CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN
3.3. Phân tích thách thức của CHDCND Lào
Thách thức cho chính phủ Lào:
AEC chưa thực sự trở thành một liên minh thuế quan hay thị trường chung. Việc vận hành nền kinh tế khu vực vẫn phụ thuộc vào chính sách kinh tế của mỗi quốc gia. Chính vì thế, vẫn tồn tài sự phức tạp trong việc giải quyết các vấn đề liên quan tới luật pháp, thủ tục hành chính, các biện pháp kinh tế,…Đây cũng là thách thức đối với Lào trong mối quan hệ với ASEAN và các quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia, khu vực có ảnh hưởng khá lớn tới Lào như Trung Quốc, Hoa Kỳ.
Tuy mục tiêu của AEC là hướng tới một nền kinh tế khu vực phát triển cân bằng nhưng trình độ phát triển của các quốc gia trong khối hiện nay vẫn có sự chênh lệch khá lớn. Lào tham gia vào ASEAN rất tích cực nhưng mức độ chênh lệch trình độ phát triển cịn khá cao so với các quốc gia trong khối như Thái Lan, Singapore, Indonesia. Vì vậy, mức độ cạnh tranh đối với nước ta là khá lớn. Đòi hỏi Lào cần phải cố gắng nhiều hơn và thực hiện các biện pháp cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh với các nước trong khối.
những nơi có mơi trường kinh doanh tốt hơn, khả năng cạnh tranh thị trường cao hơn và đem lại nhiều lợi nhuận hơn. Chính vì thế, sau khi AEC chính thức được thành lập và đi vào hoạt động, các quốc gia có năng lực cạnh tranh cao hơn trong khối như Thái Lan, Singapore hay Indonesia sẽ có được lợi thế hơn so với các quốc gia có năng lực cạnh tranh thấp hơn như Campuchia, Lào, Việt Nam. Bởi trình độ phát triển chênh lệch nên để cải thiện được vấn đề này cần phải có một thời gian cùng với sự đổi mới vận động không ngừng của các nước.
Đây là một trong những thách thức lớn cho quá trình đổi mới cơ cấu tổ chức nền kinh tế và sự chuẩn bị thích ứng hội nhập cho mỗi quốc gia thành viên ASEAN. Về lao động: Một thách thức nữa cũng rất quan trọng đối với bản thân mỗi quốc gia đó là tình trạng chảy máu chất xám. Trong AEC, lao động có tay nghề được tự do lưu chuyển giữa các quốc gia, ở môi trường lao động tốt hơn sẽ thu hút được nguồn lao động chất lượng cao hơn. Ở các nước phát triển làm rất tốt công tác này. Đây là một thách thức to lớn đối với Lào trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, môi trường làm việc cùng với cải thiện cơ sở hạ tầng để nhằm tận dụng được lợi thế về lao động trong AEC.
Thách thức cho doanh nghiệp tại Lào:
AEC đã bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm 2016, một môi trường kinh doanh thơng thống và tự do về các yếu tố sản xuất của nền kinh tế được thành lập, đó là hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động. ASEAN tuy là một thị trường rộng lớn về người tiêu dùng với sự đa dạng về văn hóa, tơn giáo,…nhưng lại là khu vực có sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các quốc gia thành viên khá lớn. Cụ thể là giữa các nước ASEAN – 6 và ASEAN – 4. Đây là điều bất lợi về năng lực cạnh tranh đối với các quốc gia kém phát triển hơn trong đó có Lào và đã tạo cho các doanh nghiệp Lào thách thức rất lớn.
Thứ nhất, thách thức về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
Các doanh nghiệp Lào đã và đnag phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt về thị phần trên thị trường cả nội địa lẫn thị trường nội khối do sức ép từ các quốc gia
loại bỏ thuế và các hàng rào phi thuế quan. Tính từ năm 2015, các Hiệp định thương mại mà Lào cam kết nói chung và Hiệp định ATIGA nói riêng đã bắt đầu bước sang giai đoạn cắt giảm và xóa bỏ thuế quan sâu. Tới thời điểm năm 2018, khi 7% số dòng thuế trong ATIGA cắt giảm xuống 0% (trừ mặt hàng xăng dầu có lộ trình riêng), những ngành chịu tác động lớn nhất từ việc xóa bỏ thuế quan cao và sâu rộng bao gồm: ô tô, động cơ phụ tùng ô tô, xe máy, sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa, bánh kẹo, thức ăn gia súc, sản phẩm nhựa, phôi thép, lốp ô tơ, máy điều hịa, máy làm lạnh, vô tuyến, tàu thuyền.
