Hiệp định CPTPP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu hàng dệt may của tổng công ty việt thắng sang thị trường nhật bản trong bối cảnh thực thi hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương (Trang 38 - 41)

1.4. Khái quát chung về Hiệp định CPTPP và nội dung về thương mại hàng

1.4.2. Hiệp định CPTPP

1.4.2.1. Lịch sử hình thành

Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với tiền thân là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được ký kết ở Chile vào ngày 8 tháng 3 năm 2018. Hiệp định có sự tham gia của 11 nền kinh tế, gồm: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealad, Peru, Singapore và Việt Nam sẽ tạo ra một khu vực thương mại tự do thuộc hàng lớn nhất thế giới với quy mơ thị trường chiếm khoảng 13,5% GDP tồn cầu và gần 500 triệu dân.

Hiệp định TPP có nguồn gốc từ Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement – cịn gọi là P4), là một Hiệp định Tự do Thương mại được ký kết ngày 3 tháng 6 năm 2005; có hiệu lực từ ngày 28 tháng 5 năm 2006 giữa 4 nước Singapore, Chile, New Zealand và Brunei. Năm 2007, các nước thành viên P4 quyết định mở rộng phạm vi đàm phán của Hiệp định này ra các vấn đề dịch vụ tài chính và đầu tư và trao đổi với Hoa Kỳ về khả năng nước này tham gia vào đàm phán mở rộng của P4. Phía Hoa Kỳ cũng bắt đầu tiến hành nghiên cứu vấn đề, tham vấn nội bộ với các nhóm lợi ích và Nghị viện về vấn đề này.

Tháng 9 năm 2008, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (USTR) thông báo quyết định của Hoa Kỳ tham gia đàm phán P4 mở rộng và chính thức tham gia một số cuộc thảo luận về mở cửa thị trường dịch vụ tài chính với các nước P4. Tháng 11 năm 2008, các

nước Úc, Peru và Việt Nam cũng bày tỏ sự quan tâm và tham gia đàm phán TPP, nâng tổng số thành viên tham gia lên 8 nước (trừ Việt Nam đến ngày 13 tháng 11 năm 2010 mới tuyên bố tham gia đàm phán với tư cách thành viên đầy đủ, các nước khác quyết định tham gia chính thức ngay từ đầu).

Cũng từ thời điểm nói trên, quá trình đàm phán mở rộng P4 được đặt tên lại là quá trình đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tuy nhiên, quá trình đàm phán TPP mở rộng đã bị trì hỗn đến tận cuối 2009 do phải chờ đợi Hoa Kỳ hoàn thành kỳ bầu cử Tổng thống và Chính quyền mới của Tổng thống Obama tham vấn và xem xét lại việc tham gia đàm phán TPP. Tháng 12 năm 2009, USTR mới thông báo quyết định của Tổng thống Obama về việc Hoa Kỳ tiếp tục tham gia TPP. Chỉ lúc này đàm phán TPP mới thực sự được chính thức khởi động.

Từ năm 2010, P4 chính thức có tên là Hiệp định đối tác xun Thái Bình Dương (TPP). Trong cùng năm, vòng đàm phán TPP đầu tiên được tiến hành tại Melbourne, Australia.

Tháng 12 năm 2013, Bộ trưởng 12 nước từ bỏ mục tiêu hoàn tất đàm phán trong năm 2013 sau khi không thu hẹp được bất đồng về quyền sở hữu trí tuệ.

Năm 2014, các cuộc đàm phán được tiến hành theo phương thức song phương, chủ yếu tập trung vào kết quả đàm phán giữa Mỹ và Nhật Bản, hai nền kinh tế lớn nhất TPP. Tuy nhiên, khoảng cách quá lớn giữa hai nước về vấn đề ô tô và sản phẩm nông nghiệp khiến đàm phán TPP một lần nữa bỏ lỡ thời hạn chót.

