Lịch sự hình thành và các cột mốc quan trọng của AEC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thách thức và cơ hội đối với nền kinh tế CHDCND lào khi cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đi vào hoạt động (Trang 44 - 45)

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN

2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Cộng đồng Kinh tế ASEAN

2.1.2. Lịch sự hình thành và các cột mốc quan trọng của AEC

2.1.2.1. Lịch sử hình thành AEC

- Năm 1992: Khái niệm hội nhập kinh tế ASEAN lần đầu tiên được đưa ra trong Hiệp định khung về Thúc đẩy hợp tác kinh tế ASEAN ký tại Singapore. Hiệp định này đã nhấn mạnh tầm quan trọng trong sự hợp tác giữa các quốc gia thông qua các lĩnh vực thương mại, công nghiệp, năng lượng, khống sản, tài chính ngân hàng, thực phẩm, nơng nghiệp, lâm nghiệp, trong lĩnh vực giao thông, truyền thông và các lĩnh vực kinh tế khác.

- Cũng trong năm 1992: Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) được ký kết. Thời điểm đó hiệp định về AFTA chỉ có sáu nước tham gia là Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan, theo hiệp định về Thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT), sáu quốc gia ASEAN sẽ xóa bỏ khoảng 98% số dịng thuế của mình với các quốc gia thành viên khác vào năm 2006, thời hạn giành cho bốn quốc gia gia nhập sau là năm 2013. Các sản phẩm được xem xét giảm thuế quan được nêu trong bốn danh mục đó là:

- Danh mục các sản phẩm giảm thuế ngay,

- Danh mục các sản phẩm tạm thời chưa giảm thuế,

- Danh mục các sản phẩm nông sản chưa chế biến nhạy cảm, - Danh mục các sản phẩm loại trừ hoàn toàn.

- Ngày 15/12/1995: Hiệp định khung về Dịch vụ ASEAN (AFAS) được ký kết. Hiệp định AFAS với các nội dung tương tự Hiệp định Chung về Thương mại Dịch vụ của WTO làm tiền đề cho các vòng đàm phán từng bước tự do hóa thương mại dịch vụ giữa các nước ASEAN.

- Ngày 07/10/1998: Hiệp định khung về đầu tư ASEAN được ký kết, sau đó được thay thế bởi hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN 2012.

- Năm 2003: Tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN 9, các nhà lãnh đạo ASEAN lần đầu tiên tuyên bố mục tiêu hình thành một Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Mục tiêu này cũng phù hợp với tầm nhìn ASEAN 2020 đã được thơng qua vào năm 1997 với mục tiêu phát triển ASEAN thành một Cộng đồng ASEAN.

- Năm 2006: Tại cuộc họp các bộ trưởng kinh tế lần thứ 38, kế hoạch tổng thể xây dựng AEC (AEC BluepriNT) đã được đưa ra với các mục tiêu và lộ trình cụ thể cho việc thực hiện AEC.

- Năm 2007: Tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 12, các nhà lãnh đạo ASEAN đã đồng ý đẩy nhanh việc hình thành AEC vào năm 2015 thay vì năm 2020 như kế hoạch đặt ra ban đầu.

- Ngày 22/11/2015: Tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 27, các nhà lãnh đạo ASEAN đã ký tuyên bố Kuala Lumpur về việc thành lập AEC.

- Ngày 31/12/2015: Bản tuyên bố thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN chính thức có hiệu lực đánh dấu sự thành lập của AEC – khối kinh tế khu vực của 10 quốc gia thành viên.

2.1.2.2. Các mốc thời gian quan trọng

Năm 1967: ASEAN chính thức được thành lập

Năm 1977: Hiệp định về các Thỏa thuận thương mại ưu đãi ASEAN

Năm 1993: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN có hiệu lực

Năm 1995: Ký kết hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS)

Năm 1997: Tầm nhìn ASEAN 2020

Năm 2003: Hiệp ước Bali II (Cộng đồng ASEAN)

Năm 2007: Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC, vòng đàm phán Cebu (tăng tốc kế hoạch thành lập Cộng đồng vào năm 2015)

Năm 2008: Hiến chương ASEAN

Năm 2010: Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) có hiệu lực

Năm 2012: Hiệp định đầu tư tồn diện ASEAN (ACIA) có hiệu lực

Năm 2015: Cộng đồng kinh tế ASEAN AEC chính thức được thành lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thách thức và cơ hội đối với nền kinh tế CHDCND lào khi cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đi vào hoạt động (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)