Phân tích cơ hội của CHDCND Lào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thách thức và cơ hội đối với nền kinh tế CHDCND lào khi cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đi vào hoạt động (Trang 67 - 75)

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN

3.2. Phân tích cơ hội của CHDCND Lào

Về thị trường:

AEC được trông đợi sẽ trở thành một thị trường lớn với khoảng 600 triệu người tiêu dùng và GDP đạt tới khoảng 2,3 tỷ đô la Mĩ. Ban thư ký Hiệp hội ASEAN cho biết Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khối vẫn mạnh mẽ với mức tăng trưởng 5,7% và đạt tổng giá trị 2.310 tỷ USD năm 2014, nhờ sự hỗ trợ chủ yếu của khu vực dịch vụ. Theo số liệu thống kê mới nhất, việc ASEAN tiếp tục duy trì đà tăng trưởng nhanh đã được thể hiện qua mức tăng thu nhập bình quân đầu người trong khối, từ 3.591 USD năm 2013 lên 3.751 USD năm 2014.

Với khoảng 600 triệu dân với lợi thế người tiêu dùng khu vực khơng q khó tính hay khắt khe về chất lượng hàng hóa cùng với đó là sự đa dạng về văn hóa và tơn giáo thì AEC là một thị trường kinh doanh rất tiềm năng đối với nhu cầu phát triển của mỗi doanh nghiệp.

Theo số liệu thống kê Lào, trong năm 2016, ASEAN tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Lào, sau Mỹ và Liên hiệp châu Âu (EU). Với sự tương đồng nhất định về thói quen sử dụng hàng hóa, các sản phẩm Lào xuất khẩu sang khu vực ASEAN như gạo, các sẩn phẩm cây cơng nghiệp, khống sản, ngun vật liệu, các sản phẩm từ gỗ… được ưa chuộng. Năm thị trường xuất khẩu lớn nhất của Lào tại khu vực ASEAN lần lượt là Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Singapore và Indonesia.

Bên cạnh đó, Lào có lợi thế về địa lý trong mối quan hệ với ASEAN, do vậy, cơ hội cho DN Lào xuất khẩu vào ASEAN đang lớn hơn bao giờ hết sau khi AEC được thành lập năm 2015.

Về mặt Kinh tế-Xã hội:

Viễn cảnh AEC đã và đang tạo ra một thị trường và cơ sở sản xuất chung, thống nhất với sự tự do lưu chuyển của các yếu tố kinh tế. ASEAN tiếp tục theo đuổi chính sách về một khu vực mở thông qua thiết lập quan hệ mậu dịch tự do với các nước ngoài khối như với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Ô-xtrây- li-a và Niu Di-lân,… đưa ASEAN trở thành khu vực giữ vị trí trung tâm. Có thể nói, ASEAN hợp sức tạo nên một môi trường kinh doanh thơng thống nhất, thuận lợi nhất về các yếu tố kinh tế: chu chuyển hàng hóa, thị trường vốn, đầu tư, lao động, dịch vụ, cơng nghệ,… Bên cạnh đó, khu vực ASEAN với khoảng 600 triệu dân đang là một thị trường khai thác tiềm năng đối với các quốc gia trong khu vực nói chung và đối với Lào nói riêng. Lào sẽ có cơ hội để thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, thị trường hàng hóa được mở rộng hơn nữa. Cùng với đó là các Hiệp định thỏa thuận ưu đãi theo mục tiêu của AEC (tiêu biểu nhất là hành động loại bỏ, giảm thuế quan, các rào cản phi thuế quan) sẽ là điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động kinh tế - xã hội của các quốc gia trong khối phát triển.

ASEAN mong muốn tạo dựng một khu vực kinh tế ổn định, phồn vinh, có sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, lao động có tay nghề và sự lưu chuyển tự do hơn đối với các nguồn vốn, kinh tế phát triển đồng đều, có tính cạnh tranh cao và hội nhập toàn diện vào nền kinh tế toàn cầu, thu hẹp sự chênh lệch về trình độ kinh tế, xã hội giữa các nước thành viên trong ASEAN. Như vậy, các nước thành viên nói chung, Lào nói riêng sẽ có cơ hội thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế nhanh hơn, tạo ra nhiều việc làm hơn, thu hút đầu tư nước ngoài một cách mạnh mẽ hơn, phân bổ nguồn lực tốt hơn, tăng cường năng lực sản xuất và cạnh tranh trên thị trường khu vực đối với các nước có năng lực cạnh tranh thấp hơn.

Với các nội dung về cam kết thuế và hàng hóa lưu thơng trong AEC đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại nước ta phát triển. Các rào cản thuế quan và phi thuế quan sẽ được loại bỏ theo lộ trình thực hiện nội dung của AEC và

theo đó, thị trường cho xuất khẩu hàng hóa của Lào ngày càng được mở rộng thêm. Tính tới nay, Lào đã giảm các mức thuế xuống còn 0 – 5% cho khoảng 98% dòng thuế trong biểu thuế. Lào cùng với Việt Nam, Campuchia, Myanmar là 4 quốc gia thuộc ASEAN – 4 sẽ được AEC linh hoạt về hạn thực hiện một số các cam kết trong nội dung thực hiện tới năm 2018.

Với việc Cộng đồng Kinh tế ASEAN chính thức được thành lập và đi vào hoạt động, nước CHDCND Lào có thể xây dựng một số cơ sở kỹ thuật quan trọng cùng với việc xây dựng bối cảnh hoạt động kinh tế của đơn vị kinh tế, làm cho quá trình sản xuất, dịch vụ của những đơn vị kinh tế được củng cố nhiều hơn cả về mặt quản lý Nhà nước và có sự phát triển theo định hướng chuyển dần sang công nghiệp hiện đại hóa. Đặc biệt là việc Lào xây dựng thành cơng thị trường chứng khốn Lào, một trong những cơ sở quan trọng để thu hút đầu tư cho các doanh nghiệp.

Ngoài ra, nhờ sự trợ giúp của các quốc gia trong khu vực, Lào đã hoàn thành xây dựng 5 đập thủy điện như: Đập Nammang 3, đập Namthern 2, đập Seset 2, đập Namleak và đập Namnguem 2. Tất cả 5 đập thủy điện trên có tổng cơng suất là 1919 MW và có thể cung cấp sản lượng điện tiêu thụ khoảng 8022 GWH/năm. Đến năm 2015, 75% số hộ gia đình trong nước đã được sử dụng điện máy. Đây là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy các ngành công nghiệp phát triển hơn tại Lào.

Cơ sở hạ tầng kinh tế cũng đã và đang được củng cố trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Giao thông vận tải, viễn thông, hệ thống thủy lợi, sân bay, tàu hỏa,… những lĩnh vực này đã trở thành tiềm năng hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp đối với việc sản xuất, vận tải, thương mại – đầu từ, du lịch và hoạt động sinh hoạt của người dân, trong đó bảo gồm cả những việc bảo vệ tổ quốc, bảo vệ an ninh.

Về du lịch, việc cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch nội khối và ngoại khối ghé thăm Lào-quốc gia với bề dày lịch sử cũng như cảnh quan thiên nhiên đẹp, hung vĩ. Nhờ việc cắt giảm các thủ tục giấy tờ, cở sở hạ tầng phát triển, giao lưu kinh tế xã hội nhiều mặt càng làm cho số lượng khách du lịch tại Lào tăng lên nhanh chóng. Trong vịng 5 năm trở lại đây số lượng khách du lịch vào nước CHDCND Lào là 8,79 triệu người, ước tính là 1,76 triệu người/năm tăng lên 44,5% so với thời kì trước đó và mang lại nguồn thu

nhập cho chính phủ Lào 238,04 triệu đô la Mỹ.

Tựu chung lại, việc Cộng đồng Kinh tế ASEAN được thành lập và đi vào hoạt động đã tạo ra những cơ hội về thương mại và kinh tế cho nước Lào như:

- Mở rộng thị trường với khoảng 8 triệu người trở thành hơn 600 triệu người và hơn 3360 triệu người xét trong các hiệp định chung giữa ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ và Newzealand.

- Thu hút được sự quan tâm từ các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, tạo điều kiện cho cầu trúc phát triển thương mại, thu hút thêm nhiều khách du lịch.

- Tăng cường vai trò, khả năng đảm phán với các nước khác trong phạm vi quốc tế.

- Tạo cơ hội cho CHDCND Lào củng cố thêm năng lực của lao động, học sinh, sinh viên để có thể tạo ra một nguồn nhân lực làm việc với hiệu quả và chất lượng cao hơn.

