CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN
3.1. CHDCND Lào và vị trí trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN
3.1.3. Phân tích nền kinh tế Lào so với các quốc gia ASEAN theo mơ hình
3.1.3.1. Điểm mạnh
- Tốc độ tăng trưởng GDP nhanh: đạt 7.9% trong 5 năm kể từ năm 2011 đến năm 2016.
Được biết, trong 5 năm kể từ năm 2011-2016, bất chấp xu hướng đi xuống của nền kinh tế toàn cầu, kinh tế Lào vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 7.9% và số hộ nghèo cũng đã giảm đáng kể. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 102,320 tỷ Kip (tương đương 12.8 tỷ USD), thu nhập bình quân đầu người đạt 15.8 triệu kip (tương đương 1,970 USD). Tuy nhiên, xu hướng tăng trưởng này phần nhiều dựa vào đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực tài nguyên, một yếu tố được xem là khơng bền vững.
Dự đốn về xu hướng tăng trưởng trong 5 năm tới, Chính phủ Lào cho rằng nền kinh tế sẽ tiếp tục tăng trưởng 7.5% nhờ sự thúc đẩy của các dự án lớn được đầu tư tại Lào.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Lào trong những năm gần đây tăng mạnh. Các quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Lào là 3 nước láng giềng: Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam với tổng số vốn đầu tư chiếm 70% toàn FDI vào Lào. Trong năm 2016 số dự án đầu tư vào Lào là 650 dự án tổng giá trị lên đến gần 3 tỷ đô la Mỹ tăng lên 20% so với năm 2015.
- Cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải đang được cải thiện. Ngày 2 tháng 12 năm 2015 khởi công xây dựng đường sắt Trung Quốc - Lào trị giá 38,7 tỷ nhân dân tệ, tức khoảng hơn 6 tỷ USD dài 427 km, từ biên giới Trung Quốc ở Phongsaly (trước đó dự kiến Luangnamtha) đi Vientiane tới biên giới Lào - Thái Lan, kết nối với cầu đường sắt mới bắc qua sông Mê Công giữa Vientiane và tỉnh Nongkhai Thái Lan. Đường ray khổ tiêu chuẩn quốc tế có chiều rộng 1,43 m. Tuyến đường có 170 cây cầu với tổng chiều dài 69 km, và 72 đường hầm với tổng chiều dài 183 km. Các chuyến tàu chở khách sẽ được thiết kế cho tốc độ 160 km / h, trong khi tốc độ vận tải địa hình
bằng phẳng giữa Vangvieng và thủ đơ Vientiane sẽ là 200 km/h. Trung Quốc sẽ chịu trách nhiệm 70% của tổng vốn đầu tư, trong khi Lào sẽ chịu phần còn lại.
3.1.3.2. Điểm yếu
- Lực lượng Lao động tại Lào tương đối ít, tổng dân số tính đến năm 2015 chỉ là 7,1 triệu dân chưa bằng một phần mười so với dân số Việt Nam nên đầu tư nước ngoài vào Lào sẽ bị hạn chế vì khơng tận dụng được lợi thế về Lao động cũng như lợi thế về thị trường tiêu thụ tại Lào. Vì nguyên nhân này, đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam, Thái Lan và các nước khác tại Đông Nam Á nhiều hơn Lào.
- Về vị trí địa lý, Lào là quốc gia duy nhất tại Đơng Nam Á khơng tiếp giáp với biển. Điều đó gây trở ngại to lớn cho các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu tại Lào, chi phí vận chuyển sẽ tăng lên đáng kể và gây mất tính cạnh tranh của các doanh nghiệp tại đây.
3.1.3.3. Cơ hội
- Thị trường: Lào là một thành viên của Cộng đồng Kinh tế ASEAN sẽ có cơ hội rất to lớn như mở rộng thì trường tiêu thụ sản phẩm từ 7 triệu người tiêu dùng lên đến 600 triệu người tiêu dùng.
- Cơ sở sản xuất chung: Việc tự do lưu chuyển các yếu tố sản xuất giúp Lào thu hút nhiều hơn vốn đầu tư từ nước ngoài (đặc biệt là Việt Nam và Thái Lan là 2 quốc gia thành viên của Cộng đồng kinh tế ASEAN).
- Lao động: Lao động tại Lào sẽ có thêm nhiều cơ hội để học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm từ Lao động năng suất cao hơn của các nước thành viên trong khối ASEAN.
3.1.3.4. Thách thức
- Đối ngoại: AEC chưa thực sự trở thành một liên minh thuế quan hay thị trường chung. Lào cần có những chính sách phù hợp nhất để phát triển kinh tế của quốc gia hài hịa với các quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn như Trung Quốc, Hoa Kỳ và các quốc gia trong AEC. Chính vì thế, vẫn tồn tại sự phức tạp trong việc giải quyết các vấn đề liên quan tới luật pháp, thủ tục hành chính, các biện pháp kinh tế, …Đây cũng là thách thức đối với Lào trong mối quan hệ đối ngoại với các quốc gia
- Năng lực cạnh tranh: AEC đi vào hoạt động tạo ra thị trường sản xuất chung của các quốc gia thành viên, do đó đầu tư nước ngồi sẽ có xu hướng chảy vào các quốc gia có lợi thế hơn trong sản xuất và xuất khẩu như Singapore, Thái Lan, Indonesia và ít đầu tư hơn vào các quốc gia có ít lợi thế trong sản xuất và xuất khẩu như Myanmar, Lào.
- Năng suất Lao động: Năng suất Lao động tại Lào hiện tại đứng ở vị trí thứ 8 trên 10 quốc gia tại Đơng Nam Á, chỉ đứng trên Myanmar và Campuchia. Đây cũng là một thách thức to lớn cần có biện pháp giải quyết với Chính phủ Lào. Năng suất Lao động là yếu tố tác động trực tiếp đến hiệu quả trong sản xuất, phát triển kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài.