5. Phương pháp nghiên cứu
1.2.5 Sự cần thiết phải quản trị rủi ro thanh toán quốc tế trong hoạt động kinh doanh
doanh của các Ngân hàng thương mại
➢ Xuất phát từ hậu quả của rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
Rủi ro trong TTQT là những rủi ro về kinh tế phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động TTQT, nó do các nguyên nhân phát sinh từ quan hệ giữa các bên tham gia TTQT hoặc do những nhân tố khách quan khác gây nên. Rủi ro trong TTQT gây ra những hậu quả không lường cho các đên tham gia TTQT:
•Uy tín của ngân hàng suy giảm đáng kể
Khi phát sinh rủi ro thì uy tín của NH bị suy giảm đáng kể. Cụ thể:
- Uy tín giữa NH với các NH khác: khi phát sinh rủi ro uy tín của NH bị giảm sút nên các NH khác hạn chế giao dịch thanh toán với NH này để phòng tránh rủi ro dây chuyền có thể xảy đến với NH mình nếu vẫn tiếp tục quan hệ giao dịch.
- Uy tín của NH với khách hàng nước ngoài: khi ký hợp đồng ngoại thương khách hàng nước ngoài sẽ chỉ định không phát hành và thanh toán giao dịch qua NH này. Hoạt động NH là hoạt động đòi hỏi yếu tố an toàn cao do vậy khi xảy ra rủi ro, các NH nước ngoài và khách hàng đều không muốn thanh toán qua NH này do yếu tố tâm lý và quyền lợi của họ.
- Uy tín của NH với khách hàng trong nước: khi phát sinh rủi ro thì các khách hàng trong nước sẽ chuyển thanh toán và mở L/C sang một NH có uy tín hơn, đên cạnh đó các khách hàng không chỉ hạn chế giao dịch các nghiệp vụ quốc tế với NH mà còn có xu hướng giảm sút và có thể rút tất cả các giao dịch với NH để phòng tránh rủi ro cho chính mình.
•Thiệt hại về kinh tế
Khi phát sinh rủi ro, ngoài sự giảm sút uy tín, NH còn phải gánh chịu những mất mát về kinh tế:
Khi phát sinh rủi ro, nếu NH cam kết trả thay cho khách hàng thì sẽ thiệt hại về mặt vật chất cho NH và từ đó ảnh hưởng đến nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của NH. Đây chỉ là những rủi ro kinh tế trước mắt còn về lâu dài, rủi ro chính là tác nhân lớn làm giảm lợi nhuận trong tương lai của NH do rủi ro đã làm các khách hàng và NH khác hạn chế giao dịch. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng và bản thân NH, NH phải đưa vụ án ra giải quyết ở tòa án các nước có liên quan, vì thế ngoài sự tốn kém về kinh tế còn mất thời gian, công sức mà chưa chắc đã có được sự công bằng. Trên thực tế, nhiều vụ việc xảy ra gây thiệt hại cho các bên tham gia TTQT và gây phương hại đến lợi
ích của các quốc gia. Hậu quả phát sinh rủi ro trong TTQT rất nặng nề, các NHTM phải có nhiều giải pháp quản trị rủi ro để hạn chế tốt nhất mọi rủi ro có thể xảy ra.
Tóm lại, trong hoạt động thanh toán của NH nếu để xảy ra bất kỳ rủi ro gì và xuất phát từ bất kỳ nguyên nhân gì đi nữa thì nó cũng gây không ít khó khăn cho các NH về mặt tài chính, uy tín của NH và ảnh hưởng đến doanh số hoạt động kinh doanh của NH trong tương lai. Do vậy, quản trị rủi ro trong TTQT được các NHTM đặt lên hàng đầu.
➢ Năng lực quản trị rủi ro tốt là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
Giữa năng lực quản trị rủi ro và hiệu quả hoạt động kinh doanh có mối quan hệ tác động thúc đẩy lẫn nhau. Hoạt động kinh doanh được mở rộng và phát triển là điều kiện cần thiết cho việc nâng cao doanh thu và lợi nhuận của NH, song nếu tổn thất xảy ra tương ứng thì lợi nhuận của NH mãi mãi chỉ là “dự tính”. Do vậy, quản trị rủi ro tốt là điều kiện đảo đảm cho hiệu quả kinh doanh của NH và nhờ vào hiệu quả kinh doanh cao, NH có điều kiện chú trọng và củng cố năng lực quản trị rủi ro. Ngày nay, người ta coi quản trị rủi ro là một nội dung của quản trị kinh doanh
NHTM và là một yêu cầu đối với các cấp lãnh đạo, những người chịu trách nhiệm quản trị và điều hành NH. Vì vậy, nâng cao năng lực quản trị rủi ro có ý nghĩa quan trọng đối với nâng cao chất lượng quản trị kinh doanh của các NHTM.