Các ngành công nghiệp tại Lào hiện là các ngành chịu ảnh hưởng cạnh tranh mạnh mẽ. Đặc biệt là ngành sản xuất ơ tơ, chính phủ Lào đã duy trì mức bảo hộ cao trong nhiều năm qua với chiến lược xây dựng một ngành công nghiệp ơ tơ trong nước có đủ sức cạnh tranh với khu vực. Thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc tại Lào được duy trì ở mức rất cao từ 100 – 150% gần bằng với thuế nhập khẩu ô tô tại Việt Nam và cao hơn rất nhiều quốc gia khác trong khu vực trong vòng 2 thập kỷ qua để bảo vệ ngành công nghiệp ô tô trong nước. Thực hiện cam kết ATIGA thuế nhập khẩu ôtô đã bắt đầu cắt giảm từ năm 2012, cắt giảm xuống 70% vào năm 2012, 50% vào năm 2014 và sẽ cắt giảm hồn tồn xuống 0% vào năm 2018. Điều đó có nghĩa là ngành cơng nghiệp ơ tơ Lào cịn rất ít thời gian để nâng cao năng lực cạnh tranh trước sức ép hiện hữu của các dòng xe nhập khẩu từ ASEAN khi thuế suất nhập khẩu ô tô nguyên chiếc xuống 0%. Đây là một mối lo thực sự đối với dòng xe lắp ráp trong nước. Ngành cơng nghiệp Lào đã hình thành được hơn 20 năm nhưng đến nay vẫn chưa thu được thành tựu gì đáng kể. Trong các hoạt động phân phối bán lẻ, từ những năm gần đây, sau khi triển khai thực hiện nội dung kế hoạch AEC, hàng hóa của các quốc gia vào Lào đặc biệt tăng mạnh, đặc biệt là các mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm của các quốc gia như Thái Lan, Việt Nam, Singapore và các quốc gia liên kết ngoại khối như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,…Ở Lào hiện nay, các doanh nghiệp còn khá yếu về mặt vốn và thương hiệu và đi theo sau đó là chất lượng và số lượng hàng hóa cũng suy giảm, hay nói cách khác là nội tại các doanh nghiệp cịn thiếu các chiến lược mang tầm nhìn khu vực. Các doanh nghiệp bán lẻ tại Lịa khơng thể so sánh về tiềm lực vốn với các tập đoàn bán lẻ lớn như C9,
Seven Eleven, Metro, Lotte, ... Nhờ nguồn vốn dồi dào, các tập đồn nước ngồi có khả năng xoay vịng nhanh, thậm chí chấp nhận thua lỗ ban đầu để chiếm lĩnh thị trường lâu dài.
Để tồn tại được trong thị trường này thì các doanh nghiệp Lào cần phải có đủ năng lực về khả năng cạnh tranh như: vốn, chất lượng và số lượng hàng hóa, thương hiệu, khả năng thích nghi và nghiên cứu thị trường mạnh, thực hiện công tác tổ chức và quản lý chuyên nghiệp,….
Có thể nói, sức ép từ hàng hóa nhập khẩu vào Lào là mối lo đáng quan ngại nhất đối với doanh nghiệp Lào hiện nay.
Thứ hai, vấn đề cạnh tranh trong thu hút đầu tư nước ngoài
Việc AEC thành lập thu hút được sự chú ý của đơng đảo thế giới. Điều đó thể hiện sự quan tâm sâu sắc của thế giới cũng như của các đối tác như: EU, Hoa Kỳ, các quốc gia Châu Á,…Trước đây, các quốc gia thu hút đầu tư thơng qua các chính sách bảo hộ cũng như chính sách thu hút đầu tư riêng, đặc biệt là các chính sách về thuế. Nhưng khi AEC thành lập và đi vào hoạt động, các rào cản thuế, hạn ngạch được loại bỏ hoàn toàn. Khả năng thu hút đầu tư nước ngồi khơng cịn phụ thuộc vào các chính sách bảo hộ của mỗi quốc gia nữa mà phụ thuộc vào năng lực thị trường và khả năng cạnh tranh phát triển của mỗi quốc gia. Như vậy, Lào đã và đang mất đi lợi thế thu hút đầu tư bằng các chính sách bảo hộ. Hướng đầu tư nước ngồi sẽ chuyển hướng sang đầu tư tại các thị trường tiềm năng phát triển hơn, năng lực cạnh tranh thu hút đầu tư cao hơn như Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Việt Nam.
Thứ ba, thị trường lao động bị cạnh tranh
Điều ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường lao động là môi trường kiinh doanh và làm việc tại các doanh nghiệp. So với các nước phát triển hơn trong khối thì các doanh nghiệp tại Lào vẫn cịn kém về khâu này. Hay nói cách khác là khả năng cạnh tranh về thị trường lao động tại Lào còn khá yếu.
Khi AEC được thành lập, Hiệp định về tự do di chuyển thể nhân sẽ có hiệu lực, giúp cho việc đi lại và lưu trú thuận lợi hơn giữa các quốc gia thành viên. Theo
năng và khả năng về ngoại ngữ, tiêu biểu là khả năng tiếng anh giao tiếp.
Thực trạng tồn tại trong các doanh nghiệp nước ta đó là đội ngũ cán bộ có chất lượng chuyên môn cao chưa cao. Đây là một điểm yếu của hầu hết doanh nghiệp tại Lào: cán bộ quản lý thiếu kiến thức quản trị và kỹ năng, kinh nghiệm quản lý, chưa được đào tạo một cách bài bản về kiến thức kinh doanh, quản trị kinh doanh trong một điều kiện hội nhập quốc tế. Cùng với đó là chất lượng nguồn lao động có tay nghề chưa cao, lượng lao động lành nghề còn thấp. Hiện nay thị trường lao động trở nên tự do hơn và đây là điểm bất lợi rất lớn của các doanh nghiệp nói riêng và của cả nền kinh tế nước Lào nói chung.