Đối với việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, dịch vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng VHDN cho công ty xăng dầu b12 (Trang 34)

Xây dựng VHDN cũng chính là xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp và cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.Xây dựng VHDN là xây dựng văn hóa tổ chức; xác định văn hóa trong kinh doanh, văn hóa lãnh đạo, văn hóa chất lượng,... xác định mục tiêu, định hướng cho sự tồn tại của doanh nghiệp cũng như sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Kết tinh của các giá trị văn hóa này sẽ tạo ra thương hiệu cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Tùy theo đặc tính của sản phẩm hay chiến lược phát triển thương hiệu của doanh nghiệp mà có có nhiều tên sản phẩm thuộc một doanh nghiệp như là Công ty Unilever có Dove, Omo, Sunsilk,... hay chỉ có một tên gọi của công ty cho tất cảnhững sản phẩm của mình, như là Sony có các sản phẩm về ti vi, máy nghe nhạc, điện thoại di động, loa đều mang nhãn hiệu Sony.

Thương hiệu sản phẩm tạo ra vị thế về chất lượng sản phẩm. Người tiêu dùng nhìn vào thương hiệu sản phẩm để đánh giá chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, thương hiệu doanh nghiệp giúp người tiêu dùng đánh giá về mức độ uy tín, đạo đức của doanh nghiệp. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người tiêu dùng, đối tác và chính phủ, để không có sự tiếp tay cho những doanh nghiệp không có hình thức kinh doanh đúng đắn, có thể gây hại cho con người và môi trường.

Tóm lại,tất cả những vai trò trên của VHDN sẽ giúp doanh nghiệp có thể

tăng trưởng và phát triển bền vững, để tạo ra mục đích cuối cùng là lợi nhuận của doanh nghiệp - yếu tố quyết định sự sống còn của một doanh nghiệp. Có thể nói khi tất cả những cái khác mất đi mà VHDN vẫn còn thì doanh nghiệp vẫn còn cơ hội

tồn tại và phát triển, nhưng ngược lại nếu như văn hóa đã mất thì doanh nghiệp không thể trường tồn được. Thành công hay thất bại của doanh nghiệp đều gắn với việc có tạo ra bản sắc riêng của văn hóa doanh nghiệp.

1.4. Các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Xây dựng VHDN là một quá trình tổng thể bao gồm nhiều bước liên quan. Vì vậy, để xây dựng VHDN một cách tổng thể thì cần theo mô hình 11 bước cụ thể như sau:

Bước 1: Tìm hiểu môi trường và các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược doanh nghiệp trong tương lai. Xem xét có yếu tố nào làm thay đổi chiến lược doanh nghiệp trong tương lai.

Bước 2: Xác định đâu là giá trị cốt lõi làm cơ sở cho thành công. Đây là bước cơ bản nhất để xây dựng văn hoá doanh nghiệp. Các giá trị cốt lõi phải là các giá trị không phai nhòa theo thời gian và là trái tim và linh hồn của doanh nghiệp.

Bước 3: Xây dựng tầm nhìn mà doanh nghiệp sẽ vươn tới. Tầm nhìn chính là bức tranh lý tưởng về doanh nghiệp trong tương lai. Tầm nhìn chính là định hướng để xây dựng văn hoá doanh nghiệp. Có thể doanh nghiệp mà ta mong muốn xây dựng hoàn khác biệt so với doanh nghiệp hiện mình đang có.

Bước 4: Đánh giá văn hóa hiện tại và xác định những yếu tố văn hoá nào cần thay đổi. Sự thay đổi hay xây dựng văn hoá doanh nghiệp thường bắt đầu bằng việc đánh giá xem văn hoá hiện tại như thế nào và kết hợp với chiến lược phát triển doanh nghiệp. Đánh giá văn hoá là một việc cực kỳ khó khăn vì văn hoá thường khó thấy và dễ nhầm lẫn về tiêu chí đánh giá. Những ngầm định không nói ra hay không viết ra thì càng khó đánh giá. Thường thì con người hoà mình trong văn hoá và không thấy được sự tồn tại khách quan của nó.

Bước 5: Khi chúng ta đã xác định được một văn hoá lý tưởng cho doanh nghiệp mình và cũng đã có sự thấu hiểu về văn hoá đang tồn tại trong doanh nghiệp mình. Lúc này sự tập trung tiếp theo là vào việc làm thế nào để thu hẹp khoảng cách giữa những giá trị chúng ta hiện có và những giá trị chúng ta mong muốn. Các

khoảng cách này nên đánh giá theo 4 tiêu chí: phong cách làm việc, ra quyết định, giao tiếp, đối xử.

Bước 6: Xác định vai trò của lãnh đạo trong việc dẫn dắt thay đổi văn hóa. Lãnh đạo đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho việc xây dựng văn hoá. Lãnh đạo là người đề xướng và hướng dẫn các nỗ lực thay đổi. Lãnh đạo chịu trách nhiệm xây dựng tầm nhìn, truyền bá cho nhân viên hiểu đúng, tin tưởng và cùng nỗ lực để xây dựng. Lãnh đạo cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xua tan những mối lo sợ và thiếu an toàn của nhânviên.

Bước 7: Khi khoảng cách đã được xác định thì việc tiếp theo là soạn thảo một kế hoạch hành động bao gồm các mục tiêu, hoạt động, thời gian, điểm mốc và trách nhiệm cụ thể. Cái gì là ưu tiên? Đâu là chỗ chúng ta cần tập trung nỗ lực? Cần những nguồn lực gì? Ai chịu trách nhiệm về những công việc cụ thể? Thời hạn hoàn thành?

Bước 8: Phổ biến nhu cầu thay đổi, kế hoạch hành động và động viên tinh thần, tạo động lực cho sự thay đổi. Sự thay đổi sẽ ảnh hưởng đến đời sống nhân viên. Họ cần được biết sự thay đổi đó đem lại điều tốt đẹp cho họ. Sự động viên, khuyến khích sẽ dễ dàng hơn khi mọi người được biết vai trò của mình là đóng góp và xây dựng tương lai doanh nghiệp.

Bước 9: Nhận biết các trở ngại và nguyên nhân từ chối thay đổi và xây dựng các chiến lược để đối phó. Lôi kéo mọi người ra khỏi vùng thoải mái của mình là một công việc rất khó. Vì vậy người lãnh đạo phải khuyến khích, động viên và chỉ cho nhân viên thấy lợi ích của họ tăng lên trong quá trình thay đổi.

Bước 10: Thể chế hóa, mô hình hóa và củng cố sự thay đổi văn hóa. Các hành vi, quyết định của lãnh đạo phải thể hiện là mẫu hình cho nhân viên noi theo và phù hợp với mô hình văn hoá đã xây dựng. Trong giai đoạn các hành vi theo mẫu hình lý tưởng cần được khuyến khích, động viên. Hệ thống khen thưởng phải được thiết kế phù hợp với mô hình xây dựng văn hoá doanh nghiệp.

Bước 11: Tiếp tục đánh giá VHDN và thiết lập các chuẩn mực mới về không ngừng học tập và thay đổi. Văn hoá không phải là bất biến vì vậy khi ta đã xây dựng

được một văn hoá phù hợp thì việc quan trọng là liên tục đánh giá và duy trì các giá trị tốt, truyền bá những giá trị đó cho nhân viên mới.

Trong tất cả 11 bước của mô hình, người lãnh đạo đóng vai trò quyết định. Họ có thể là những người trực tiếp đánh giá VHDN, người đưa ra giá trị văn hóa họ mong muốn vào tổ chức hoặc họ có thể đóng vai trò lãnh đạo tập thể trong từng bước xây dựng của mô hình. Việc thành công hay thất bại của việc xây dựng VHDN phụ thuộc rất lớn vào phẩm chất, phong cách, năng lực của nhà lãnh đạo. Nếu phẩm chất, phong cách lãnh đạo phù hợp với triết lý hoạt động và hệ thống giá trị của tổ chức, năng lực lãnh đạo của họ cao họ sẽ thành công vai trò của mình. Ngoài ra, việc các thành viên trong doanh nghiệp lĩnh hội các giá trị đến đâu còn tùy thuộc vào sức mạnh chuẩn mực của giá trị, sự hòa hợp giữa các tổ chức trong doanh nghiệp, hiệu quả của việc truyền đạt các giá trị.

Như vậy, xây dựng VHDN không đơn thuần là liệt kê ra các giá trị mong muốn của nhà lãnh đạo rồi treo lên tường thành những quy định mà là làm sao để hòa những qui định này vào trong mọi hoạt động của doanh nghiệp và trong mọi hoàn cảnh, lúc thịnh vượng cũng như lúc khó khăn. Quá trình này không những đòi hỏi vai trò dẫn dắt của người lãnh đạo mà còn đòi hỏi sự hỗ trợ, nỗ lực đồng tâm và kiên trì của tất cả nhân viên thì mới có thể thành công được.

Kết luận: Trên cơ sở nội dung, cấu trúc về VHDN tác giả đề xuất khung phân tích và đánh giá VHDN làm cơ sở phân tích ở chương 2 và 3 như sau: Phân tích đánh giá những đặc điểm của công ty Xăng dầu B12 trên cơ sở nội dung cấu trúc của VHDN, thực trạng VHDN hiện tại tại công ty Xăng dầu B12 (nhận thức về VHDN tại phụ lục 01, bảng tổng kết các câu hỏi phụ lục 02). Trên cơ sở đó đưa ra các bước để hoàn thiện VHDN của Công ty Xăng dầu B12.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU B12

2.1. Tổng quan về Công ty Xăng dầu B12

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty Xăng dầu B12 (dưới đây gọi tắt là Công ty) là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam nay là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. Từ tháng 09/2011 Công ty đã chuyển đổi loại hình hoạt động sang Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Tổ chức và hoạt động của Công ty tuân thủ theo quy định của Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Doanh nghiệp và Điều lệ hoạt động của Công ty.

Tiền thân của Công ty là Ban chuẩn bị sản xuất công trình thủy lợi B12. Ban chuẩn bị sản xuất được thành lập theo Quyết định số 296/VT-QĐ ngày 07/04/1970. Đến tháng 6 năm 1973 đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, góp phần quan trọng cùng Ban kiến thiết công trình thủy lợi B12 nghiệm thu, tiếp nhận toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật thuộc tuyến ống B12 và xây dựng mô hình tổ chức quản lý để chuẩn bị cho sự ra đời của Công ty Xăng dầu B12. Ngày 27/06/1973, Công ty Xăng dầu B12 được thành lập theo Quyết định số 351/VT-QĐ của Bộ Vật tư (cũ) và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/07/1973.

Lịch sử phát triển của Công ty đã thể hiện sự lớn mạnh về quy mô, cơ sở vật chất và trình độ năng lực quản lý, làm việc của cán bộ công nhân viên Công ty. Điều đó khẳng định khả năng của Công ty trong việc thực hiện tốt công tác tổ chức tiếp nhận, tồn chứa, bơm chuyển, trực tiếp xuất bán và tạo nguồn cung ứng kịp thời cho các đơn vị trong Ngành, đảm bảo cơ bản các nhu cầu về xăng dầu cho phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, dự trữ Quốc gia ở hầu hết các tỉnh miền Bắc. Việc ổn định và phát triển của Công ty còn thể hiện việc đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện chương trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá hệ thống công nghệ kho xăng dầu. Xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng môi trường tiên tiến, đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp.

Trong quá trình hoạt động ở lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, Công ty không những tự khẳng định mình tại thị trường xăng dầu trong nước mà còn là đối tác tin cậy của nhiều bạn hàng trên thế giới. Trong những năm qua Công ty liên tục là một trong những đơn vị dẫn đầu của Tập đoàn. Với những thành tích đạt được, Công ty đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân chương cao quý và được phong tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng trong thời kỳ đổi mới (1994 - 2004), Giải vàng Chất lượng Việt Nam năm 2006, Giải thưởng doanh nghiệp Hội nhập và phát triển năm 2010. Từ năm 2007 được xếp hạng là top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam về doanh thu.

2.1.2. Một số thông tin về Công ty Xăng dầu B12

Tên giao dịch: Công ty Xăng dầu B12 (Tên tiếng Anh B12 Petroleum

Company)

Trụsở: Khu 1, Phường Bãi Cháy, Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Điệnthoại: 033.3846360 Fax:033.3846349

E-mail: B12Company@Petrolimex.com.vn; Website:www.B12petroleum.com.vn

Loại hình kinh doanh chính: Kinh doanh các mặt hàng xăng dầu: Xăng RON

92; Xăng RON 95, DO 0.05S; DO 0.25S, FO 3.5S; Kinh doanh các loại dầu mỡ nhờn, dầu động cơ (phục vụ các phương tiện cơ giới và tàu biển); Các loại nhiên liệu lỏng được sản xuất từ dầu mỏ, Gas; Hoạt động tái xuất xăng dầu (bán tái xuất sang Trung Quốc và bunker cho tàu biển)

Loại hình kinh doanh phụ: Vận tải xăng dầu bằng đường ống cho Tập doàn

xăng dầu Việt Nam; Các dịch vụ cảng biển (lai dắt, cung ứng nước ngọt, thực phẩm….); Bảo quản dự trữ xăng dầu cho Nhà nước và cho thuê kho hàng để dự trữ xăng dầu; Vận tải xăng dầu bằng ôtô sitéc chuyên dụng; Dịch vụ ứng cứu dầu tràn.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức và nhân sự

2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức Công ty gồm các phòng ban và 7 Đơn vị trực thuộc: Cảng dầu B12 - Địa chỉ: số 1, P.Bãi Cháy - Hạ Long, Quảng Ninh; Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh; Xí nghiệp kho vận xăng dầu K130; Xí nghiệp xăng dầu K131; Xí nghiệp kho vận xăng dầu K132; Chi nhánh xăng dầu Hưng Yên; Chi nhánh xăng dầu Hải Dương.

(Nguồn: Phòng Tổ chức)

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức Công ty Xăng dầu B12

Chủ tịch, Giám đốc Phó giám đốc Kỹ thuật Phó giám đốc Đầu tư xây dựng Phó giám đốc Kinh doanh Phó giám đốc Nội chính P. Kinh doanh P. QLKT đầu tư P. Kế toán P. Tổ chức P. Thanh tra, bảo vệ P. Xây dựng cơ bản P. Tin học P. Kỹ thuật Xăng đầu P. Tổng hợp hành chính Các cửa hàng văn phòng P. Thử nghiệm Cảng dầu B12 XNXD Quảng Ninh XNXD Hải Dương XN kho vận XD K132 XNXD K131 XN kho vận XD K130 XNXD Hưng Yên

Đứng đầu công ty là Giám đốc, giúp việc cho giám đốc là 2 phó giám đốc đó là: Phó giám đốc kinh doanh, Phó giám đốc kỹ thuật, trực thuộc ban Giám đốc là 8 phòng ban và 6 Chi nhánh, xí nghiệp, mạng lưới cửa hàng phục vụ kinh doanh bán lẻ nằm trên các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên và một phần Thành phố Hải Phòng các đơn vị hoạt động theo chức năng nhiệm vụ, quyền hạn do Giám đốc quy định.Mọi quyết định đều do giám đốc công ty phát ra sau khi tham khảo ý kiến của nguời quản lý các chức năng hoạt động của công ty. Những nguời quản lý các chức năng này chỉ đóng vai trò tham mưu cho thủ trưởng ra quyết định kiểm tra và đôn đốc các đơn vị thực hiện quyết định của giám đốc và các đơn vị chỉ nhận mệnh lệnh chính thức từ giám đốc công ty.

Giám đốc công ty: Là người được nhà nước giao quyền sử dụng tài sản, vốn

thuộc sở hữu nhà nước tại đơn vị. Giám đốc điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh là đại diện duy nhất có tư cách pháp nhân của đơn vị, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước đối với người lao động và chịu trách nhiệm trước pháp luật về phạm vi hoạt động được nhà nước quy định. Giám đốc chịu sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng trong công ty theo quy định của điều lệ đảng.Giám đốc được quyền tự chủ sản xuất kinh doanh, tự chủ về tài chính trên cơ sở phải đảm bảo:Bảo toàn và phát triển tài sản, vốn của đơn vị được nhà nước giao, đảm bảo sản xuất kinh doanh đúng hướng, đúng luật pháp có lãi và thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, đảm bảo việc làm và đời sống cho người lao động trong điều kiện kinh tế thị trường.Xây dựng và củng cố tổ chức, nghiên cứu tổ chức bộ máy quản lý.Giám đốc có quyền tuyển chọn lao động hoặc cho người lao động thôi việc hoặc thanh lý hợp đồng trên nguyên tắc chính sách, chế độ và thể lệ do nhà nước quy định.Đảm bảo trật tự kỷ cương, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, an toàn phòng cháy chữa cháy và an toàn lao động.

Phó giám đốc kỹ thuật:Phó giám đốc kỹ thuật công ty phụ trách công tác kỹ

thuật, vật tư, xây dựng cơ bản, là người trực tiếp giúp việc cho giám đốc công ty về công tác đầu tư công nghệ….Nghiên cứu khai thác hiệu quả chiều sâu năng lực thiết bị, công nghệ, nâng cao khả năng tiếp nhận vận tải xăng dầu bằng đường ống, đường bộ, xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản ngắn hạn, đảm bảo đầu tư

đúng hướng có hiệu quả phù hợp với điều kiện nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước.Xây dựng chương trình nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đưa vào thực hiện.Xây dựng các quy trình quy phạm kỹ thuật để đảm bảo an toàn sản xuất, bảo vệ an toàn tài sản, phòng cháy chữa cháy và an toàn tính mạng con người.

Phó giám đốc kinh doanh: Phó giám đốc kinh doanh là người chịu trách

nhiệm trước giám đốc công ty về công tác kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của công ty. Trực tiếp phụ trách một số phòng ban tại công ty, khối cửa hàng trực thuộc văn phòng công ty và các đơn vị cơ sở theo sự phân công của giám đốc. Cùng các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng VHDN cho công ty xăng dầu b12 (Trang 34)