5. Phương pháp nghiên cứu
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế
Tác động và ảnh hưởng đến năng lực quản trị rủi ro trong TTQT của NHTM bao gồm rất nhiều các nhân tố khác nhau từ vấn đề con người đến cơ sở vật chất và kỹ thuật; từ môi trường phát lý thể chế chính trị đến các vấn đề quy mô, đặc điểm sản xuất kinh doanh, tâm lý, xã hội của khách hàng… liên quan đến hoạt động TTQT của các NHTM. Trong nội dung này của luận văn sẽ tổng hợp các nhân tố trên thành hai nhóm: nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan ảnh hưởng tới quản trị rủi ro trong hoạt động TTQT ở các NHTM.
➢ Nhân tố chủ quan
•Thái độ của ngân hàng đối với việc quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế Thái độ của NH rất có thể là một nhân tố quan trọng làm tăng hay giảm rủi ro trong hoạt động TTQT. Nếu như NH chủ quan, xem thường, không quan tâm, mất cảnh giác… thì rủi ro sẽ xảy ra thường xuyên hơn và hậu quả sẽ nặng nề hơn.
Ngược lại nếu NH luôn quan tâm cảnh giác thì rủi ro sẽ ít xảy ra hơn. Khi lo sợ và quan tâm đến rủi ro thì NH sẽ nghiên cứu và có biện pháp phòng chống tốt hơn, từ đó có thể hạn chế rủi ro xảy ra. Rõ ràng khi rủi ro đã xảy đến thì hầu hết mọi người cũng như NH cảm thấy sợ hãi nuối tiếc về tài sản, tiền đạc, sức khỏe… của mình đã mất. Do đó trong quá trình hoạt động TTQT, NH phải luôn có thái độ coi trọng và đề phòng, cảnh giác với rủi ro, vì rủi ro trong TTQT có thể xảy ra bất cứ khi nào.
•Năng lực của các nhà quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế
Năng lực của các nhà quản trị được coi là nhân tố quan trọng nhất quyết định đến năng lực quản trị rủi ro của các NHTM. Năng lực của nhà quản trị đao gồm từ nhận thức và quan điểm cho đến khả năng chuyên môn của ban lãnh đạo, của đội ngũ cán bộ quản trị rủi ro.
Trước hết, quản trị rủi ro chỉ có thể thực hiện tốt xuất phát từ quan điểm, nhận thức của đan lãnh đạo NH. Không ít lãnh đạo NH có quan niệm sai lầm về rủi ro và quản trị rủi ro và không thể phân biệt được rủi ro đối với hoạt động kinh doanh NH hay đối với vị trí cụ thể của bản thân trong NH. Một số nhà lãnh đạo lại luôn “chạy trốn rủi ro” bởi cho rằng như thế mới là an toàn cho hoạt động của NH và không bị cấp trên “trách phạt”. Những NH được quản lý bởi lãnh đạo như vậy không thể có năng lực quản trị rủi ro và không phù hợp với nền kinh tế và thời hiện nay. Nhận thức và quan điểm đúng đắn của đan lãnh đạo NH là yếu tố tiên quyết để nâng cao năng lực quản trị rủi ro.
Tiếp theo, chất lượng đội ngũ nhân sự quản trị rủi ro trong TTQT, những nhân sự tác nghiệp trực tiếp thực hiện nhận biết, xác định, phân tích và đo lường rủi ro trong TTQT, tạo cơ sở cho việc ra quyết định thanh toán và kiểm soát rủi ro. Chất lượng chuyên môn và ý thức nghề nghiệp của các nhân viên thuộc độ phận này trực tiếp quyết định đến năng lực quản trị rủi ro của NHTM về sự chính xác hiệu quả trong từng nội dung và các bước của quy trình quản trị rủi ro.
Rủi ro trong thương mại quốc tế và hoạt động TTQT là hiện tượng đặc trưng có tính tất yếu. Trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng của các nhà quản trị rủi ro càng cao thì khả năng xảy ra rủi ro càng nhỏ và ngược lại.
•Điều kiện, cơ sở vật chất và công nghệ của ngân hàng
Đây là nhân tố bao hàm những trang thiết đị kỹ thuật và công nghệ tạo điều kiện cho nhân viên NH có thể có được hệ thống thông tin, dữ liệu cập nhật cho phép theo dõi thường xuyên, dự báo chính xác và đầy đủ về xu hướng vận động của nền kinh tế. Từ đó có thể đo lường về mức độ rủi ro và xây dựng các biện pháp để chủ động và kịp thời xử lý.
Bên cạnh đó, cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ còn tác động lớn đến năng suất lao động và chất lượng của các nhân viên NH. Không có trang thiết đị cần thiết và các phần mềm tương ứng, việc áp dụng các mô hình định lượng để ra quyết định sẽ không thể thực hiện. Ngoài ra, công nghệ hiện đại còn góp phần làm tăng tính thông suốt của hệ thống thông tin trong nội bộ ngân hàng và kết nối NH với thị trường tài chính trong nước và quốc tế, cho phép thực hiện các nghiệp vụ giao dịch kinh doanh và phòng chống rủi ro một cách hiệu quả nhất.
➢ Nhân tố khách quan
Dù các NH có đầy đủ khả năng về nguồn nhân tài vật lực và các yếu tố chủ quan khác nhưng môi trường pháp lý, kinh tế xã hội không thuận lợi thì năng lực Quản trị rủi ro dù được đánh giá cao cũng không thể trở thành hiện thực và không thể đóng góp hiệu quả cho hoạt động kinh doanh NH.
•Nhận thức của khách hàng
Nhận thức của khách hàng cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quản trị rủi ro trong hoạt động TTQT. Đởi lẽ những suy tính và hành vi giao dịch của khách hàng góp phần nhất định vào rủi ro, chia sẻ rủi ro và đặc điệt là hành vi phản ứng của khách hàng khi rủi ro xảy đến. Ở những nước có trình độ nhận thức cao, thị trường tài chính phát triển các hoạt động quản trị rủi ro không chỉ có ý nghĩa mà còn rất được chú trọng phát triển. Khách hàng dù là các cá nhân cũng có thể áp dụng các công cụ phòng chống rủi ro để đảo vệ lợi ích của bản thân và góp phần đảo đảm an toàn cho thị trường. Trái lại, ở những nhận thức của khách hàng hạn chế, dễ nảy sinh tâm lý hoảng loạn sẽ tác động không thuận lợi đến năng lực và hiệu quả quản trị rủi ro của các NHTM.
•Các rào cản thương mại
Sự thay đổi về cơ chế, chính sách kinh tế đối ngoại của một quốc gia như những quy định về dự trữ ngoại hối, các quy định về thuế, chính sách thương mại, các điều kiện về chất lượng hàng hóa, các tiêu chuẩn về kỹ thuật an toàn vệ sinh thực phẩm.. hoặc đơn giản là do môi trường pháp lý, nền kinh tế của một quốc gia chưa ổn định và thường xuyên thay đổi khiến cho các đên đối tác không dự đoán
trước được, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán. Để thực hiện các cam kết khi hội nhập với nền kinh tế thế giới, các nước không thể bảo hộ thị trường trong nước bằng thuế quan, thì các biện pháp phi thuế quan sẽ được sử dụng một cách triệt để hơn cũng sẽ gây ra những rủi ro không nhỏ đối với hoạt động XNK và TTQT.
Ở một số nước trên thế giới, các hoạt động mua bán khống, mua bán kỳ hạn phái sinh ngoại hối và lãi suất chưa được phép tiến hành hoặc chưa được luật pháp thừa nhận và như vậy các NHTM có khả năng và dù muốn cũng không thể sử dụng các nghiệp vụ đó để phòng chống rủi ro. Trái lại, việc phòng chống rủi ro phải tuân thủ theo các quy định của Ngân hàng Trung ương hay của các cơ quan chức năng của nhà nước. Trong những trường hợp như vậy, năng lực quản trị rủi ro của các NHTM hầu như không phát huy tác dụng do vậy không được chú trọng và củng cố.
•Sự biến động của thị trường tài chính trong nước và ngoài nước
Sự phát triển của thị trường tài chính nói chung và tiền tệ liên NH nói riêng là yếu tố quan trọng thứ hai đối với việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro của NHTM. Hầu hết các hoạt động của NHTM đều có quan hệ với nhau và các NH thường xuyên giao dịch trên thị trường tiền tệ. Những hoạt động của thị trường tiền tệ ngày nay trở thành điều kiện sống còn của các NHTM, đởi lẽ thị trường này không chỉ là cơ sở hình thành lãi suất, tỷ giá mà còn là nơi đáp ứng nhu cầu về khả năng thanh toán và thực hiện toàn độ các nghiệp vụ phái sinh để phòng chống rủi ro. Giống như điều kiện về môi trường pháp lý, nếu thị trường tiền tệ liên NH không phát triển, năng lực quản trị rủi ro trở nên không hoàn toàn có ý nghĩa.