Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của QNC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại tại công ty cổ phần xi măng và xây dựng quảng ninh (Trang 56 - 85)

Quá trình hình thành và phát triển của QNC đã có bề dày trên 20 năm, tuy nhiên để đánh giá xác thực chất tình trạng sản xuất kinh doanh của QNC trong giai đoạn hiện nay, tác giả chỉ nêu gắn gọn kết quả sản xuất kinh doanh, so sánh kết quả thực hiện với kế hoạch QNC đề ra trong 3 năm gần nhất (2015 - 2017).

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2015

TT Chỉ tiêu ĐVT Kế hoạch Kết quả

thực hiện So với kế hoạch năm 1 Sản xuất Xi măng Tấn 806.000 349.833 43,4% 2 Sản xuất Clinke Tấn 800000 757.573 94,2%

3 Sản xuất than các loại Tấn 530.000 304.528 57,5% 4 Sản xuất đá các loại M3 950.000 748.951 78,8% 5 Doanh thu Triệu đồng 1.447.000 944.490 65,3% 6 Nộp Ngân sách Triệu đồng 112.866 53.850 47,7%

7 Lợi nhuận sau thuế Thu

nhập danh nghiệp Triệu đồng 636

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2016

TT Chỉ tiêu ĐVT Kế hoạch Kết quả

thực hiện So với kế hoạch năm 1 Sản xuất Xi măng Tấn 480.000 536.932 112% 2 Sản xuất Clinke Tấn 850.000 766.182 90%

3 Sản xuất than các loại Tấn 220.000 144.340 66% 4 Sản xuất đá các loại M3 1.000.000 642.078 64,2% 5 Doanh thu Triệu đồng 1.100.000 1.013.000 92% 6 Nộp Ngân sách Triệu đồng 40.000 28.500 71%

7 Lợi nhuận sau thuế Thu

nhập danh nghiệp Triệu đồng - 65.000

( Báo cáo thường niên QNC năm 2016)

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2017

TT Chỉ tiêu ĐVT Kế hoạch Kết quả

thực hiện So với kế hoạch năm 1 Sản xuất Xi măng Tấn 980.000 855.561 87,3% 2 Sản xuất Clinke Tấn 805.000 734.288 91,22%

3 Sản xuất than các loại Tấn 60.000 47.725 79,54% 4 Sản xuất đá các loại M3 750.000 576.613 76,88% 5 Doanh thu Triệu đồng 1.350.000 972.942 72%

6 Nộp Ngân sách Triệu đồng 29.786

7 Lợi nhuận sau thuế Thu

nhập danh nghiệp Triệu đồng - 253.000

Trong cả quá trình hình thành và phát triển, QNC trải qua những nốt thăng trầm rõ rệt, nhưng có lẽ nốt trầm trong những năm gần đây, đặc biệt năm 2017 vừa qua đã và đang tạo thành nỗi trăn trở rất lớn cho những cán bộ công nhân viên tâm huyết, gắn bó nhiều năm với QNC, trong đó có tác giả.

Trên bảng chỉ tiêu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ba năm gần đây cho thấy lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của QNC ngày càng sụt giảm và chạm tới con số âm. Năm 2015 lợi nhuận sau thuế đạt 636 triệu đồng, con số này chuyển thành âm 65 tỷ đồng vào năm 2016, và trầm trọng hơn là con số lỗ 253 tỷ đồng vào năm 2017. Như đã nói ở phần trên, có nhiều nguyên nhân dẫn đến số lỗ “khủng” như vậy, song tác giả cho rằng một trong những nguyên nhân cơ bản, mấu chốt là việc “hớ hênh” trong các hoạt động thương mại của QNC khiến giá thành sản xuất bị đẩy lên cao, trong khi giá bán sản phẩm không thể tăng do tính cạnh tranh cao của thị trường vì thế QNC phải chịu những thiệt thòi không đáng có. Với nghiên cứu của mình, tác giả kỳ vọng thức tỉnh được sự quan tâm của lãnh đạo QNC đối với vai trò “hòn đá tảng” của các HĐTM để việc ký kết và thực hiện các HĐTM với các đối tác ngày càng chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn, góp phần giúp QNC hạn chế các rủi ro thương mại, giảm giá thành sản xuất kinh doanh, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ, từng bước khôi phục lại sản xuất kinh doanh, đưa QNC thoát khỏi khó khăn, vững vàng đi lên trên con đường phát triển.

