Giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn thi hành pháp luật về hợp đồng dịch vụ tại ng n hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) chi nhánh t y nam quảng ninh (Trang 48 - 52)

Thông thường, khi HĐ giao kết, mỗi bên đều mong muốn mục đích của hợp đồng được thực hiện đầy đủ. ặc dù vậy không phải lúc nào trong thực tế hợp đồng c ng được thực hiện một cách suôn s và tranh chấp về hợp đồng là điều không tránh khỏi.

45 Khoản , Điều 3 Luật Thương mại 2005

Có thể hiểu: Tranh chấp hợp đồng dịch vụ là sự mâu thuẫn giữa các bên khi tham gia quan hệ HĐ trong việc thực hiện hay không thực hiện, thực hiện không đúng các quyền và nghĩa vi phạm pháp luậtụ theo cam kết ghi nhận trong hợp đồng .

1.4.7.1. Nguyên nhân tranh chấp hợp đồng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tranh chấp về hợp đồng từ nguyên nhân chủ quan đến nguyên nhân khách quan. Các nguyên nhân có thể kể đến là:

- Các chủ thể không am hiểu pháp luật, nội dung và hình thức hợp đồng vi phạm quy định pháp luật, không tuân thủ quy trình dẫn đến tranh chấp

- Người kí hợp đồng không có thẩm quyền

- Sự khác nhau về tập quán kinh doanh trong trường hợp giao dịch có một bên chủ thể là người hay pháp nhân nước ngoài.

- ề phía chủ thể khi tham gia quan hệ HĐ lợi dụng l ng tin và sự thiếu hiểu biết của đối tác, sẵn sàng lừa dối khách hàng. ì mục đích lợi nhuận mà một bên có thể phá vỡ hợp đồng gây thiệt hại cho bên c n lại.

- Nguyên nhân quan trọng nữa xuất phát từ những hạn chế của các quy định pháp luật, các quy định này không bao quát hết được quan hệ hợp đồng dịch vụ, một số chính sách và quy định c n bất cập, dẫn đến tình trạng hiểu sai các điều khoản, gây khó khăn trong việc thực hiện hợp đồng.

Trên đây là những nguyên nhân chính dẫn đến tranh chấp về HĐ . Hiểu được các nguyên nhân này thì việc giải quyết tranh chấp s dễ dàng và thuận lợi hơn.

1.4.7.2. Hình thức giải quyết tranh chấp

Giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐ là việc lựa chọn cách thức phù hợp để giải quyết xung đột xảy ra trong quá trình CƯ . háp luật đưa ra các phương thức

giải quyết tranh chấp về HĐ là: Thương lượng, h a giải, giải quyết b ng Trọng tài hoặc T a án 47

.

Phư ng th c thư ng lượng: hương thức này được pháp luật khuyến khích áp

dụng khi xảy ra tranh chấp về HĐ . Các bên trong quan hệ hợp đồng cùng nhau trao đổi, tháo gỡ những mâu thuẫn thông qua việc gặp gỡ trực tiếp mà không có mặt của bên thứ ba. Để giải quyết tranh chấp, các bên hoàn toàn có quyền tự do thỏa thuận phương pháp, địa điểm, đề xuất giải pháp c ng như tự nguyện thực hiện thỏa thuận đã đạt được. Ưu điểm của phương thức này là tránh được sự r rỉ thông tin ảnh hư ng đến uy tín của các bên, đồng thời không cần tuân theo nguyên tắc hay quy trình bắt buộc nào, tiết kiệm chi phí c ng như thời gian. Tuy nhiên, hạn chế của phương thức thương lượng là do diễn ra tự phát, không theo thủ tục và trình tự nào nên việc giải quyết tranh chấp gặp nhiều khó khăn, có thể không đạt được kết quả nếu một bên không có thiện chí và nhượng bộ.

Phư ng th c hòa giải: hương thức này tương tự phương thức thương lượng,

đó là các bên cùng bàn bạc, trao đổi, cùng nhau thỏa thuận để giải quyết xung đột. Nhưng h a giải khác thương lượng chỗ có sự tham gia của bên thứ ba đóng vai tr là trung gian h a giải. Người h a giải phải có trình độ, kinh nghiệm h a giải.

Ngoài hai phương thức nêu trên, tranh chấp về HĐ c n có thể được giải quyết thông qua Trọng tài hoặc T a án.

Phư ng th c giải quyết qua Trọng tài: hương thức này tranh chấp được giải

quyết thông qua sự phán xét của bên thứ ba độc lập là trọng tài viên. Trọng tài viên dung h a các mâu thuẫn b ng các phán quyết có tính bắt buộc các bên phải thực hiện. Luật Trọng tài thương mại 2010 có quy định điều kiện tranh chấp giải quyết b ng Trọng tài là Tranh chấp được giải quyết b ng Trọng tài nếu các bên có thoả

thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp 48

.

hương thức này cho phép các bên được lựa chọn trọng tài viên, địa điểm. Ngoài ra, trong trường hợp tranh chấp có yếu tố nước ngoài thì các bên được quyền chọn luật áp dụng để giải quyết. Giải quyết tranh chấp b ng Trọng tài không tiến hành công khai nên tính bảo mật cao, không bị tiết lộ bí mật kinh doanh. Xét xử tại Trọng tài chỉ diễn ra một cấp xét xử, không có phúc thẩm, kháng cáo, phán quyết của trọng tài là chung thẩm, bắt buộc các bên thực hiện.

Từ những đặc điểm trên có thể thấy tranh chấp giải quyết b ng Trọng tài có nhiều điểm nổi trội hơn so với thương lượng, h a giải. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương thức trọng tài c ng c n tồn tại một số nhược điểm như chi phí cao Trọng tài không phải cơ quan nhà nước nên khi cần bảo đảm chứng cứ, trọng tài không thể ra quyết định sử dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như T a án Trọng tài phụ thuộc vào thiện chí các bên nên nếu một bên không có thiện chí thì quá trình giải quyết s khó khăn, có nguy cơ trì hoãn và không đạt được kết quả.

Phư ng th c giải quyết thông qua Tòa án: Đây là phương thức giải quyết tranh

chấp tại cơ quan xét xử nhân danh nhà nước, yêu cầu các bên phải tuân theo quy trình và thủ tục nhất định. uyết định hay bản án của T a về vụ tranh chấp bắt buộc các bên phải thực hiện và bảo đảm b ng cưỡng chế nhà nước. hương thức này được coi là con đường cuối cùng các bên trong tranh chấp có thể lựa chọn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi mà mục đích không thể đạt được thông qua các phương thức thương lượng, h a giải hay trọng tài.

hương thức này có một số hạn chế là T a án xét xử công khai nên sau khi ra phán quyết, s có một bên là người thắng và một bên là người thua, ảnh hư ng đến uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp. o thủ tục và trình tự chặt ch , nghiêm ngặt nên thời gian giải quyết tranh chấp thường kéo dài, tốn kém chi phí.

Có thể thấy, trong các phương thức trên không có phương thức nào là tuyệt đối mà đều tồn tại ưu điểm và hạn chế nhất định. o vậy, tùy vào từng tranh chấp, các bên s đưa ra lựa chọn cho mình phương thức giải quyết hợp lý và tối ưu nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn thi hành pháp luật về hợp đồng dịch vụ tại ng n hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) chi nhánh t y nam quảng ninh (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)