- Nhận được sự chuyển đổi với kha học và kỹ thuật hiện đại, giúp các doanh nghiệp phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ và bền vững hơn.

- Tạo điều kiện cho việc xây dựng các quy định, cơ chế tốt hơn dựa trên các yếu tố đã được quy định trong AEC.

- Củng cố và nâng cao chất lượng sản xuất và dịch vụ cho phù hợp và có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực và quốc tế.

- Người tiêu dùng Lào có thể lựa chọn những sản phẩm trong thị trường chung với sự đa dạng về chủng loại và mức giá phù hợp hơn.

Như vậy, Lào đang có lợi thế về thời gian để thực hiện các nội dung cam kết và tham gia vào thị trường một cách có hiệu quả nhất.

Về đầu tư nước ngồi

Lào với vị trí địa lý là cầu nối giữa các quốc gia (tiếp giáp với cả Thái Lan, Cam-pu-chia, Việt Nam và thị trường đặc biệt lớn là Trung Quốc) sẽ có cơ hội thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài hơn. Khi đã trở thành một thành viên của cộng đồng kinh tế, thị trường sân nhà của Lào đã khơng cịn là chỉ khoảng 8 triệu dân mà là thị trường của hơn 600 triệu dân ASEAN. Thị trường này lại được kết nối

của Lào đã được mở rộng hơn rất nhiều. Sự hoạt động của những bộ phận quản lý thương mại – đầu tư đã được củng cố và tổ chức thực hiện trong đường lối đúng đắn, có nhiều dự án đầu tư cả trong nước và ngoài nước được tổ chức thực hiện và phát triển hết sức tích cực. Những việc này đã giảm nhẹ những thách thức trong sự phát triển đơn vị kinh tế trong cấp đầu tiên cơ sở hạ tầng kinh tế trong nước cũng như các đơn vị kinh tế đã được củng cố và phát triển, việc giải quyết các vấn đề cũng đã đạt được các kết quả ngày càng cao như: Số lượng, giá trị thương mại – đầu tư trong nước đã tăng thêm với tốc độ nhanh hơn, nhà đầu tư trong các ngành khác cũng tăng thêm, tỷ lệ việc làm tăng thêm so với thời kỳ trước. Lý do nước CHDCND Lào đạt được kết quả đó bởi vì Đảng và Nhà nước đã chú ý giải quyết những vấn đề và vượt qua các thách thức đối với thương mại – đầu tư trong nước, bộ phận nhà kinh doanh và đơn vị sản xuất đều có sự cố gắng tích cực phát triển sau khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN được thành lập và đi vào hoạt động. Đồng thời, nước Lào dựa vào vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên đã dạng, nước CHDCND Lào có thể tận dụng lợi thế này để phát triển thu hút đầu tư trong một số lĩnh vực như: Phát triển, mở rộng dịch vụ du lịch, phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm cơng nghiệp nơng nghiệp, đẩy mạnh khai khống, phát triển các khu cơng nghiệp chế biến,… Ngồi ra, một trong những yếu tố quan trọng là năng lượng từ đập thủy điện, sau khi AEC được thành lập và đi vào hoạt động, Lào sẽ thu hút thêm được nhiều nguồn đầu tư nước ngoài hơn để đầu tư xây dựng các dự án cấp quốc gia về đập thủy điện, điều đó giúp Lào có đủ nguồn điện để phục vụ đời sống, sản xuất cũng như phục vụ phát triển công nghiệp tại Lào.

Hiện tại đầu tư quốc tế vào Lào nhiều nhất là ba nước láng giềng: Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan, số lượng các dự án đầu tư cũng không ngừng tăng lên hàng năm. Trong năm 2016 số dự án đầu tư vào Lào là 650 dự án tổng giá trị lên đến gần 3 tỷ đô la Mỹ tăng lên 20% so với năm 2015.

Các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Lào trước đây chủ yếu nhằm vào tài nguyên thiên nhiên, nhân cơng rẻ, chính trị ổn định, và thị trường chỉ 8 triệu dân của Lào do xuất khẩu ra nước ngoài gặp nhiều trở ngại như hàng rào thuế quan, những điều kiện kỹ thuật… Nhưng hiện nay, nhờ việc Cộng đồng Kinh tế ASEAN chính

thức được thành lập với việc xây dựng một thị trường chung với hơn 600 triệu dân và Lào là một quốc gia có rất nhiều tiềm năng như đã kể trên để đầu tư và phát triển các dự án nên vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi FDI vào Lào khơng ngừng tăng lên mạnh mẽ trong các năm gần đây. Lào hứa hẹn sẽ còn thu hút đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều trong các năm tiếp theo nhờ vào những lợi thế sẵn có và nhờ vào các chính sách đúng đắn của chính phủ.

