Xuất đối với các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thách thức và cơ hội đối với nền kinh tế CHDCND lào khi cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đi vào hoạt động (Trang 82 - 90)

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN

3.4. Một số khuyến nghị đến chính phủ và doanh nghiệp Lào

3.4.2. xuất đối với các doanh nghiệp

Các yếu tố ảnh hưởng tới sự cạnh tranh của các doanh nghiệp có thể kể đến một số như: tốc độ tăng trưởng, chất lượng và sản lượng hàng hóa, năng suất lao

chất lượng nguồn nhân lực,….Để tăng cường được khả năng cạnh tranh của mình, các doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và phù hợp với túi tiền người tiêu dùng.

Thứ nhất, các doanh nghiệp cần chủ động đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường

Đổi mới cơ cấu tổ chức và quản lý hoạt động: các doanh nghiệp sẽ phải chịu sự cạnh tranh gay gắt hơn khi gia nhập AEC. Những đánh giá về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tại Lào khơng cao, chính vì vậy, các doanh nghiệp cần phải cải thiện và đổi mới các hoạt động quản trị doanh nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư nhiều hơn nữa về việc quảng bá sản phẩm, thương hiệu. Trước đây, Trung Quốc và Thái Lan có thể nói là đối thủ mà Lào phải nỗ lực cạnh tranh về hàng hóa nhập khẩu vào thị trường nội địa. Nhưng khi AEC được thành lập, khơng chỉ có Trung Quốc, Thái Lan mà các doanh nghiệp tại Lào còn phải đối mặt với các doanh nghiệp khác từ 10 nước khác thuộc ASEAN. Đây là có thể là một nguy cơ mất thị trường sân nhà của các doanh nghiệp nếu như khơng có sự đổi mới về cơ cấu tổ chức cũng như hoạt động của doanh nghiệp để thích ứng với những thay đổi mới của nền kinh tế.

Đổi mới về chất lượng nguồn lao động: chất lượng nguồn nhân lực hiện tại trong các doanh nghiệp tại Lào chưa đáp ứng được yêu cầu của hội nhập, đặc biệt là các chủ doanh nghiệp. Cán bộ quản lý tại các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn thiếu các kỹ năng về quản trị doanh nghiệp, kinh nghiệm quản lý, chưa được đào tạo một cách bài bản về kiến thức kinh doanh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Cùng với đó là khả năng ngoại ngữ của nguồn lao động chưa cao sẽ gây nên khó khăn cho các doanh nghiệp trong hoạt động hợp tác với nước ngồi. Vì những điều trên mà các doanh nghiệp cần phải có chiến lược nhất định để đảm bảo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bởi thị trường hội nhập quốc tế sẽ đào thải bất cứ ai khơng có đủ năng lực tồn tại. Như vậy, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực cùng với hoạt động học hỏi kinh nghiệm hoạt động tại các quốc gia có trình độ phát triển cao hơn. Với việc

lao động được tự do di chuyển khi AEC hình thành sẽ tạo điều kiện cho việc đi lại và học tập giữa các quốc gia trong khối.

Đổi mới và tăng cường các hoạt động ứng dụng công nghệ trong hoạt động sản xuất. Các doanh nghiệp tại Lào cần đầu tư cho việc đổi mới và phát triển việc sử dụng công nghệ cao trong các hoạt động sản xuất nhằm nâng cao năng suất và chất lượng hàng hóa, giảm thiểu chi phí về nhân cơng và các chi phí khác. Đồng thời, các doanh nghiệp cần phải phát huy hơn nữa tính ứng dụng cơng nghệ thơng tin và truyền thơng trong việc đổi mới và tái cấu trúc hoạt động tổ chức doanh nghiệp nhằm tăng cường tính minh bạch và nâng cao năng lực cạnh tranh hội nhập quốc tế.

Thứ hai, cần chủ động và đẩy mạnh hơn nữa công tác liên kết cả trong và ngoài khối

Tại Lào, để thúc đẩy việc nâng cao thị phần ở thị trường nội địa thì các doanh nghiệp cần liên kết với các nhà phân phối nội địa uy tín. Tương tự như vậy đối với các đối tác nước ngoài. Việc tạo được tên tuổi trên các thị trường trong và ngoài nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi rất nhiều cho các doanh nghiệp phát triển thị trường và sản phẩm. Thêm vào đó, cùng với sự tin tưởng của các đối tác bên ngồi, cùng với định hướng minh bạch hóa trong các hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong công tác thu hút đầu tư từ nước ngoài.

Thứ ba, cần chủ động tham gia vào các hoạt động hoạch định chính sách của Chính phủ và Nhà nước

Các hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp cần phải dựa trên định hướng phát triển của Nhà nước Lào. Để sự kết hợp trở nên hoàn hảo, các doanh nghiệp cần chủ động hơn trong việc tìm hiểu các thơng tin về hội nhập AEC, các cam kết của nước ta đối khu vực và các đối tác trên thế giới, tìm hiểu về lộ trình của AEC, các vấn đề phải thực hiện sau khi AEC đã chính thức được thành lập và đi vào hoạt động, gần đây nhất để có các điều chỉnh hợp lý trong chiến lược sản xuất kinh doanh đặc biệt là chiến lược về thị trường, sản phẩm,…

nghiệp và cũng là nền tảng đảm bảo khả năng phối hợp trong quá trình hội nhập, một khi chính sách được ban hành thì các doanh nghiệp phải tn theo. Do đó, để chính sách được ban hành và thực thi một cách hiệu quả thì cần có sự tham gia chặt chẽ của những đối tượng hưởng lợi trực tiếp từ nó, đó chính là các doanh nghiệp Lào.

Để nền kinh Lào nói chung, các doanh nghiệp tại Lào nói riêng hội nhập vào AEC một cách có hiệu quả thì Nhà nước, các doanh nghiệp Lào cần phải nghiêm túc chú ý và thực hiện các biện pháp nhằm cải thiện tình hình trong nước và nâng cao sức cạnh tranh đối với khu vực.

TIÊU KẾT CHƯƠNG 3

Hiệp hội cấc quốc gia Đông Nam Á – ASEAN là một tổ chức đã được hình thành từ ngày 08/08/1967, qua 50 năm không ngừng cải tiến và phát triển, cộng đồng ASEAN đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng ghi nhận trong nhiều lĩnh vực cả về chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội. Gần đây nhất là sự thành công trong việc thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN AEC, sau hơn một năm đi vào hoạt động, AEC đã cho thấy sự hiệu quả và nâng tầm cạnh tranh của các quốc gia trong khối so với các quốc gia khác trong khu vực châu Á và trên toàn thế giới.

Cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập đã tạo ra rất nhiều cơ hội cho CHDCND Lào như: Các cơ hội trong mở rộng thị trường, Lào từ một quốc gia có dân số tương đối ít trong khối chỉ khoảng 8 triệu dân thị trường phát triển là hạn chế, AEC được thành lập đã mở rộng thị trường của các doanh nghiệp tại Lào lên đến 600 triệu dân. Các cơ hội trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, với các quy định và các cơ chế đã được thống nhất trong AEC, Lào có rất nhiều lợi thế và tiềm năng để phát triển kinh tế. Ngoài ra nhờ việc thành lập AEC, Lào cũng đã gia tăng được đầu tư nước ngoài, lao động tại Lào được học hỏi và tiếp thu nhiều hơn từ các quốc gia trong khu vực để phát triển nhanh chóng và bền vững hơn.

Nhưng đi cùng với các cơ hội, cả chính phủ và doanh nghiệp tại Lào đều phải đối mặt với những khó khăn nhất định. Đối với chính phủ Lào cần phải đối mặt với những thách thức trong phương pháp đối ngoại để phù hợp nhất với nguyện vọng của các bên, như việc đối xử với các quốc gia trong khu vực ASEAN và

Trung Quốc là một trong những vấn đề tốn rất nhiều cơng sức của chính phủ Lào. Chính phủ cũng cần đối mặt với tình trạng chảy máu chất xám, tình trạng chênh lệch rất lớn giữa Lào và các quốc gia trong khu vực và sự cạnh tranh gay gắt của các quốc gia trong khu vực. Khơng chỉ đối với chính phủ, các doanh nghiệp Lào cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức như: thách thức trong năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với các doanh nghiệp trong khối, thách thức trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài hay những thách thức trong việc cạnh tranh thị trường lao động,… Do đó để vượt qua những thách thức trên, chính phủ và doanh nghiệp Lào cần phải hết sức linh động và đề ra những giải pháp, định hướng cụ thể trong thời gian tới.

Kể từ khi AEC đi vào hoạt động ngày 31/12/2015 cho đến nay, dựa trên những nguyên tắc hoạt động và thể chế kinh tế quốc tế mà Cộng đồng Kinh tế ASEAN mang lại, Chính phủ Lào cũng như các doanh nghiệp tại đây gặp phải nhiều thách thức cần có phương hướng giải quyết kịp thời. Do đó, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Lào, cả chính phủ, doanh nghiệp và tồn thể nhân dân Lào phải chuẩn bị và hành động để giải quyết những vấn đề cả ở cấp nhà nước và đối với chính các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Chính phủ Lào phải nhanh chóng đổi mới các chính sách về luật pháp để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và thu hút thêm vốn đầu tư từ nước ngồi, chính phủ cũng cần khắc phục các vấn đề về cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, lao động,… Với doanh nghiệp tại Lào, với việc Cộng đồng Kinh tế ASEAN đi vào hoạt động vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào cần có những chiến lực phát triển phù hợp để tận dụng tối đa những cơ hội và phát triển mạnh mẽ hơn trong một thị trường tiêu dùng lên đến hơn 600 triệu dân. Một trong những giải pháp cho doanh nghiệp Lào là cần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tăng cường sự liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để tiếp thu kinh nghiệm, cơng nghệ, dây chuyền sản xuất mới. Ngồi ra, doanh nghiệp tại Lào cần theo sát và liên kết với những chính sách của chính phủ Lào để đạt hiệu quả tốt nhất trong phát triển kinh tế.

KẾT LUẬN

Xây dựng Cộng đồng ASEAN và gần đây nhất là Cộng đồng kinh tế ASEAN là nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt của Hiệp hội. Với các nội dung của AEC là tự do lưu chuyển các yếu tố hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và vốn, lao dộng, đặc biệt là nội dung lộ trình loại bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan và hải quan giữa hàng hóa trong tồn khối từ năm 2015.

Đối với Lào, AEC đã và đang là cơ hội quý báu để Lào nhanh chóng bắt kịp với xu thế và trình độ phát triển của khu vực và thế giới. Hơn thế nữa, đây là cơ hội cho các doanh nghiệp Lào cải thiện năng lực cạnh tranh, thu hút được nhiều đầu tư từ nước ngồi và có thêm nhiều cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nhưng cũng chính những cơ hội đó lại mang tới cho Nhà nước và các doanh nghiệp Lào nhiều thách thức cần phải vượt qua khi AEC đang là một thị trường cạnh tranh gay gắt về hàng hóa, thu hút đầu tư, lao động với các quốc gia phát triển hơn trong khối, đặc biệt là cạnh tranh về thị trường và hàng hóa giữa các nước thành viên khác trong khu vực khi mà thuế và các hàng rào phi thuế quan đang dần được loại bỏ từ khi AEC thành lập vào năm 2015.

Các doanh nghiệp Lào cần phải tích cực tự nỗ lực đổi mới cơ cấu tổ chức hoạt động, đổi mới các thiết bị, công nghệ, chất lượng sản phẩm, chất lượng nguồn nhân lực,… cùng với đó là các định hướng, chính sách của Nhà nước Lịa đã tạo điều kiện cho để nâng cao năng lực cạnh tranh và để nhằm khẳng định lợi thế sân nhà và lớn hơn nữa là tận dụng được những cơ hội để vươn ra thế giới.

Cộng đồng Kinh tế ASEAN chính thức được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 31/12/2015. Và để tận dụng được những cơ hội do AEC mang lại, Chính phủ và các doanh nghiệp Lào cần phải có những lựa chọn chính sách và giải pháp thực hiện một cách đúng đắn và có hiệu quả nhất dựa trên khn khổ pháp lý quốc tế và ASEAN, sự phù hợp với pháp luật Lào và đảm bảo vì lợi ích của các bên cũng như của Hiệp hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ công thương. Hợp tác kinh tế Việt Nam với ASEAN và ASEAN mở rộng, Nhà xuất bản Công thương, 2010.

2. Ban thư ký ASEAN, Sổ tay kinh doanh trong cộng đồng kinh tế ASEAN, Jakarta, Tháng 11/2011.

3. Chính phủ, nghị quyết số 02/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho

sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, ngày 07/01/2015

4. Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Kỷ yếu hội nghị 25 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, 2015

5. TS. Lê Đăng Doanh, Kinh tế Việt Nam 2012-2013:Triển vọng và Thách thức, Diễn đàn tư vấn – quản trị lần 2, ngày 31/5/2015.

6. PGS.TS Hà Văn Hội, Cộng đồng kinh tế ASEAN: Những tiến triển và tác

động đến thương mại quốc tế của Việt Nam, Hội thảo quốc tế "Tham gia vào

Cộng đồng Kinh tế ASEAN: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam", Đại học Quốc gia Hà Nội, 11/10/2013

7. PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC): Nội dung, các

biện pháp thực hiện và những vấn đề đặt ra, Viện Khoa học xã hội Việt Nam,

Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, Tạp chí “ Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới”, số 8 (136) tháng 8-2007.

8. PGS.TS Hà Văn Hội, Tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN và những tác động

tới thương mại quốc tế của Việt Nam, Tạp chí Khoa học – Đại học Quốc gia

Hà Nội, Kinh tế kinh doanh, Tập 29, số 4 (2013), trang 44-53, 23/12/2013.

9. Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam, Viện phát triển doanh nghiệp,

Báo cáo động thái doanh nghiệp Việt Nam năm 2013 và các kiến nghị, 30

Tháng 1 2014.

10. Thủ tướng Chính phủ, quyết định số 1625/QĐ-TTg, về việc phê duyệt và ký

khung ASEAN về dịch vụ, ngày 19 tháng 09 năm 2013.

11. Th.S Bùi Quý Thuấn, Hướng tới Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015, tương lai

nào cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam, Hội thảo quốc tế "Tham

gia vào Cộng đồng Kinh tế ASEAN: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam", Đại học Quốc gia Hà Nội, 11/10/2013.

Tiếng Lào

12. Báo “Lao động 2015”, “Sự di chuyển Lao động tác động đến sản xuất sau khi

Cộng đồng Kinh tế ASEAN được thành lập”, trang 6 số 215

13. Bộ công thương, “Chương trình xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN”, NXB

Nhà nước, Viêng Chăn, Lào

14. Bộ cơng thương – Cục chính sách ngoại thương (2015), bài trình bày trong

Hội nghị triển khai công việc ASEAN và kết quả của hội nghị ASEAN lần thứ 22 và những khn khổ làm việc ASEAN của Bộ và tỉnh tồn nước CHDCND Lào, ngày 17-18 tháng 7, NXB Nhà nước, Viêng Chăn-Lào

15. Bộ kế hoạch và đầu tư, Bài tổng kết thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã

hội quốc gia giai đoạn 2011-2015, NXB Nhà nước, Viêng Chăn-Lào

16. Bộ ngoại giao (2007), Lịch sử ASEAN, Nxb Nhà nước, Viêng Chăn-Lào

17. Bộ Ngoại giao (2015), Tài liệu sổ tay cơ hội và thách thức của CHDCND Lào

sau khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN được thành lập, Nxb Nhà nước, Viêng

Chăn-Lào.

18. Bộ Ngoại giao (2015), Bài tóm tắt về ASEAN về việc báo cáo những vấn đề

quan trọng trong hội họp Bộ trưởng ngoại giao ASEAN lần thứ 44, Nxb Nhà

nước, Viêng Chăn-Lào

19. Bộ Ngoại giao (2015), Kế hoạch tiến hành để hòa nhập với cộng đồng kinh tế

ASEAN của CHDCND Lào, Nxb Nhà nước, Viêng Chăn-Lào.

20. Bộ Ngoại giao (2015), Đề cương quan điểm của CHDCND Lào về bản chất

Cộng đồng Kinh tế ASEAN sau năm 2015, Nxb Nhà nước, Viêng Chăn-Lào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thách thức và cơ hội đối với nền kinh tế CHDCND lào khi cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đi vào hoạt động (Trang 82 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)