Để đáp ứng được những yêu cầu cao này, chất lượng sản phẩm của Tổng Công ty phải không ngừng được cải thiện để tiếp nhận những cái mới, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, từ trước đến nay, các sản phẩm dệt của Tổng Công ty phần lớn phục vụ thị trường nội địa, trong khi các sản phẩm may mặc lại chủ yếu là gia công xuất khẩu và gắn mác thương hiệu nước ngồi. Chính vì vậy, số lượng đơn hàng trong giai đoạn 2014 – 2018 sang thị trường Nhật Bản ghi nhận những dấu hiệu đi xuống do thị trường ngày một cạnh tranh khốc liệt và các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm ngày càng khắt khe hơn trong khi đầu tư về gia tăng chất lượng và mẫu mã sản phẩm của Cơng ty vẫn cịn chưa hiệu quả.
Vấn đề chất lượng đạt chuẩn đề tham gia vào thị trường xuất khẩu cạnh tranh trong bối cảnh thực thi Hiệp định CPTPP vẫn là một thách thức vô cùng lớn đối với doanh nghiệp. Việc nâng cao chất lượng, quảng bá và khẳng định thương hiệu đối với thị trường nước ngồi là một q trình địi hỏi sự đầu tư về vốn, cơng sức và thời gian trong khi các doanh nghiệp cạnh tranh cùng ngành cũng đang ra sức chạy đua để theo kịp chất lượng yêu cầu của thị trường Nhật Bản nói riêng và các nước thành viên CPTPP nói chung để hưởng mức ưu đãi thuế suất đi kèm với hứa hẹn về một thị trường sức tiêu thụ lớn, giá cả ổn định và giàu tiềm năng phát triển bền vững
2.4. Đánh giá tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Tổng Công ty sang thị trường Nhật Bản trường Nhật Bản
2.4.1. Thành tựu đạt được
Qua các nội dung đã được phân tích ở mục 2.3, có thể nhận thấy được Tổng Công ty đã đạt được những thành tựu như sau:
Thứ nhất, góp phần ổn định ngoại tệ cho Tổng Công ty: để đảm bảo cân đối thu
chi cho các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, Tổng Công ty luôn luôn cần một nguồn ngoại tệ ổn định. Nhờ xuất khẩu hàng dệt may, hàng năm cơng ty có thể thu được một lượng ngoại tệ tương đối lớn, từ 3 đến 4 triệu USD.
Thứ hai, tạo ra một lượng công ăn việc làm ổn định cho công nhân viên của
Công ty nhờ các đơn hàng thường xuyên của các đối tác lâu năm từ phía Nhật Bản. Đồng thời củng cố quan hệ với các bạn hàng truyền thống của Tổng Công ty, mở rộng thị trường kinh doanh, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau.
Thứ ba, việc quản lý xuất khẩu của Tổng Cơng ty đã được hồn thiện dần, đảm
bảo cho hoạt động xuất khẩu của Công ty tiến triển tốt, đúng thời hạn. Bên cạnh mặt hàng chính là Sợi, Vải mộc thì Tổng Cơng ty đã nỗ lực khai thác thêm các mặt hàng như hàng dệt kim, hàng thủ công thêu và một số quần áo khác để xuất khẩu đi Nhật Bản. Tuy những mặt hàng này giá trị khơng lớn nhưng nó góp phần tạo nên cơ cấu mặt hàng xuất khẩu đa dạng và làm tăng doanh thu cho Tổng Công ty.
Thứ tư, giá cả là phương thức cạnh tranh chủ yếu của hàng dệt may Việt Nam.
Nên để nâng cao khả năng cạnh tranh hàng dệt may, Tổng Công ty đã chủ động tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu trong nước để nâng cao tỉ lệ nội địa hóa sản phẩm nhằm hạ giá thành sản phẩm và thu hút được các nhà nhập khẩu Nhật Bản đến với Tổng Công ty. Về chất lượng sản phẩm, công ty đă chú trọng lựa chọn những đơn vị sản xuất có uy tín, có khả năng để khẳng định chất lượng sản phẩm dệt may của mình, giám sát các đơn vị sản xuất hàng dệt may xuất khẩu cho Tổng Công ty. Công ty đã nhập khẩu các dây chuyền may bán cho các đơn vị sản xuất với giá hữu nghị nhằm giúp các đơn vị này đổi mới trang thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Như vậy, có thể nhận thấy, Tổng Cơng ty đã chủ đơng thực hiện chiến lược lược kinh doanh thay cho cách làm thụ động làm thuê. Chấp nhận cạnh tranh, chủ động tìm kiếm đơn hàng, khách hàng, hợp đồng thơng qua đấu thầu từ cung cấp thiết bị
may sợi dệt, nhuộm, đến nguyên phụ liệu, hàng bảo hộ lao động. Ngồi ra, Cơng ty cịn thực hiện linh hoạt có hiệu quả trong quan hệ kinh doanh hai chiều, hỗ trợ thúc đẩy cùng phát triển vì thế mà mối quan hệ kinh doanh giữa Công ty và một số doanh nghiệp trong ngành dệt may ngày càng chặt chẽ theo ngun tắc bình đẳng giữa hai bên cùng có lợi, tạo khn khổ cho sự hợp tác làm ăn lâu dài, tôn trọng nhu cầu thị trường.
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.4.2.1. Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Tổng Cơng ty trong thời gian qua cịn có một số hạn chế như sau:
Thứ nhất, nguồn vốn kinh doanh giành cho hoạt động xuất khẩu hàng may mặc
ở Tổng Cơng ty cịn thấp, gây khó khăn cho cơng tác xuất khẩu khi thực hiện các hợp đồng có giá trị lớn. Hầu hết các hợp đồng ký với đối tác Nhật Bản là các đơn hàng lớn, đòi hỏi nguồn vốn mua nguyên vật liệu cao và thời gian sản xuất lâu. Chính thì thế, nguồn vốn Công ty không đủ cung cấp và Tổng Công ty buộc phải vay từ ngân hàng và các quỹ tín dụng để có thể hồn thành đơn hàng. Điều này gây nên những hạn chế khơng nhỏ trong q trình đàm phán và thương lượng để giành được đơn hàng đối với các đối tác Nhật Bản
Thứ hai, do Việt Nam đang thực hiện quá trình dời các nhà máy ra khỏi các khu
dân cư nên Tổng Công ty cũng gặp nhiều hạn chế như kho tàng bến bãi chật hẹp, chi phí cho xây dựng mới thì cao nên chưa có điều kiện nâng cấp. Tính tự chủ trong xuất khẩu cịn chưa cao, đa phần mới chỉ là hàng theo mẫu mã của nước ngồi đặt mà ít có hàng dệt may được thiết kế và sản xuất theo kiểu mẫu của công ty. Kỹ thuật dệt may cũng chưa cao nên sản phẩm chưa đẹp. Điều này làm giảm giá thành sản phẩm xuống rất nhiều.
Thứ ba, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Tổng Công ty sang thị trường
Nhật Bản và có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2014 – 2018 trong khi đó thì tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Công ty vẫn tăng lên và tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản của cả nước cũng không ngừng tăng lên, đây là
một trong những hạn chế lớn nhất của Tổng Công ty về việc xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản.
Thứ tư, các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Tổng Công ty chủ
yếu là là mặt hàng Sợi và Vải mộc các thành phẩm như sản phẩm dệt kim, quần áo cơng sở thì có tỉ trọng nhỏ hơn rất nhiều khiến cho kim ngạch xuất khẩu không thể tăng cao như kỳ vọng.
2.4.2.2. Nguyên nhân hạn chế
Thứ nhất, khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực và trên thế giới làm ảnh hưởng
khơng ít tới đầu tư của các nước trong khu vực trong đó có Việt Nam, do đó ảnh hưởng đến nguồn vốn kinh doanh của Công ty.
Thứ hai, công nghệ và kỹ thuật sản xuất của ngành dệt Việt Nam còn thấp đặc
biệt về vải và phụ liệu nên sức cạnh tranh của sản phẩm dệt may kém. Ngành công nghiệp may mặc Việt Nam tuy đã có từ lâu đời song cịn lạc hậu, mới chỉ được phát triển trong mấy năm gần đây, ảnh hưởng đến các hoạt động tạo mẫu thời trang và sự phát triển của hàng may mặc trong nước.
Thứ ba, Cơng ty cịn có nhiều khó khăn do đang trong q trình đầu tư đổi mới
thiết bị và di chuyển địa điểm sản xuất nên chưa có điều kiện đầu tư cho cơ sở hạ tầng cũng như công nghệ kỹ thuật để nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất. Các hoạt động phát triển kinh doanh xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
Thứ tư, thị trường Nhật Bản, năm 2018 chỉ xuất khẩu khoảng 60% so với những
năm trước đó. Đồng Yên giảm giá, sức mua giảm sút và cạnh tranh gay gắt với những sản phẩm cùng loại của Trung Quốc. Giá sản phẩm của Tổng Công ty vào Nhật Bản bị giảm mạnh. Những mặt hàng truyền thống bị giảm sản lượng và thay thế bởi những sản phẩm mới u cầu chất liệu mới, cơng nghệ cao, chi phí nhân cơng và ngun vật liệu tăng hơn và nhiều hơn so với các sản phẩm trước đây nhưng số lượng tăng hạn chế.
Sơ kết chương 2
Trong giai đoạn 2014 – 2018, hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Tổng Công ty Việt Thắng sang thị trường Nhật bản đã đạt được những thành tựu nhất định. Việc hưởng lợi từ Hiệp định VJEPA hiệu lực từ cuối năm 2010 đã tạo một tiền đề vững chắc để sản lượng hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản liên tục gia tăng qua các năm. Bên cạnh đó, để phát triển hàng dệt may cho thị trường Nhật Bản, Công ty cũng đã đầu tư phát triển mẫu mã và chất lượng sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của Nhật Bản khiến cho sự gia tăng không chỉ về mặt số lượng mà còn về chiều sâu.
Qua tìm hiểu thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Tổng Công ty sang thị trường Nhật Bản, phân tích và đánh giá các số liệu thống kê về kết quả đạt được trong giai đoạn 2014 – 2018, tác giả đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Tổng Công ty sang thị trường Nhật bản đồng thời nêu lên những hạn chế mà doanh nghiệp mắc phải trong quan hệ thương mại hàng hóa với các đối tác Nhật Bản và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA TỔNG CÔNG TY VIỆT THẮNG SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG