Á trở thành khu vực ổn định, giàu có và có khả năng cạnh tranh cao. Điều này dựa trên cơ sở phù hợp về lợi ích của các nước thành viên ASEAN, tạo ra sự kết hợp sâu sắc về mặt kinh tế thơng qua cách thực hiện và những quy trình mới có kèm theo những thời hạn được xác lập chính xác. Khi tham

gia vào Cộng đồng kinh tế ASEAN, các nước thành viên ASEAN phải thực hiện nghiêm túc nguyên tác mở cửa với bên ngoài và những nguyên tắc kinh tế thị trường, hiệp định thương mại nhiều bên, đồng thời phải giữ vững những nguyên tác được quy định trong hiến chương ASEAN để có kết quả cao nhất. Cộng đồng kinh tế ASEAN đã và đang giúp cho khu vực ASEAN trở thành một thị trường, một cơ sở sản xuất duy nhất, đem lại thuận lợi trong lợi thế cạnh tranh của ASEAN. AEC sẽ thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực trong những ngành ưu tiên, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, lao động lành nghề và tăng cường vai trò của các thể chế. ASEAN sẽ được tổ chức thực hiện bởi những khuyến nghị của nhóm Đặc trách cấp cao (HLTF) trong việc liên kết Cộng đồng kinh tế ASEAN đã có trong bản Tuyên bố ở Bali.

Đồng thời, Cộng đồng Kinh tế ASEAN phải giải quyết được những khác biệt về sự phát triển của các nước thành viên, ưu tiên thúc đẩy sự liên kết của các nước như Lào, Cambodia Myanmar và Việt Nam( LCMV). Sự liên kết tập trung vào sự phát triển con người (khuyến khích phát triển tiềm năng), tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thảo luận về kinh tế vĩ mơ và chính sách tiền tệ, các biện pháp thanh toán thương mại, nâng cao cơ sở cơ cấu, liên kết truyền thông, sự phát triển quản lý trên mặt công nghệ qua hệ thống điện tử (eASEAN), liên kết về cơng nghệ trên tồn khu vực và thúc đẩy bộ phận cá nhân tham gia vào Cộng đồng kinh tế ASEAN.

Dựa vào những cơ sở trên, các nước ASEAN cần thực hiện chính sách tăng cường hợp tác với bên ngồi. Cộng đồng kinh tế ASEAN đặt mục tiêu: Xây dựng thị trường và cơ sở sản xuất duy nhất, là khu vực có trình độ cạnh tranh cao về mặt kinh tế, phát triển kinh tế toàn khu vực, tạo cho khu vực có sự liên kết với kinh tế thế giới.

Để tạo thuận lợi cho Cộng đồng ASEAN cũng như để xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN trở thành hiện thực và hoàn thành trong tất cả các mục tiêu đã đặt ra, ASEAN đang nỗ lực thực hiện các quy định đã thỏa thuận với nhau trong thời gian qua như: Quy định về thuế, AFTA, CETP, IAI,… để triển khai trong từng bước cho phù hợp, bắt kịp với sự biến đổi của thế giới.

Hiệp định tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN đã được thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ IV (Singapore, tháng 1 năm 1992) đây là một mục tiêu

quan trọng giúp cho ASEAN nhất trí xây dựng khu vực Mậu dịch tự do ASEAN và rút ngắn thời gian từ 15 năm xuống cịn 10 năm. Mục đích là để khuyến khích đầu tư trực tiếp từ nước ngồi và giữa các nước thành viên ASEAN ngày càng tăng lên, đồng thời khu vực Mậu dịch tự do ASEAN cũng đã chú ý vào việc thúc đẩy hợp tác phát triển giữa các nước thành viên ASEAN mới như CLMV, cũng như là khuyến nghị ASEAN trở thành cơ sở sản xuất có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới. Thơng qua khu vực Mậu dịch tự do ASEAN, ASEAN đã đạt được mục tiêu quan trọng về việc cắt giảm thuế quan, xóa bỏ hàng rào phi thuế quan đối với đa phần các nhóm hàng và hài hịa hơn thủ tục hải quan giữa các nước. Về thuế, liên tục tổ chức hệ thống kiểm tra một cửa, bổ sung quy tắc xuất xứ hàng hóa (ROO) theo tỷ lệ thuế trả góp (CEPT). Tất cả các nước thành viên phải cùng nhau thực hiện quy tắc này vì nó là một hệ thống quan trọng trong việc xây dựng Mậu dịch tự do ASEAN. Tham gia AFTA sẽ có một tác động trực tiếp nhất tới yếu tố giá của hàng hóa, bởi vì việc cắt giảm thuế, đơn giản hóa thủ tục bn bán, thủ tục hải quan thì giá của hàng hóa sẽ giảm. Các yếu tố như chất lượng, mẫu mã cũng sẽ thay đổi do sức ép cạnh tranh trong nội bộ AFTA. Đặc biệt, tác động của khu vực mậu dịch tự do sẽ rõ ràng nhất trong điều kiện các nước thành viên có điều kiện phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế và buôn bán tương tự nhau như các nước ASEAN. Tính cạnh tranh sẽ rất mạnh khi sự hợp tác và chun mơn hóa cũng lớn. Đây cũng là những thách thức trong hợp tác thương mại của ASEAN. Để tạo bình đẳng, các nước ASEAN cần quyết định giá cả hàng hóa và những hệ thốn trả thuế để tạo thuận lợi cho việc báo cáo thuế đã được quy trịnh trong hiệp định CETP. Ngoài ra cũng tiếp tục củng cố những quy định NTMs và xóa bỏ những thách thức NTBs,…

Sáng kiến liên kết ASEAN IAI cũng là một trong những quy định quan trọng để thúc đẩy Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Kế hoạch IAI nhằm hỗ trợ 4 nước thành viên mới như CLMV hội nhập khu vực. Theo đó, những nước thành viên phát triển hơn có trách nhiệm giúp đỡ các nước thành viên mới vượt qua những thách thức và có thể rút ngắn sự chênh lệch phát triển giữa các nước thành viên ASEAN. Kế hoạch liên kết ASEAN IAI 1 (2002-2008) hiện nay đã thực hiện được 134 dự án/kế hoạch, thu hút đầu tư khoảng 191 tỷ đô la Mỹ từ ASEAN +6 và 20 tỷ đô la Mỹ từ

đối tác hợp tác, tổ chức và những đối tác khác. Ngoài ra, kế hoạch ASEAN IAI II (2009-2015) cũng đã đang đạt được những hiệu quả hết sức tích cực và hứa hẹn sẽ thu hút nguồn đầu tư khổng lồ vào các nước ASEAN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thách thức và cơ hội đối với nền kinh tế CHDCND lào khi cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đi vào hoạt động (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)