Một số lý thuyết về hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thách thức và cơ hội đối với nền kinh tế CHDCND lào khi cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đi vào hoạt động (Trang 32 - 38)

Thời gian gần đây, có 4 cách tiếp cận khác nhau đối với vấn đề phúc lợi của hội nhập vùng và ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế toàn cầu. Một trường phái Bhagwati và Panagariya (1996), Bhagwati và Krueger (1995), Srinivasan (1998) cho rằng hội nhập vùng là một ý tưởng tồi, làm giảm phúc lợi của các nước thành

những người khác như Ethier (1998) lại lập luận rằng hội nhập vùng hỗ trợ hội nhập đa phương và là bằng chứng cho thấy các nước nhỏ muốn tham gia vào hệ thống thương mại đa phương hiện đang bị thống trị bởi các nước đã phát triển. Xét trên khía cạnh khoảng cách, Krugman (1993) cho rằng có khả năng có các khối thương mại tự nhiên giữa các nước láng giềng mà trong đó chi phí vận chuyển thấp sẽ tạo ra các lợi ích nếu các nước này thành lập khối thương mại vùng. Thêm vào đó còn có một quan điểm cho rằng các nước tìm cách tham gia vào các hiệp định thương mại vùng vì sợ bị loại trừ, hay còn gọi là lý thuyết domino về hội nhập vùng của Balwin và Venables (1995).

Các phân tích lý thuyết về ảnh hưởng phúc lợi tiềm năng của tự do hoá thương mại phần lớn dựa trên các mô hình tân cổ điển chịu ảnh hưởng của Ricardo trong việc nhấn mạnh tới lợi thế so sánh tương đối và tác dụng của thương mại quốc tế giữa các nước. Theo như khung lý thuyết của Heckscher-Ohlin-Samuelson, tự do hoá toàn cầu sẽ giúp cho các nước đạt được cấu trúc sản xuất, thương mại và phân công lao động theo đúng lợi thế so sánh tương đối của họ, và điều này giúp tăng hiệu quả của việc phân bổ nguồn lực và tăng phúc lợi toàn cầu. Vì thế, việc thành lập các khối kinh tế vùng (RTA) chỉ là lựa chọn thứ hai so với tự do hoá thương mại toàn cầu.

Lý thuyết của Viner (1950) và Meade (1955) là cơ sở cho các lý luận về việc thiết lập các khối kinh tế vào những năm 1950-1960. Lý thuyết này tập trung vào các khái niệm tĩnh như “tạo ra thương mại” và “chệch hướng thương mại”. Sự “tạo ra thương mại” xảy ra khi một nước thành viên của khối kinh tế vùng tăng nhập khẩu hàng hoá từ các nước thành viên khác trong khối có chi phí sản xuất thấp hơn so với các nước ngoài khối, và giảm sản xuất các mặt hàng có thể nhập khẩu đó ở trong nước. Người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi do giá hàng nhập khẩu thấp hơn so với hàng trong nước. Việc hạ giá sẽ giúp tăng thu nhập thực tế, tăng nhu cầu tiêu dùng và điều đó sẽ giúp tăng nhập khẩu và thương mại cho cả các nước trong và ngoài khối kinh tế vùng.

Sự “chệch hướng thương mại” xảy ra khi thương mại giữa các nước thành viên trong khối tăng lên do thuế quan ưu đãi và thay thế cho các hàng nhập khẩu

ngoài khối có giá thành rẻ hơn. “Chệch hướng thương mại” không chỉ gây tổn thất cho các nước trong khối do phải trả giá hàng nhập khẩu cao hơn mà còn gây tổn thất cho các nước ngoài khối do không xuất khẩu được hàng hoá hoặc bị bắt buộc phải giảm giá xuất khẩu của họ để cạnh tranh.

