5. Phương pháp nghiên cứu
2.4.4 Giám sát rủi ro phát sinh từ các tranh chấp trong thanh toán quốc tế tại HD
Bank
HD Bank dự đoán mức độ thiệt hại bằng cách thực hiện so sánh giữa các rủi ro đã xảy ra và thiệt hại mà các rủi ro đó gây ra kết hợp với việc nghiên cứu kỹ lưỡng kết quả kinh doanh và tiềm lực tài chính của các DN XK. Từ đó tính ra các thiệt hại nếu như các rủi ro xảy ra. Tổn thất nghiêm trọng nhất xảy đến với HD Bank là các tổn thất khi thực hiện cho vay tín dụng XK. Do đó HD Bank đã đưa ra hạn mức tín dụng cho mỗi DN có nhu cầu vay tín dụng để phòng ngừa rủi ro cho NH.
Ví dụ: một doanh nghiệp muốn vay vốn thực hiện sản xuất hàng XK, HD Bank yêu cầu doanh nghiệp cần có phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả được HD Bank thẩm định và chấp thuận cho vay. Nhà XK có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Ngoài ra, nhà XK phải mua bảo hiểm tài sản tại một công ty bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam đối với tài sản hình thành từ vốn vay thuộc đối tượng mua bảo hiểm bắt buộc trong suốt thời hạn vay vốn. Mức vốn cho vay tối đa bằng 85% giá trị hợp đồng XK đã ký hoặc giá trị L/C đối với cho vay trước khi giao hàng hoặc trị giá hối phiếu hợp lệ đối với cho vay sau khi giao hàng. Mức vốn cho vay đối với từng trường hợp do HD Bank quyết định theo quy định của NHNN Việt Nam. Thời hạn cho vay xác định theo khả năng thu hồi vốn phù hợp với đặc điểm của từng hợp đồng XK và khả năng trả nợ của nhà XK nhưng không quá 12 tháng.
Trường hợp cần thiết, thời hạn cho vay trên 12 tháng thì nhà XK mới đủ điều kiện thực hiện hợp đồng XK, HD Bank đề nghị Bộ Tài chính xem xét, quyết định. Sau khi đã nghiên cứu kỹ lưỡng và nhận thấy DN đủ điều kiện vay vốn, NH mới tiến hành cho vay vốn để phục vụ doanh nghiệp thực hiện XK. Từ đó NH có thể dự đoán chính xác mức độ thiệt hại nếu như có xảy ra rủi ro. Tại HD Bank, việc giám sát rủi ro trong thanh toán XK được thực hiện bởi giám đốc phòng Tài trợ thương mại, phòng quản lý rủi ro vận hành, phòng quản lý rủi ro tín dụng và ban lãnh đạo HD Bank. Trong những năm qua, HD Bank đã thực hiện:
+ Giám sát hàng ngày các hoạt động thanh toán có rủi ro và giá trị cao để kiểm tra tính tuân thủ với các chính sách và chỉ thị của NH.
+ Trao đổi thông tin giữa các bộ phận quản lý rủi ro và ban lãnh đạo để thu thập ý kiến phản hồi về các chiến lược quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh quốc tế.
+ Đảm bảo các hạn mức rủi ro không bị vượt quá.
+ Đánh giá các tổn thất tín dụng tiềm tàng, và lập đủ dự phòng ngay từ giai đoạn đầu.
2.4.5 Kết quả các rủi ro phát sinh từ các tranh chấp trong thanh toán quốc tế đã xảy ra tại HD Bank