2.2. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Tổng Công ty sang thị trường
2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu
Theo Báo cáo tình hình Kinh tế - Xã hội của Tổng cục thống kê hằng năm từ 2014 – 2018, Nhật Bản ln nằm trong nhóm 4 đối tác thương mại lớn nhất trong hơn 200 quốc gia có xuất nhập khẩu hàng hóa với Việt Nam. Tính riêng trong năm 2018, tổng trị giá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản chính thức đạt 38,3 tỷ USD, tăng 13,3% so với kết quả thực hiện trong năm 2017. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt 19 tỷ USD, tăng 12,9% so với năm 2017, chiếm 7,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang tất cả các đối tác thương mại trong năm 2018. Riêng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tăng 24,8% so với năm 2017. Ở chiều ngược lại, nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ Nhật Bản vào Việt Nam đạt 19,3 tỷ USD, tăng 13,4% so với năm 2017, chiếm 8% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước trong năm 2018.
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan ghi nhận trong giai đoạn năm 2011 – 2014, Việt Nam luôn thặng dư cán cân thương mại trong trao đổi hàng hóa với Nhật Bản thì trong 4 năm trở lại đây (từ năm 2015 đến 2018), cán cân thương mại hàng
hóa lại đảo chiều sang trạng thái thâm hụt. Cụ thể, mức xuất siêu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản trong giai đoạn 2011-2014 lần lượt là 380 triệu USD, 1,45 tỷ USD, 2,02 tỷ USD và 1,77 tỷ USD. Chuyển sang các năm 2015, năm 2016 và năm 2017, 2018 cán cân thương mại chuyển sang trạng thái thâm hụt thấp về phía Việt Nam với các mức lần lượt là 228 triệu USD, 393 triệu USD và 119 triệu USD và 300 triệu USD.
Đối với Tổng Công ty, việc củng cố và giữ vững các thị trường xuất khẩu truyền thống đồng thời tìm kiếm thêm các thị trường mới là vấn đề sống còn. Đặc biệt là trong tình trạng cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng may mặc ở Việt Nam như hiện nay. Công ty đã sử dụng nhiều nguồn thơng tin khác nhau, bằng các hình thức và biện pháp khác nhau trên khắp các Châu lục. Thị trường xuất khẩu hàng may mặc hiện đã có tới 10 thị trường và trong tương lai con số đó chắc chắn sẽ cịn tăng thêm. Riêng đối với thị trường Nhật Bản, Tổng Công ty cũng không ngừng đẩy mạnh mục tiêu xuất khẩu vào thị trường đầy tiềm năng này.
Số liệu ở hình 2.2 dưới đây cho thấy thấy kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản giảm đi trong giai đoạn 2014 – 2018, với tốc độ giảm trung bình 3% mỗi năm. Tỷ trọng của kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản cũng giảm dần trong giai đoạn 2014 – 2018. Cụ thể, năm 2015 kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Tổng Công ty giảm 32,8 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ giảm là 2,6 % so với năm 2014, sang đến năm 2016 tiếp tục giảm xuống 335,8 tỷ đồng tương ứng giảm là 35,7 tỷ đồng, tốc độ giảm 2,9% so với năm 2016, sang năm 2017 thì kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Tổng Công ty tiếp tục giảm 19,6 tỷ đồng tương ứng giảm với tốc độ là 1,5% so với năm 2016. Đến năm 2018, mức giảm của kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Tổng Công ty là khá cao, giảm 92,8 tỷ đồng tương ứng giảm với tốc độ là 4,8% so với năm 2017.
Nguyên nhân là một số sản phẩm của Tổng Công ty không đáp ứng được tiêu chuẩn hàng xuất khẩu dệt may của Nhật Bản do đó mà khơng thể xuất khẩu sang Nhật Những điều này giảm sản lượng xuất khẩu, đặc biệt là các sản phẩm về quần áo công sở của Tổng Cơng ty. Thị trường Nhật Bản là thị trường khó tính ln địi hỏi cao về chất lượng, các dịch vụ sản phẩm, thời hạn giao hàng và giá cả phải chăng. Đây cũng
là một thị trường quen thuộc đối với các cán bộ kinh doanh của Cơng ty do họ đã có nhiều năm hoạt động trên thị trường này và đã xây dựng được những mối quan hệ bạn hàng bền vững, chặt chẽ, tuy nhiên nếu không đạt tiêu chuẩn của Nhật Bản thì cũng khơng thể thâm nhập vào. Do vậy, Tổng Cơng ty cần có giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, bởi thị trường Nhật Bản luôn là mối quan tâm hàng đầu của Tổng Công ty về kim ngạch xuất nhập khẩu và thanh tốn.
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Hình 2.2. Kim ngạch xuất khẩu của Tổng Công ty Việt Thắng sang Nhật Bản giai đoạn 2014 – 2018
(Nguồn: Phịng Xuất nhập khẩu)
Bên cạnh đó, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản giảm đi trong giai đoạn 2014 – 2018, với tốc độ giảm trung bình trên 5% mỗi năm. Cụ thể, năm 2015, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Tổng Công ty là 30,1% đã giảm là 3,1 % so với năm 2014, sang đến năm 2016 tiếp tục giảm xuống còn là 24,9% tương ứng giảm là 5,1% so với năm 2016, sang năm 2017 thì tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Tổng Công ty tiếp tục giảm 8,7% so với năm 2016, đây là mức giảm lớn nhất trong giai đoạn 2014 – 2018. Đến năm 2018 thì mức giảm của tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Tổng Công ty là 5,1% so với năm 2017. Mức giảm tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu thị
1.256,5 1.234,4 1.346 1.942,9 1.999 404,3 371,5 335,8 316,2 223,4 0 500 1000 1500 2000 2500
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản
trường Nhật Bản là điều đáng lo ngại đối với Tổng Công ty, bởi tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty vẫn tăng đều qua các năm, điều này cho thấy thị trường Nhật Bản đang có nhiều những khó khăn trong việc xuất khẩu sản phẩm.
Bảng 2.2. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Tổng Công ty Việt Thắng giai đoạn 2014 – 2018 (Đơn vị: Tỷ đồng) Thị trường Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 EU 811 811,5 945,9 1.558,4 1.701,8 Mỹ 0 134,7 146,5 217,8 352,5 Hungari 19,4 16,7 17,8 20,5 21,3 Nhật Bản 404,3 371,5 335,8 316,2 223,4 Tổng cộng 1.234,7 1.334,4 1.446 2.112,9 2.299 Tỷ trọng thị trường Nhật Bản 32,7% 27,8% 23,2% 15,0% 9,7%
(Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu)
Số liệu bảng 2.2 cho thấy: thị trường ổn định nhất của Tổng Công ty là thị trường EU. EU là một bạn hàng lớn của Việt Nam trong các hợp đồng xuất nhập khẩu tơ sợi, hàng dệt may. Tuy nhiên, họ chủ yếu là nhập khẩu tơ sợi về để sản xuất và xuất khẩu đi các nước khác chứ sản lượng nhập khẩu hàng may mặc không nhiều. Thị trường các nước ở EU như Anh, Pháp, Đức,... tuy là những thị trường tiêu thụ mới mẻ đối với Công ty song đã thể hiện rõ tiềm năng rất lớn mạnh. Đây là một thị trường đông dân (350 triệu người) lại có sức tiêu dùng vải cao (17 kg/ 1 người). Yêu cầu về hàng may mặc đặc biệt cao. Nhu cầu tiêu dùng để bảo vệ thân thể chỉ chiếm 10 – 15% giá trị sản phẩm, còn 80 – 90% là theo mốt, nên hàm lượng chất xám trong sản phẩm may là chính. Bởi vậy để thâm nhập sâu hơn vào thị trường này, Công ty luôn chú ý đến vấn đề chất lượng sản phẩm, đặc biệt là thời trang, mốt và chất liệu sử dụng cho sản xuất các mặt hàng may mặc. Hiện nay, đây là thị trường tiêu thụ hàng may mặc
lớn nhất của Việt Nam và đang là thị trường đầy tiềm năng của Công ty. Tuy nhiên, hạn ngạch xuất khẩu mà Công ty được cấp quá thấp so với khả năng của Cơng ty. Dù sao thì nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã cho hợp thị hiếu người tiêu dùng vẫn là biện pháp tối ưu để giành hạn ngạch và hợp đồng xuất khẩu cho Công ty. Việc đánh giá hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng dệt kim của Công ty thông qua mặt hàng và thị trường xuất khẩu như trên đã góp phần khẳng định được một hướng đi quan trọng đối với Công ty trong thời gian tới, đó là khơi phục và phát huy các thị trường truyền thống đồng thời mở rộng các thị trường mới về từng mặt hàng, song song với chiến lược khác biệt hoá sản phẩm.