Bhagwati và Panagariya (1996) và Panagariya (1998, 1996) lập luận rằng RTA dường như sẽ làm giảm phúc lợi của các nước thành viên và cản trở tự do hoá thương mại đa phương. Do RTA tạo ra các ưu đãi đặc biệt cho các nước thành viên nên nó sẽ chuyển hướng thương mại từ các nước ngoài khối có chi phí cung cấp thấp nhất. Việc chuyển hướng thương mại này dường như sẽ lấn át việc tạo ra thương mại, vì thế RTA sẽ làm giảm phúc lợi của các nước thành viên. Để chứng minh điều này họ sử dụng mô hình Viner về khối kinh tế trong đó 2 nước loại bỏ các hàng rào thương mại song phương. Nếu các nước còn lại là nhà cung cấp có chi phí rẻ nhất và có chi phí không đổi, RTA với các nhà cung cấp có chí phí tăng sẽ chỉ có thể làm chệch hướng thương mại. Nước thực hiện tự do hoá sẽ bị thiệt do họ đã bỏ đi khoản thuế thu được từ hàng nhập khẩu của đối tác mới trong khi không đạt được giá nội địa thấp hơn đối với các hàng nhập khẩu bởi phần còn lại của thế giới mới là người đặt giá. Trong khung phân tích này, nếu đối tác thương mại chiếm tỷ lệ càng lớn trong hàng nhập khẩu thì sự mất mát doanh thu thuế càng lớn khi RTA được thành lập. Tương tự, đối với đối tác thương mại mà có mức thuế ban đầu cao thì họ cũng bị thiệt từ việc thiết lập RTA bởi vì doanh thu thuế bị phân phối lại cho người khác sẽ nhiều hơn.

De Melo và các cộng sự (1993) đưa ra một quan điểm cân bằng hơn về ảnh hưởng phúc lợi của RTA trong một khung phân tích có tính tới cả sự ‘tạo ra thương mại’ và “chệch hướng thương mại”. Trong trường hợp này các nước hạ thấp hàng rào thương mại đối với các đối tác trong khối sẽ có mức giá mới trong nước thấp hơn so với mức giá gồm cả thuế của các nhà cung cấp có chi phí ổn định (phần còn lại của thế giới), nhưng cao hơn so với trường hợp thương mại tự do. Tác động phúc lợi cho các nước giảm thuế nhập khẩu không rõ ràng: họ bị thiệt do chuyển hướng nhập khẩu ra khỏi các nhà cung cấp có chi phí thấp nhất, nhưng họ lại được lợi từ

một khu vực nào càng cao thì lợi ích của RTA càng cao và chi phí của RTA càng thấp; (2) thuế suất cho các nước ngoài khối sau khi RTA được thiết lập càng thấp thì khả năng giảm nhập khẩu các hàng có giá rẻ hơn của các nước ngoàI càng thấp; (3) mức độ bổ sung của nhu cầu nhập khẩu giữa các nước thành viên trong khối càng lớn thì việc thiết lập RTA mang lại lợi ích càng lớn, có nghĩa là lợi ích của RTA giữa các nước đang phát triển và đã phát triển (với cấu trúc nguồn lực khác nhau) sẽ rất lớn.

De Rosa (1998) đưa ra mô hình của Meade trong đó giá tương đối ở thị trường thế giới và nội địa đều có thể được điều chỉnh trong khung cân bằng tổng thể. Một kết quả của mô hình này là nếu một nước tham gia vào RTA tăng lượng nhập khẩu từ tất cả các nguồn khác nhau thì phúc lợi của nước đó sẽ tăng lên. Để đảm bảo rằng không có “chệch hướng thương mại”, De Rosa gợi ý rằng các nước thành viên trong khối nên cùng nhau giảm hàng rào thương mại đối với các nước ngoài khối. Có nghĩa là việc thiết lập RTA trong khung cảnh tự do hoá thương mại đa phương tăng lên có thể đem lại các ảnh hưởng về mặt phúc lợi khác với việc thiết lập RTA trong bối cảnh bảo hộ tăng lên.

Một nhược điểm cơ bản của các lý thuyết thương mại cổ điển và tân cổ điển là nó chỉ có thể chỉ ra chiều hướng của ảnh hưởng tuy nhiên lại không thể chỉ ra mức độ của các ảnh hưởng đó. Chính điều này thúc đẩy việc sinh ra các lý thuyết thương mại mới (new trade theory). Các lý thuyết thương mại mới không chỉ xem xét cấu trúc thị trường theo kiẻu tân cổ điển mà còn tính tới các đặc điểm khác như tính kinh tế theo quy mô, cạnh tranh không hoàn hảo, chuyển giao công nghệ, ngoại ứng thương mại và các ảnh hưởng động khác như quan hệ giữa tự do hoá thương mại, tăng trưởng năng suất tổng hợp của các đầu vào và tích tụ vốn. Các nghiên cứu thực chứng về RTA tính tới các yếu tố mới trong lý thuyết thương mại mới đều tìm ra rằng sự “tạo ra thương mại” lấn át mạnh mẽ sự “chệch hướng thương mại”, và dường như không có một sự “chệch hướng thương mại” nào cả vì sự tăng trưởng của các thành viên trong khối giúp mở rộng thương mại kể cả giữa các nước trong khối và giữa các nước trong khối với phần còn lại của thế giới.

Một trong các hiện tượng điển hình cho việc thành lập RTA là sự tăng lên mạnh mẽ của thương mại trong cùng ngành, đặc biệt là các hàng hoá trung gian. Đây chính là yếu tố chính để “tạo ra thương mại”. Nguyên nhân tiềm ẩn không thể giải thích bằng khung lý thuyết của Ricardo theo đó thương mại chủ yếu diễn ra giữa các nước có cấu trúc nguồn lực khác nhau. Chúng ta có thể phỏng đoán rằng sự tăng lên của thương mại trong từng ngành là do RTA đưa ra các thị trường mở rộng ổn định và cho phép các hãng đạt được tính kinh tế thông qua chuyên môn hoá tốt hơn – quan điểm lý thuyết đưa ra bởi Adam Smith.

Khi các nước tăng cường thương mại do có các cấu trúc nguồn lực khác nhau theo kiểu Ricardo và lập ra các RTA tạo điều kiện có các thị trường ổn định và liên kết, thì nó cũng tạo ra các kích thích cho những người sản xuất tận dụng các lợi ích theo kiểu của Smith.

Ngoài ra, trong các mô hình tân cổ điển thì người ta cho rằng sẽ có nhiều thương mại giữa các nước có cấu trúc đầu vào khác nhau, nhưng thực tế trên đây lại cho thấy phần lớn sự “tạo ra thương mại” lại xuất hiện đối với các nước có điều kiện giống nhau. Vì thế chúng ta thấy rằng, sự khác biệt về các yếu tố sản xuất không phải là nhân tố chủ yếu cho tăng trưởng thương mại khi thiết lập các hiệp định thương mại vùng mà việc vận dụng các thể chế kinh tế quốc tế phù hợp mới là chìa khóa thành công cho các hiệp định thương mại giữa các quốc gia.

TIÊU KẾT CHƯƠNG 1

Hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình phát triển tất yếu, do bản chất xã hội của lao động và quan hệ giữa các quốc gia. Sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường cũng là động lực hàng đầu thúc đẩy quá trình hội nhập. Hội nhập diễn ra dưới nhiều hình thức, cấp độ và trên nhiều lĩnh vực khác nhau, theo tiến trình từ thấp đến cao. Hội nhập đã trở thành một xu thế lớn của thế giới hiện đại, tác động mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế và đời sống của từng quốc gia. Ngày nay, hội nhập quốc tế là lựa chọn chính sách của hầu hết các quốc gia để phát triển.

Những năm gần đây, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành ngôn từ khá thân quen với hầu hết học sinh, sinh viên và nhân dân tại Việt Nam cũng như Lào. Trong công sở, nhà trường, trong các công trình nghiên cứu, bài báo, tạp trí,... người ta đều sử dụng nó một cách rất thông dụng. Tuy vậy, nhưng không phải ai cũng thực sự hiểu khái niệm này; đặc biệt, hiểu nó một cách đầy đủ và ngọn nghành thì càng ít hơn.

Để làm rõ những vấn đề được nêu ra ở trên, trong chương 1 của luận văn tác giả đã đề cập một số khía cạnh về lý luận và thực tiễn của khái niệm hội nhập quốc tế, tập trung vào vấn đề định nghĩa và xác định bản chất, nội hàm, các hình thức và tính chất của hội nhập quốc tế; phân tích tính tất yếu và hệ lụy của hội nhập quốc tế như là một xu thế lớn của thế giới hiện đại và là chìa khóa dẫn đến sự phát triển của các quốc gia.

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thách thức và cơ hội đối với nền kinh tế CHDCND lào khi cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đi vào hoạt động (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)