Các nhân tố tác động đến xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu hàng dệt may của tổng công ty việt thắng sang thị trường nhật bản trong bối cảnh thực thi hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương (Trang 27 - 32)

Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường đều có một mơi trường kinh doanh nhất định. “Môi trường kinh doanh là khung cảnh bao trùm lên hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế. Nó bao gồm tổng thể các yếu tố khách quan và chủ quan vận động tương tác lẫn nhau, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp” (Ngô Kim Thanh, 2014)

Môi trường kinh doanh có thể tạo ra những thuận lợi cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển, bên cạnh đó cũng có những khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xuất khẩu tham gia vào nền kinh tế mở, ở đó mơi trường kinh doanh phức tạp hơn nhiều so với mơi trường trong nước. Do đó, hoạt động xuất khẩu sẽ chịu tác động của những nhân tố thuộc môi trường kinh doanh bao gồm:

1.2.1. Nhân tố khách quan

1.2.1.1. Các cơng cụ và chính sách kinh tế vĩ mơ

Các nhân tố thuộc môi trường kinh tế như tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia, thu nhập bình quân trên đầu người, lạm phát, suy thối kinh tế, các chính sách vĩ mơ của Chính phủ về thị trường tài chính tiền tệ, thị trường chứng khoán, thu hút đầu tư, tỷ giá hối đối...có tác động tới hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của các quốc gia, trong đó có Việt Nam, các yếu tố thuộc môi trường kinh tế là những dấu hiệu của một thị trường tiềm năng để doanh nghiệp định hướng xuất khẩu, hoặc có thể là những dấu hiệu của một thị trường chứa đựng rủi ro doanh nghiệp cần phải thận trọng.

Thuế quan; các biện pháp hạn chế số lượng (giấy phép xuất khẩu); giám sát ngoại hối; thủ tục hải quan. Các công cụ này ảnh hưởng gián tiếp đến hiệu quả xuất khẩu. Chẳng hạn như: việc đánh thuế nhập khẩu cao các mặt hàng nguyên liệu phục

vụ sản xuất mặt hàng xuất khẩu hay thủ tục hải quan xuất khẩu và thủ tục hoàn thuế rườm rà sẽ làm giảm hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp.

Hạn ngạch xuất khẩu: là những quy định của Chính phủ về số lượng cao nhất của một mặt hàng được phép xuất khẩu từ thị trường nội địa trong một thời gian nhất định thơng qua hình thức cấp giấy phép. Chính phủ đưa ra hạn ngạch nhằm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực trong nước hoặc để điều tiết xuất khẩu một cách thích hợp trên cơ sở lượng hay kim ngạch xuất khẩu đã cam kết giữa nước xuất khẩu và nhập khẩu.

1.2.1.2. Quan hệ kinh tế quốc tế

Tiến trình hội nhập sâu rộng vào các tổ chức kinh tế quốc tế, Việt Nam tham gia ký kết Hiệp định CPTPP, các hiệp định thương mại tự do (FTAs) song phương, đa phương sẽ mang lại cho cơ hội nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói riêng. Đối với mặt hàng dệt may, trong đó có thời trang xuất khẩu của Việt Nam sẽ xóa bỏ hạn ngạch, thuế quan; thu hút đầu tư của các ngành công nghiệp phụ trợ là cơ hội để thời trang Việt Nam thâm nhập thị trường thế giới, tuy nhiên cũng là thách thức cho thời trang Việt Nam phải tuân thủ thực thi cam kết các hiệp định mà Việt Nam đã tham gia ký kết.

1.2.1.3. Trình độ khoa học, cơng nghệ

Với sự phát triển mạnh mẽ của hoa học công nghệ như hiện nay, nhiều công nghệ tiên tiến đã ra đời tạo ra các cơ hội, nhưng cũng gây nên những nguy cơ đối với tất cả các ngành nghề cũng như đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Đối với các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, việc nghiên cứu và đưa vào ứng dụng các công nghệ mới, các hành tựu mới của khoa học kỹ thuật sẽ giúp các đơn vị tạo ra được nhiều hơn các sản phẩm mới với chất lượng cao hơn, giá thành rẻ hơn hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Nhờ đó mà sức cạnh tranh của sản phẩm được nâng cao và lợi nhuận thu được nhiều hơn.

Bên cạnh đó, khoa học cơng nghệ cịn tác động tới các lĩnh vực như vận tải hàng hóa, bảo quản hàng hóa, ngân hàng – tài chính ... làm cho các lĩnh vực này ngày càng

được mở rộng và phát triển góp phần thúc đẩy xuất khẩu. Hơn nữa, ngày nay với sự phát triển của công nghệ thơng tin, thương mại điện tử đã giúp xóa bỏ sự ngăn cách về lãnh thổ, về thời gian nên các giao dịch thương mại diễn ra rất nhanh chóng, thuận lợi và tiết kiệm.

1.2.1.4. Nhân tố văn hóa, xã hội

Văn hố được hiểu như một tổng thể phức tạp, bao gồm ngôn ngữ, tôn giáo, nghệ thuật, đạo đức, thị hiếu, phong tục tập quán và tất cả các khả năng khác mà con người có được. Văn hoá quy định hành vi của mỗi con người, thông qua mối quan hệ giữa người với người trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Thị hiếu, tập quán của người tiêu dùng có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu. Vì vậy, nếu nắm bắt được thị hiếu, tập quán của người tiêu dùng, doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện mở rộng khối lượng cầu một cách nhanh chóng.

Tơn giáo có thể ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của con người và do đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Ví dụ, thời gian mở cửa hoặc đóng cửa; ngày nghỉ, kỳ nghỉ, lễ kỷ niệm...

1.2.1.5. Yếu tố chính trị, pháp luật

Mọi doanh nghiệp tham gia hoạt động đều chịu ảnh hưởng bởi nhân tố pháp luật. Việc phân tích các nhân tố của môi trường luật pháp buộc các các doanh nghiệp xuất khẩu phải phân tích cả trên ba phương diện: mơi trường của nước xuất khẩu, môi trường của nước nhập khẩu và các thông lệ, tập quán kinh doanh quốc tế.

Các nhân tố môi trường luật pháp của nước chủ nhà (nước xuất khẩu), nước sở tại (nước nhập khẩu) có ảnh hưởng đến hoạt động marketing, trong đó có hoạt động truyền thơng thương hiệu của các doanh nghiệp xuất khẩu thông qua việc tạo cơ hội xuất, nhập khẩu, áp dụng các biện pháp bảo vệ xuất, nhập khẩu.

1.2.2. Nhân tố chủ quan

Ngoài những nhân tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu, những nhân tố chủ quan thuộc về phía doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.

1.2.2.1. Nguồn lực của doanh nghiệp

Năng lực của doanh nghiệp là yếu tố quyết định tới khả năng vượt qua các rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu. Các yếu tố cơ bản tạo ra nguồn lực của doanh nghiệp gồm:

Năng lực nghiên cứu và phát triển: khả năng phát triển sản phẩm mới, khả năng

cải tiến quy trình cơng nghệ sản xuất sản phẩm.

Cơng nghệ sản xuất: máy móc, thiết bị, quy trình cơng nghệ, mức độ tự động

hóa trong sản xuất.

Nguồn nhân lực: Cán bộ quản lý, điều hành sản xuất, công nhân, phục vụ nhà

xưởng.

Cơ sở hạ tầng: Mặt bằng sản xuất, nhà xưởng, giao thông nội bộ, điện nước, hệ

thống xử lý chất thải.

Tài chính: Nguồn vốn chủ sở hữu, cơ cấu vốn, khả năng huy động vốn…

Tùy thuộc vào từng lĩnh vực sản xuất cũng như chu kỳ kinh doanh của sản phẩm mà vai trò và tác động của các yếu tố này có thể khác nhau. Đối với các doanh nghiệp dệt may, khi tập trung phát triển thương hiệu/ mẫu mã mới, thì năng lực nghiên cứu phát triển có ý nghĩa quyết định. Đối với doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nói riêng, muốn mở rộng hoạt động kinh doanh phải cần vốn, vốn kinh doanh bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và vốn đi vay. Khi có vốn doanh nghiệp sử dụng đầu tư các phương án kinh doanh hiệu qủa. Việc sử dụng hợp lý nguồn vốn giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu. Đây là một nhân tố có vai trị chiến lược trong kinh doanh xuất khẩu.

1.2.2.2. Uy tín, thương hiệu

Uy tín doanh nghiệp là một trong những tài sản vơ hình của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Giá trị của nguồn tài sản này cao giúp doanh nghiệp tăng khả năng thâm nhập và mở rộng thị trường, tăng sản lượng xuất khẩu, doanh thu tăng dẫn tới hiệu quả kinh doanh được nâng cao.

Một doanh nghiệp biết quản lý tốt sử dụng hợp lý nguồn lực nói chung và nguồn nhân lực nói riêng, đồng thời biết phát huy tối đa năng lực kinh doanh hiện có thì mới duy trì được hiệu quả kinh doanh xuất khẩu. Trình độ quản lý thể hiện ở việc biết sử dụng con người đúng việc, đúng chỗ, phù hợp với khả năng tình độ chuyên mơn của từng người. Bên cạnh đó người chủ doanh nghiệp cịn quan tâm đến đời sống của người lao động, đến tâm tư, nguyện vọng của họ. Đồng thời còn tạo ra mọi điều kiện để người lao động có điều kiện học hỏi nhằm nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp.

1.2.2.4. Cơ sở vật chất, kỹ thuật

Cơ sở vật chất kỹ thuật trong doanh nghiệp là yếu tố vật chất hữu hình quan trọng phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làm nền tảng quan trọng để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh. Cơ sở vật chất dù chiếm tỷ trọng lớn hay nhỏ trong tổng tài sản của doanh nghiệp thì nó vẫn có vai trị quan trọng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh, nó thể hiện bộ mặt kinh doanh của doanh nghiệp qua hệ thống nhà xưởng, kho tàng, cửa hàng, bến bãi…Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp càng được bố trí hợp lý bao nhiêu thì càng góp phần đem lại hiệu quả cao bấy nhiêu. Điều này thấy khá rõ nếu một doanh nghiệp có hệ thống nhà xưởng, kho tàng, cửa hàng, bến bãi được bố trí hợp lý, nằm trong khu vực có mật độ dân cư lớn, thu nhập về cầu về tiêu dùng của người dân cao…và thuận lợi về giao thông sẽ đem lại cho doanh nghiệp một tài sản vơ hình rất lớn đó là lợi thế kinh doanh đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao.

Trình độ kỹ thuật và trình độ cơng nghệ sản xuất của doanh nghiệp ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng tới mức độ tiết kiệm hay tăng phí nguyên vật liệu do đó ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp ngồi trình độ kỹ thuật sản xuất cịn có cơng nghệ sản xuất tiên tiến và hiện đại sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, cịn nếu trình độ kỹ thuật sản xuất của doanh nghiệp thấp kém hoặc công nghệ sản xuất lạc hậu hay thiếu đồng bộ sẽ làm cho năng suất, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp thấp, sử dụng lãng phí nguyên vật liệu.

1.2.2.5. Chất lượng sản phẩm

Xã hội càng phát triển, thu nhập ngày càng cao thì người mua càng có xu hướng lựa chọn sản phẩm thời trang có chất lượng cao hơn là những sản phẩm có giá rẻ. Cho đến nay, chất lượng ln được coi là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm thời trang xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một là, điều kiện kỹ thuật, trình độ cơng nghệ sản xuất, thể hiện trên chất liệu vải và kỹ thuật may. Hai là, chất lượng sản phẩm thời trang cịn thể hiện ở tiêu chuẩn an tồn vệ sinh đối với người sử dụng như thấm mồ hôi vào mùa hè, giữ được ấm trong mùa đông, sử dụng thoải mái, v.v...Ba là, chất lượng sản phẩm thời trang còn đòi hỏi phải phù hợp với thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu hàng dệt may của tổng công ty việt thắng sang thị trường nhật bản trong bối cảnh thực thi hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)