Thành lập bộ phận hoặc phòng Pháp chế trong đó có nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại tại công ty cổ phần xi măng và xây dựng quảng ninh (Trang 87 - 106)

hóa về Luật kinh tế

Để tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo QNC trong việc giao kết và thực hiện các HĐTM, rất cần thiết thành lập một bộ phận, hoặc phòng pháp chế chuyên nghiên cứu sâu các quy định của pháp luật nói chung, trong đó có các quy định liên quan pháp luật thương mại Việt Nam, quy định của pháp của các nước đối tác, các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên để từ đó tham mưu cho lãnh đạo QNC trong việc ký kết và thực hiện các HĐTM.

Bộ phận hoặc phòng pháp chế của QNC sẽ là cơ quan thường trực cùng với các phòng ban chuyên môn giải quyết các tranh chấp thương mại phát sinh (nếu có) thông quan thương lượng, hòa giải.

Trường hợp có phát sinh các tranh chấp phải giải quyết trước tòa án hoặc trọng tài thì bộ phận hoặc phòng pháp chế của QNC sẽ là đơn vị chuyên môn tập trung thu thập, phân tích các chứng cứ, tham mưu giúp QNC thắng kiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho QNC.

Bộ phận pháp chế của QNC phải bao gồm những nhân lực được đào tạo bài bản theo ngành Luật, có chuyên môn sâu về các chuyên ngành Luật, có hiểu biết rộng về các lĩnh vực, có trình độ ngoại ngữ giỏi, chịu khó trau dồi kiến thức và kỹ năng làm việc theo ngành ... có như vậy mới tham mưu giúp việc tốt cho lãnh đạo QNC trong quá trình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh trong đó có các hoạt động thương mại.

Trong mỗi doanh nghiệp, việc hiểu biết pháp luật đóng vai trò rất quan trọng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và các hoạt động thương mại nói riêng. Những doanh nghiệp có riêng một bộ phận pháp chế tốt, chuyên đi sâu nghiên cứu luật pháp và tư vấn tham mưu kịp thời cho lãnh đạo doanh nghiệp sẽ tự tin và an tâm hơn khi tham gia ký kết và thực hiện các HĐTM và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó doanh nghiệp cũng phát triển bền vững hơn. Vì thế ngày

nay, ngày càng nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn thành lập riêng một bộ phận pháp chế (Ban pháp chế, phòng pháp chế).

Với xu thế này, QNC nên sớm quan tâm thành lập bộ phận pháp chế riêng cho mình để xem xét, đánh giá và tư vấn các vấn đề về pháp lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt các vấn đề pháp lý trước khi giao kết và thực hiện các loại HĐTM.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chủ chương của lãnh đạo QNC hiện nay là tập trung tối đa các nguồn lực cho sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh, củng cố uy tín và thương hiệu QNC trên thị trường. Từ mục tiêu đó, QNC ngày càng thu hút được nhiều bạn hàng lớn, đáng tin cậy, số lượng các giao dịch thương mại của QNC không ngừng tăng. Năm 2018, QNC đã ký tổng cộng 115 hợp đồng mua hàng hóa, trang thiết bị, nguyên nhiên vật liệu đầu vào, dịch vụ đồng thời ký kết 25 hợp đồng cung ứng dịch vụ, bán hàng hóa, ủy thác xuất khẩu trong đó các các hợp đồng mang tính nguyên tắc cho cả năm sản xuất kinh doanh. Số lượng HĐTM của QNC tiếp tục có xu thế tăng lên vào năm 2019.

Để thực hiện thành công các HĐTM đã và sẽ ký kết, QNC cần có các giải pháp cụ thể. Trong chương 3, Luận văn đã giới thiệu khái quát về QNC. Cuối cùng đưa ra và phân tích các giải pháp QNC cần thực hiện để thúc đẩy hiệu quả của việc giao kết và thực hiện các HĐTM.

Trong các nhóm giải pháp này, trước hết phải kể đến là việc khảo sát kỹ thị trường và chuẩn bị các điều kiện, kế hoạch trước khi giao kết và thực hiện HĐTM; tiếp theo QNC cần hoàn thiện các quy định, quy trình liên quan đến việc giao kết và thực hiện các HĐTM. Bên cạnh đó. QNC cần đào tạo được nguồn nhân lực đủ vững vàng về kiến thức, đặc biệt các kiến thức pháp luật, đủ trình độ về mọi mặt để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong việc ký kết và thực hiện các HĐTM. Một giải pháp quan trọng và căn bản nhất mà tác giả muốn đề cập ở chương 3 này là giải pháp thành lập một bộ phận hoặc phòng ban pháp chế, chuyên nghiên cứu và tham mưu giúp việc cho lãnh đạo QNC về các vấn đề pháp lý trong đó đặc biệt là các vấn

đề pháp lý liên quan đến việc giao kết và thực hiện các HĐTM. Đây là những giải pháp tác giả cho rằng thực sự căn bản và cần thiết để QNC có thể vươn lên khẳng định uy tín và thương hiệu trên thị trường, từng bước củng cố và phát triển sản xuất kinh doanh.

KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển theo xu hướng ổn định của hệ thống pháp luật, các doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến các vấn đề pháp lý trong quá trình giao kết và thực hiện HĐTM, việc giao kết và thực hiện các HĐTM của QNC cũng vì thế mà cần phải tiệm cận tới sự hoàn thiện và chặt chẽ hơn.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, Luận văn đã khái quát các vấn đề chung về giao kết và thực hiện HĐTM, phân tích khái niệm, đặc điểm, các điều kiện và trình tự giao kết các HĐTM; trình bày các nguyên tắc giao kết và thực hiện các HĐTM; phân tích các hậu quả pháp lý của việc vi phạm HĐTM từ đó nêu rõ trách nhiệm pháp lý của các chủ thể tham gia. Bằng quan điểm tích cực và tư duy biện chứng, dựa vào những kiến thức đã học và kinh nghiệm thực tiễn, tác giả tư vấn một số kỹ năng đàm phán, soạn thảo, ký kết và thực hiện HĐTM giúp giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp.

Từ thực tiễn giao kết và thực hiện HĐTM tại QNC, tác giả rút ra được các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình giao kết và thực hiện các HĐTM trong từng lĩnh vực mua hàng hóa, dịch vụ, bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ủy thác xuất khẩu hàng hóa của QNC, nêu bật các tồn tại mà hiện nay QNC đang mắc phải và chưa nhìn nhận ra trong quá trình giao kết và thực hiện HĐTM, đồng thời cũng tham vấn cho QNC những ý kiến xác đáng nhằm mục tiêu giúp lãnh đạo QNC kịp thời điều chỉnh để tránh các rủi ro trong quá trình giao kết và thực hiện các HĐTM với các đối tác.

Tổng kết, đánh giá việc áp dụng các quy định pháp luật, các quy định, quy trình nội bộ liên quan đến giao kết và thực hiện HĐTM tại QNC một lần nữa giúp QNC rà lại các HĐTM của mình, đối chiếu với các quy định pháp luật đồng thời rà lại sự hợp lý giữa các quy định, quy trình nội bộ với các HĐTM mà QNC đã, đang và sẽ ký kết, kịp thời chỉnh sửa lại cho phù hợp với thực tiễn giao kết và thực hiện HĐTM nói chung.

Trên cơ sở những vấn đề đã nêu, tác giả đề xuất, kiến nghị thực hiện các giải pháp thúc đẩy hiệu quả của việc giao kết và thực hiện HĐTM của QNC trong đó

định hướng giải quyết các vấn đề pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của QNC trong từng thương vụ.

Một trong những bài học sương máu cho QNC trên chặng đường phát triển trước đây là chưa xem trọng giá trị của việc soạn thảo, giao kết và thực hiện HĐTM, điều này góp phần tăng nguy cơ đẩy QNC đến bên bờ vực phá sản. Tác giả cho rằng, với tốc độ phát triển của các doanh nghiệp và của nền kinh tế thị trường hiện nay, nếu QNC không kịp thời điều chỉnh những bất cập của mình trong lĩnh vực giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại, QNC có nguy cơ sẽ tiếp tục gặp phải những rủi ro ngày càng lớn trong hoạt động thương mại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tồn vong và phát triển trong tương lai.

Đối với một doanh nghiệp địa phương như QNC thì vấn đề nghiên cứu này đặc biệt hữu ích khi tổng thể các HĐTM được soạn thảo, ký kết và thực hiện chặt chẽ hơn, QNC sẽ tránh được nhiều rủi ro trong quá trình ký kết và thực hiện các HĐTM (đa phần các HĐTM của QNC ở mỗi lĩnh vực như tác giả phân tích ở chương 2 đều có các điều khoản giống nhau, cùng một quy trình ký kết và thực hiện).

Đã đến lúc, các chủ nhân của QNC là các cổ đông, ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên QNC cần nhìn nhận lại vấn đề, tham khảo ý kiến tư vấn của các chuyên gia và ý kiến đề xuất trên đề tài của tác giả để định hướng đi mới, chắc chắn hơn, an toàn hơn, hiệu quả hơn cho các HĐTM trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

Phạm vi về nội dung nghiên cứu của đề tài là tất cả các loại HĐTM nên được coi là rộng đối với một đơn vị nhưng về phạm vi không gian mới chỉ trên quy mô một doanh nghiệp nên chưa thực sự rộng như quy mô một ngành sản xuất kinh doanh. Đề tài là một vấn đề khá hấp dẫn nếu tiếp tục được phát triển nghiên cứu trên quy mô ngành xi măng hoặc rộng hơn nữa là quy mô các ngành công nghiệp khác. Tác giả tin chắc rằng nếu được nghiên cứu ở phạm vi không gian rộng hơn như vậy thì sẽ còn nhiều bài học kinh nghiệm quý báu được rút ra, giúp các doanh

nghiệp lớn như các Tập đoàn, các Tổng công ty tránh được các tranh chấp phát sinh trong quá trình giao kết và thực hiện các HĐTM.

Nhiệm vụ của đề tài là nghiên cứu thực tiễn giao kết và thực hiện các HĐTM mua, bán hàng hóa, dịch vụ của QNC. Tuy nhiên còn có rất nhiều vấn đề quan trọng trong các HĐTM của QNC cần được đề cập và nghiên cứu sâu hơn nữa như việc nghiên cứu các quy định liên quan đến bảo hành, bảo hiểm hàng hóa trong HĐTM; các điều khoản liên quan đến cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện HĐTM; các điều khoản thanh toán, các điều khoản vận tải hàng hóa quốc tế... Đặc biệt khi tương lai không xa QNC trực tiếp xuất khẩu sản phẩm không qua ủy thác thì còn cần nghiên cứu rất nhiều quy định của pháp luật việt Nam và Luật quốc tế về các vấn đề liên quan đến xuất khẩu hàng hóa.

Với quy mô của bản Luận văn này, tác giả mới chỉ đề cập được những lý luận cơ bản về giao kết và thực hiện HĐTM đồng thời mới chỉ đề cập được một số vấn đề tiêu biểu trong giao kết và thực hiện HĐTM tại QNC, chưa thể đề cập hết được tất cả các khía cạnh lý luận của HĐTM nói chung và tất cả các khía cạnh thực tế giao kết và thực hiện HĐTM của QNC nói riêng. Tác giả rất mong nhận được sự tham gia góp ý, bổ sung của các thầy cô giảng viên, các học viên, đồng nghiệp và các cán bộ nhân viên của QNC để Đề tài này hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Bộ Tư pháp, Những điều cần biết về ký kết và thực hiện hợp đồng dân sự (Theo Bộ luật Dân sự hiện hành năm 2015), NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, 2017

2. Bộ Tư pháp, 9 biện pháp bảo đảm nghĩa vụ hợp đồng (quy định thực tế và thiết kế giao dịch theo Bộ luật Dân sự năm 2015), NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, 2017

3. Công ty cổ phần xi măng và xây dựng Quảng Ninh, Quy định chức năng nhiệm vụ các phòng ban đơn vị trực thuộc Công ty, Quảng Ninh 2018