Biểu đồ 3.3: Tổng quan FDI của Lào qua các năm.

Nguồn: FIA

Kể từ khi triển khai thực hiện các nội dung cam kết trong AEC, đặc biệt là từ năm 2011 – nay, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi vào Lào có xu hướng tăng lên đáng kể.

Hiện nay, hàng rào thuế quan giữa các nước ASEAN đã giảm xuống còn 0 – 5%. Do đó, khi đầu tư tại Lào, các nhà đầu tư nước ngồi sẽ có lợi thế thâm nhập được cả một thị trường 600 triệu dân. Đây chính là động lực để Lào thu hút tốt hơn vốn đầu tư khơng chỉ là từ các nước trong khối mà cịn là từ các quốc gia ngoại khối.

Về vấn đề lao động:

Sau khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN được thành lập và đi vào hoạt động, lao động tại Lào sẽ có cơ hội được giao lưu, học hỏi, tiếp thu kiến thức về công nghệ, phát triển kinh tế, công nghiệp của các nước trong khu vực và trên thế giới. Như đã thấy trong các năm trước đây, nước CHDCND Lào gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế do lao động tại Lào còn hạn chế về kiến thức, làm việc chưa có chất

lượng cao, năng lực cạnh tranh thấp, năng suất lao động ở mức gần cuối trong các quốc gia Đông Nam Á. Đây là một trở ngại rất lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội tại Lào. Nhưng kể từ khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN được thành lập, lao động tại Lào có nhiều cơ hội hơn để học hỏi từ những nước trong khu vực đặc biệt là từ Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc thơng qua các chính sách về trao đổi lao động giữa các quốc gia, tự do di chuyển lao động, các chương trình đào tạo nguồn nhân lực xuyên quốc gia,…

Chất lượng lao động ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia, hiện tại theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), năng lực cạnh tranh quốc gia của Lào chỉ đứng trên Campuchia và Myanmar trong khối các quốc gia ASEAN.

Biểu đồ 3.4: Năng lực cạnh tranh quốc gia của Lào so với các quốc gia khác trong khu vực ASEAN năm 2015

Nguồn: WEF

Qua biểu đồ có thể thấy, hiện tại năng lực cạnh tranh của Lào so với các quốc gia trong khối ASEAN còn ở mức thấp. Nhưng nhờ các chính sách về lao động và việc làm mà AEC đã ký kết, tất cả các bộ ban ngành tại Lào đã tham khảo chi tiết và tìm ra các phương pháp tốt nhất để cải thiện chất lượng lao động của quốc gia như: Củng cố luật lao động trở thành luật quản lý lao động trọng tâm vào việc bảo vệ quyền và lợi ích của lao động Lào, tổ chức các chương trình tập huấn về cơng nghệ, y tế, an toàn lao động đối với các ngành liên quan đến xây dựng tại Lào. Ngoài ra

chính phủ Lào cũng đã xây dựng rất nhiều trung tâm đào tạo việc làm chuyên đào tạo về kiến thức, công nghệ, chuyên môn cho lao động tại 9 tỉnh trên toàn đất nước. Đồng thời Đảng và nhà nước Lào cũng chú ý vào việc tổ chức thực hiện những quy định để đảm bảo lao động tại Lào đủ số lượng và năng lực để phục vụ các công ty, phục vụ thị trường lao động tại Lào. Tuy nhiên, để lao động tại Lào phát triển bền vững và nhanh chóng, các công việc này phải được thực hiện, củng cố liên tục cùng với việc xây dựng các trường nghề, trung tâm đào tạo nhân lực để phát triển thêm kỹ năng lao động, năng lực lao động tại quốc gia. Tính đến hết năm 2016, tồn nước Lào đã có 187 trung tâm phát triển kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ về lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thách thức và cơ hội đối với nền kinh tế CHDCND lào khi cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đi vào hoạt động (Trang 67 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)