Khái quát về CHDCND Lào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thách thức và cơ hội đối với nền kinh tế CHDCND lào khi cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đi vào hoạt động (Trang 61 - 62)

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN

3.1. CHDCND Lào và vị trí trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN

3.1.1. Khái quát về CHDCND Lào

Về vị trí địa lý, diện tích lãnh thổ Lào là 236.800 km2.,Lào là một quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không giáp với biển (đây là một bất lợi đối với CHDCND Lào trong việc phát triển kinh tế và giao thương với nước ngoài). Lào giáp Trung Quốc ở phía bắc với đường biên giới dài 505 km; giáp Campuchia ở phía nam với đường biên giới dài 535 km; giáp với Việt Nam ở phía đơng với đường biên giới dài 2069 km, giáp với Myanma ở phía tây Bắc với đường biên giới dài 236 km; giáp với Thái Lan ở phía tây với đường biên giới dài 1835 km.

Về mặt dân cư, Lào là một quốc gia tương với dân số tương đối ít khoảng hơn 7 triệu người (năm 2015) trong đó 60% dân cư là dân tộc Lào theo nghĩa hẹp, nhóm cư dân thống lĩnh trong chính trị, văn hóa sinh sống ở các khu vực đất thấp

Về mặt kinh tế, Lào là nước nằm sâu trong lục địa, khơng có đường thơng ra biển và chủ yếu là đồi núi trong đó 47% diện tích là rừng. Có một số đồng bằng nhỏ ở vùng thung lũng sông Mê Kông hoặc các phụ lưu như đồng bằng Viêng Chăn, Champasack...45 % dân số sống ở vùng núi. Lào có 800.000 ha đất canh tác nơng nghiệp với 85% dân số sống bằng nghề nơng.

Lào có nguồn tài ngun phong phú về lâm nghiệp, nơng nghiệp, khống sản và thuỷ điện. Nhìn chung kinh tế Lào tuy phát triển song chưa có cơ sở bảo đảm ổn định.

Nền kinh tế trong những năm gần đây có nhiều tiến bộ. Các mục tiêu kinh tế- xã hội do các kỳ đại hội và các chương trình kế hoạch 5 năm được triển khai thực hiện có hiệu quả. Lào đang nắm bắt thời cơ, đang tạo nên những bước đột phá và đang có những tiền đề cho một thời kỳ tăng tốc.

Lào - một trong số ít các nước cộng sản cịn lại - đã bắt đầu dỡ bỏ việc kiểm soát tập trung hóa và tăng cường phát triển doanh nghiệp tư nhân vào năm 1986. Kết quả từ một xuất phát điểm thấp là rất ấn tượng. Tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 7% trong các năm 1988-2015 ngoại trừ một khoảng thời gian tụt xuống do cuộc khủng hoảng tài chính châu Á bắt đầu năm 1997.

Mặc dù tốc độ tăng trưởng cao nhưng Lào vẫn còn là một đất nước với cơ sở hạ tầng lạc hậu. Tại đây đã có tuyến đường sắt nối thủ đô Vientiane (Lào) đến tỉnh Nong Khai (Thái Lan), hệ thống đường bộ mặc dù đã được cải tạo nhưng vẫn đi lại khó khăn, hệ thống liên lạc viễn thơng trong nước và quốc tế cịn giới hạn, điện sinh hoạt chỉ mới có ở một số khu vực đô thị.

Sản phẩm nông nghiệp chiếm khoảng một nửa tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và sử dụng 80% lực lượng lao động. Năm 2015 sản xuất 4,2 triệu tấn lúa gạo. Nền kinh tế vẫn tiếp tục nhận được sự trợ giúp của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và các nguồn quốc tế khác cũng như từ đầu tư nước ngồi trong chế biến sản phẩm nơng nghiệp và khai khoáng. Sản xuất điện trong năm 2012-2013 là 10.570.000 MW. Dự án thủy điện Xayaboury được xây dựng. Khoảng 74,77% tổng số làng trong cả nước có điện (2014). Năm 2015 du khách nước ngoài đến Lào đạt 4,33 triệu lượt.

Theo báo cáo tại Đại hội X Đảng Nhân dân cách mạng Lào, năm 2015 Lào thu nhập bình quân đầu người tăng lên đến 1.970 USD, và đặt chỉ tiêu 3.190 USD vào năm 2020.

Tính đến năm 2016, GDP của Lào đạt 13.761 USD, đứng thứ 122 thế giới, đứng thứ 37 châu Á và đứng thứ 9 Đông Nam Á.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thách thức và cơ hội đối với nền kinh tế CHDCND lào khi cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đi vào hoạt động (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)