4. Công ty cổ phần xi măng và xây dựng Quảng Ninh, Quy trình mua hàng - QT24, Quảng Ninh 2018

5. Công ty cổ phần xi măng và xây dựng Quảng Ninh, Quy trình bán hàng - QT 7.2.01, Quảng Ninh 2016

6. Công ty cổ phần xi măng và xây dựng Quảng Ninh, Quy trình quản lý kho vật tư – QT 7.4.03A, Quảng Ninh 2016

7. Công ty cổ phần xi măng và xây dựng Quảng Ninh, Quy trình quản lý kho nguyên nhiên liệu – QT 7.4.03B, Quảng Ninh 2016

8. Công ty cổ phần xi măng và xây dựng Quảng Ninh, Báo cáo thường niên năm 2015, Quảng Ninh 2015

9. Công ty cổ phần xi măng và xây dựng Quảng Ninh, Báo cáo thường niên năm 2016, Quảng Ninh 2016

10. Công ty cổ phần xi măng và xây dựng Quảng Ninh, Báo cáo thường niên năm 2017, Quảng Ninh 2017

11. Công ty cổ phần xi măng và xây dựng Quảng Ninh, Báo cáo tài chính riêng và hợp nhất quý 3 năm 2018, Quảng Ninh 2018

12. Nguyễn Như Chính, Pháp luật về dịch vụ thương mại pháp lý - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ Luật học, trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội năm 2011

13. Phạm Hoàng Giang, Quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án Tiến sĩ Luật học, trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội năm 2007

14. Nguyễn Minh Hằng, Pháp luật kinh doanh quốc tế,NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010

15. Nguyễn Minh Hằng và cộng sự, Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014

16. Nguyễn Minh Hằng, Slide bài giảng Hợp đồng thương mại, Hợp đồng thương mại Quốc tế - Kỹ năng đàm phán, phòng ngừa rủi ro, Tài liệu giảng dạy lớp bổ sung kiến thức cao học Luật Kinh tế, 2018

17. Nguyễn Minh Hằng, 101 câu hỏi - đáp về CISG,NXB Thanh niên, 2016 18. Vũ Phương Huyền, Hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại

Công ty cổ phần hóa dầu Petrolimex, Khóa luận Luật học, trường Đại học Kinh tế quốc dân, K45

19. Phạm Duy Nghĩa, Giáo trình Luật Kinh tế, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội, 2010

20. Nguyễn Thị Mơ, Giáo trình pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại, tái bản lần 5, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012

21. Hoàng Thế Liên, Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự 2005 (tập II) Phần thứ ba: Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự, Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2013

22. Phạm Thị Lan Phương, Hợp đồng mua bán hàng hóa từ lý thuyết đến thực tiễn áp dụng tại Công ty TNHH IPC, Khóa luận Luật học, trường Đại học kinh tế quốc dân năm, Hà Nội năm 2006

23. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015, 2015

24. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005, 2005

25. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Luật Trọng tài thương mại số 54/2010/QH12 ngày 17 tháng 06 năm 2010, 2010

26. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Luật quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2017, 2017

27. Nguyễn Quang Tuyến, Tìm hiểu về Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa,

XNB Chính trị quốc gia - sự thật, 20183

28. Nguyễn Hợp Toàn, Giáo trình Pháp luật kinh tế, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội2016

29. Nguyễn Văn Thoan, Ký kết và thực hiện Hợp đồng điện tử trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sĩ Luật học, trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội năm 2010

30. Tòa án nhân dân thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh, Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 10/2018/QĐST-DS, Quảng Ninh năm 2018 31. Tòa án nhân dân thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh, Quyết định công nhận

sự thỏa thuận của các đương sự số 11/2018/QĐST-DS, Quảng Ninh năm 2018

32. Vũ Tươi, Luật doanh nghiệp – Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa – Luật

Thương mại và chính sách ưu đãi hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, XNB Lao

động, 2018

33. VCCI & DANIDA, Cẩm nang Hợp đồng thương mại, 2010

34. VCCI, Cẩm nang văn bản pháp luật dành cho doanh nhiệp - phiên bản 3.0,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại tại công ty cổ phần xi măng và xây dựng quảng ninh (Trang 87 - 106)