2.2 Trình tự giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại tại QNC

Trong những năm trước đây, việc giao kết và thực hiện HĐTM của QNC diễn ra theo quy trình ngầm định hết sức đơn giản: Chỉ cần có nhu cầu, Lãnh đạo giao cho phòng Kế hoạch vật tư nay là phòng kinh tế vật tư (đối với việc mua hàng) hoặc phòng Tiêu thụ nay là phòng Kinh doanh (đối với việc bán hàng) thực hiện tìm đối tác và soạn thảo hợp đồng hoặc để đối tác soạn thảo rồi tự kiểm tra trên cơ sở hợp đồng mẫu, sau đó trực tiếp trình Tổng giám đốc ký kết thực hiện, quá trình thực hiện vướng đến đâu lại trực tiếp xin ý kiến lãnh đạo chỉ đạo giải quyết đến đó và thường thì phải chấp nhận những bất lợi do sự thiếu chặt chẽ ngay từ khi soạn thảo hợp đồng. Về nội dung hợp đồng cũng chỉ sử dụng lối tư duy kinh tế đơn thuần nên chỉ theo mẫu chung gồm các điều khoản thông thường như thông tin cơ bản các bên

tham gia hợp đồng; đối tượng hợp đồng (không chi tiết); điều khoản giá cả; điều khoản giao nhận hàng; điều khoản thanh toán; điều khoản quyền và nghĩa vụ các bên và thường không có các điều khoản dự phòng.

Việc đơn giản hóa và chỉ giao nhiệm vụ tìm đối tác, đàm phán, soạn thảo, tham mưu ký kết hợp đồng cho một phòng ban chức năng chỉ chuyên về thương mại, không có đủ các chuyên môn sâu về kế toán, kỹ thuật, pháp lý cũng như việc sơ sài, hời hợt trong cách thức soạn thảo hợp đồng (chỉ dùng các điều khoản chung chung theo mẫu) đã khiến QNC gặp rủi ro lớn trong nhiều thương vụ, gây thất thoát, thua thiệt nhiều tỷ đồng, đẩy QNC vào khó khăn đến mức có giai đoạn trên bờ vực phá sản.

Những năm gần đây, QNC đã lưu tâm hơn đến quá trình đàm phán, soạn thảo, ký kết HĐTM thể hiện ở việc xây dựng một số quy trình cơ bản liên quan đến công tác ký kết và thực hiện HĐTM làm cơ sở để thực hiện, cụ thể:

Để quản lý các hợp đồng bán hàng, ngày 01/11/2016 QNC ban hành quy trình Bán hàng, theo đó quy trình Bán hàng của QNC tuân thủ Sơ đồ quy trình bán hàng và Lưu đồ hướng dẫn lựa chọn Nhà phân phối và ký hợp đồng bán hàng (sơ đồ 2.2, Lưu đồ 2.1).

Gần đây nhất, ngày 1/6/2018, QNC ban hành quy trình mua hàng thực hiện theo các lưu đồ quy trình mua hàng chung và các lưu đồ cụ thể (Lưu đồ 2.2).

Lưu đồ thực hiện quy trình mua hàng phương thức chào hàng mức 2: Được áp dụng khi lựa chọn nhà cung cấp hàng hóa cho giá trị mỗi đơn hàng hoặc giá trị hợp đồng kinh tế từ 20 triệu đồng và nhỏ hơn hoặc bằng 500 triệu đồng (Lưu đồ 2.3).

Lưu đồ thực hiện quy trình mua hàng phương thức chào hàng mức 3,4: Được áp dụng khi lựa chọn nhà cung cấp hàng hóa cho giá trị mỗi đơn hàng hoặc giá trị hợp đồng kinh tế lớn hơn 500 triệu đồng và nhỏ hơn, bằng, trên 2 tỷ đồng (Lưu đồ 2.4).

Việc thay đổi nhận thức và hành động để khắc phục những bất cập trong việc giao kết và thực hiện HĐTM tại QNC đã phần nào hạn chế được các rủi ro trong thời gian vừa qua, các HĐTM được ký kết cũng có phần chặt chẽ hơn, chi tiết hơn tùy thuộc vào tính chất của từng loại và từng đối tượng hợp đồng. Tuy nhiên tác giả

vẫn nhìn thấy những lỗ hổng cần tiếp tục điều chỉnh trong công tác này, tác giả sẽ đề cập chi tiết khi phân tích một số loại hợp đồng tiêu biểu ở các phần tiếp theo.

2.3. Hợp đồng thương mại mua hàng hóa, dịch vụ

2.3.1 Thực tiễn giao kết và thực hiện các hợp đồng thương mại mua hàng hóa, dịch vụ

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, với quy mô sản xuất hiện nay và đặc thù ngành xi măng, QNC có nhu cầu rất lớn về mua các loại hàng hóa, dịch vụ phục vụ sản xuất vì vậy phải thường xuyên ký kết và thực hiện các HĐTM mua hàng hóa, dịch vụ ở các lĩnh vực khác nhau, có thể là hợp đồng mua máy móc thiết bị, mua nguyên vật liệu, mua công cụ dụng cụ, hợp đồng dịch vụ công nghiệp (thuê sửa chữa, thuê phá dỡ, khám sức khỏe định kỳ, ...).

Như tác giả đã đề cập ở mục 2.2, trước đây các hợp đồng mua hàng hóa, dịch vụ mà QNC giao kết vô cùng đơn giản, sơ sài và dễ gây ra rủi ro cho chính QNC, tuy vậy trong quá trình thực hiện, vì là các hợp đồng giá trị nhỏ lại chủ yếu ký với các đối tác truyền thống nên mọi vấn đề phát sinh đều được QNC giải quyết với đối tác thông qua thương lượng và chưa để xảy ra tranh chấp thương mại nào phải giải quyết bằng tòa án hay trọng tài.

Hiện nay đa phần các HĐTM mua hàng hóa, dịch vụ của QNC đang theo một quy trình chung là quy trình mua hàng đã được đề cập ở Lưu đồ 2.2. Việc soạn thảo các HĐTM mua hàng hóa, dịch vụ do phòng Kinh tế vật tư QNC chủ trì, bên cạnh đó một số hợp đồng có sự tham gia ý kiến của các phòng ban liên quan về nội dung thuộc các mảng kế toán, kỹ thuật, sự tham gia ý kiến này đã góp phần chi tiết hóa thêm và làm chặt chẽ hơn nội dung hợp đồng, là bệ đỡ góp phần sàng lọc các thiếu khuyết cho hợp đồng. Hiện đa phần các hợp đồng mua hàng hóa, dịch vụ của QNC đã bao gồm đầy đủ các điều khoản thông thường và cả các điều khoản có tính dự phòng (điều chỉnh giá, phạt, bảo hành, sửa đổi hợp đồng, hủy bỏ chấm dứt hợp đồng, bất khả kháng, giải quyết tranh chấp, luật áp dụng với HĐTM quốc tế...). Tuy vậy vẫn còn một số điểm cần lưu ý sửa đổi bổ sung và chi tiết hóa hơn cho phù hợp hơn, chặt chẽ hơn.

Đối với việc thực hiện hợp đồng mua hàng hóa, dịch vụ tại QNC trong giai đoạn hiện nay, đa phần các hợp đồng được các bên tuân thủ và thực hiện nghiêm túc, trên thực tế cũng có nhiều hợp đồng phát sinh vướng mắc ở các điều khoản như phương thức giao hàng nhưng thường được QNC thỏa thuận để giải quyết thỏa đáng theo thông lệ giao hàng tại QNC. Vì vậy việc thực hiện công đoạn này của hợp đồng cũng tương đối thuận lợi, trôi chảy.

Duy chỉ có một số tranh chấp phát sinh liên quan đến điều khoản thanh toán, mà chủ yếu là về thời hạn thanh toán, theo đó QNC chưa thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng mua hàng hóa. Nguyên nhân chủ yếu là do lỗi từ phía QNC, do việc QNC thay đổi liên tục lãnh đạo cấp cao nên không kịp cập nhật và giải quyết những tồn đọng về tài chính của Lãnh đạo tiền nhiệm hoặc không chuẩn bị được nguồn tài chính để thực hiện hợp đồng đã ký kết. Tác giả xin đề cập đến một số tranh chấp liên quan đến hợp đồng mua hàng hóa của QNC đã được xử lý tại Toà án nhân dân (TAND) Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh:

Tranh chấp thứ nhất giữa nguyên đơn là công ty TNHH Chế tạo thiết bị CN, pháp nhân được ủy quyền là công ty Luật TNHH Minh Tín và bị đơn là QNC về việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ, theo đó QNC đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng đã ký kết giữa hai bên, vì vậy công ty TNHH chế tạo thiết bị CN đã kiện QNC ra Tòa, ngày 16/8/2018 sau 07 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành, TAND Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đã ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự yêu cầu QNC thanh toán cho công ty TNHH chế tạo thiết bị CN số tiền nợ gốc theo Biên bản đối chiếu công nợ ngày 31/12/2017 là 381.804.500 đồng (Ba trăm tám mươi mốt triệu tám trăm linh tư nghìn năm trăm đồng) và số tiền nợ lãi tính từ ngày khởi kiện (31/5/2018) đến ngày 31/7/2018 là 8.590.601 đồng (Tám triệu năm trăm chín mươi nghìn sáu trăm linh một đồng), nếu QNC trả nợ đúng theo lộ trình cam kết thì công ty TNHH chế tạo thiết bị CN sẽ miễn số tiền nợ lãi trên, nếu hết thời hạn thỏa thuận mà QNC không trả đủ thì phải chịu tiền lãi chậm trả theo quy định tại Khoản 2 Điều 468 BLDS 2015; đồng thời QNC phải chịu số tiền án phí sơ thẩm là 9.759.000 đồng (Chín triệu bảy trăm năm mươi chín nghìn đồng).

Tranh chấp thứ hai giữa nguyên đơn là công ty TNHH Thương mại và sản xuất ĐH và bị đơn là QNC về việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ, theo đó QNC đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng đã ký kết giữa hai bên, vì vậy công ty TNHH Thương mại và sản xuất ĐH đã kiện QNC ra Tòa, ngày 05/9/2018 sau 07 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành, TAND Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đãra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự yêu cầu QNC thanh toán cho công ty TNHH Thương mại và sản xuất ĐH số tiền nợ gốc theo Biên bản đối chiếu công nợ ngày 05/1/2018 là 234.459.200 đồng (Hai trăm ba mươi tư triệu bốn trăm năm mươi chín nghìn hai trăm đồng), nếu hết thời hạn thỏa thuận mà QNC không trả đủ thì phải chịu tiền lãi chậm trả theo quy định tại Khoản 2 Điều 468 BLDS 2015; công ty TNHH Thương mại và sản xuất ĐH phải chịu số tiền án phí sơ thẩm là 5.862.000 đồng (Năm triệu tám trăm sáu mươi hai nghìn đồng).

Nhìn chung các tranh chấp về hợp đồng mua hàng hóa, dịch vụ của QNC từ trước tới nay đều được giải quyết bằng thương lượng, và ngay cả khi phải ra tòa, cũng thường được giải quyết bằng hòa giải.

2.3.2 Các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình giao kết và thực hiện các hợp đồng thương mại mua hàng hóa, dịch vụ

Trong quá trình soạn thảo, giao kết và thực hiện các HĐTM mua hàng hóa, dịch vụ của QNC phát sinh một số các vấn đề pháp lý cần giải quyết:

Trước tiên phải kể đến đó là Tên gọi của hợp đồng: Có những hợp đồng đến nay QNC soạn thảo vẫn lấy tên là “Hợp đồng kinh tế”, như Hợp đồng kinh tế Số 85/HĐKT - QNC - LBC ngày 12/12/2017 giữa QNC và công ty TNHH thương mại và vận tải LB (gọi tắt là công ty LB) về việc mua bán than cám, trong khi Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989 đã không còn hiệu lực thi hành, nên tên gọi này hiện nay đã không còn phù hợp, cần đặt tên gọi cho hợp đồng cụ thể, rõ ràng hơn, có thể sửa đổi cụ thể thành “Hợp đồng mua bán than cám”.

Trong quá trình thực hiện nhu cầu mua hàng hóa, việc nghiên cứu thị trường và tìm kiếm nguồn hàng là rất cần thiết. Kể từ khi thành lập, gần như các giao dịch

thương mại mua hàng hóa của QNC đều được thực hiện với các đối tác có mối quan hệ quen biết và lâu dần trở thành khách hàng thân thiết, khách hàng truyền thống vì vậy việc nghiên cứu mở rộng thị trường tìm kiếm nguồn hàng không được quan tâm, quy trình mua hàng chỉ đơn thuần như mục 2.2 đã trình bày ở trên. Dần về sau này, QNC đã tiến tới thực hiện các quy trình hệ thống hơn, chặt chẽ hơn, đã sử dụng các biện pháp triển khai chào hàng cạnh tranh, đấu thầu hạn chế để mua hàng hóa. Tuy nhiên để phát huy hơn nữa vai trò việc mua hàng hóa trong việc giảm giá thành sản xuất, tăng tính cạnh tranh, QNC cần thiết phải tổ chức đấu thầu rộng rãi trên cả mạng Internet để tìm kiếm những khách hàng mới, sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao hơn.

Một vấn đề pháp lý nữa được đặt ra đó là việc kiểm tra tư cách pháp lý của đối tác. Từ thói quen tin tưởng bạn hàng, khi ký kết HĐTM, QNC thường không yêu cầu xuất trình bản gốc hồ sơ pháp nhân và hồ sơ cá nhân của khách hàng và người đại diện pháp luật của khách hàng. Có những hợp đồng, mà đại diện ký kết của đối tác là Phó giám đốc ví dụ Hợp đồng mua bán máy phân tích số 139/HĐKT-QNC- LEEON ngày 09/5/2018 nhưng khi đàm phán, phía QNC cũng chỉ hỏi đến hình thức ủy quyền, số, ngày tháng năm cấp giấy ủy quyền để đưa vào hợp đồng cho đầy đủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại tại công ty cổ phần xi măng và xây dựng quảng ninh (Trang 56 - 85)