Tháng 7 năm 2015, Bộ trưởng 12 nước đàm phán TPP họp tại Hawaii (Mỹ) nhưng vẫn không khai thông được bất đồng.

Ngày 5 tháng 10 năm 2015, sau 5 ngày đàm phán cam go do bất đồng về thời gian bảo hộ độc quyền các sản phẩm sinh dược thế hệ mới, đại diện 12 nước đã tìm được tiếng nói chung và đạt được thỏa thuận cuối cùng. Phiên họp tại Atlanta đã chính thức kết thúc đàm phán hiệp định thương mại tự do thế hệ mới có quy mơ lớn nhất trong lịch sử.

Tháng 1 năm 2017, Tổng thống Donald Trump ký lệnh rút Hoa Kỳ khỏi TPP. Tháng 5 năm 2017, 11 nước thành viên còn lại quyết định tái khởi động TPP. Tháng 11 năm 2017, 11 nước thống nhất đổi tên TPP thành CPTPP – Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xun Thái Bình Dương (CPTPP).

Tháng 1 năm 2018, CPTPP hoàn tất đàm phán, dự kiến ký vào 8 tháng 3 tại Chile.

Ngày 8 tháng 3 năm 2018, CPTPP chính thức được ký kết (giờ Việt Nam là rạng sáng 9/3).

1.4.2.2. Nội dung của CPTPP

Mặc dù Hoa Kỳ khơng cịn tham gia Hiệp định CPTPP, nhưng đây vẫn được coi là Hiệp định thương mại tự do lớn nhất được kết thúc đàm phán trong thời gian gần đây. Hiệp định gồm các văn kiện:

(1) Lời văn của Hiệp định CPTPP gồm Lời mở đầu và 7 điều khoản (Điều 1- Tích hợp Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, Điều 2-Tạm đình chỉ thực hiện một số điều khoản, Điều 3-Hiệu lực, Điều 4-Rút khỏi Hiệp định, Điều 5-Gia nhập, Điều 6-Rà soát Hiệp định CPTPP và Điều 7-Các lời văn xác thực).

(2) Phụ lục Danh mục một số điều khoản tạm đình chỉ thực hiện theo Hiệp định CPTPP gồm 20 nhóm nghĩa vụ tạm hỗn áp dụng theo Hiệp định này (trong đó có 11 nghĩa vụ liên quan tới Chương Sở hữu trí tuệ, 2 nghĩa vụ liên quan đến Chương Mua sắm của Chính phủ và 7 nghĩa vụ còn lại liên quan tới 7 Chương là Quản lý hải quan và Tạo thuận lợi thương mại, Đầu tư, Thương mại dịch vụ xuyên biên giới, Dịch vụ Tài chính, Viễn thơng, Mơi trường, Minh bạch hóa và Chống tham nhũng). Ngồi ra, Phụ lục này còn điều chỉnh lại nội dung dẫn chiếu liên quan tới thời điểm có hiệu lực cho phù hợp hơn với Hiệp định CPTPP đối với bảo lưu về các biện pháp khơng tương thích trong dịch vụ và đầu tư của Brunei và bảo lưu về doanh nghiệp nhà nước của Malaysia.

Ngồi các nội dung chính thức trên, cũng như với Hiệp định TPP trước đây, các nước dự kiến cũng ký một số Thư trao đổi về liên quan đến các nội dung thuộc quan

tâm riêng của mỗi nước khi Hiệp định CPTPP được ký chính thức.

Hiệp định CPTPP sẽ đem lại lợi ích cụ thể cho tất cả các nước tham gia. Với Việt Nam, Hiệp định này cũng tác động trên tất cả các khía cạnh như:

Về chính trị - đối ngoại, CPTPP sẽ là tập hợp có ý nghĩa của các nước trong khu

vực, có khả năng đem lại các lợi ích và lợi thế thiết thực, từ đó tác động để các nước cân nhắc tham gia CPTPP, thúc đẩy xu hướng hợp tác trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Về kinh tế, việc tham gia CPTPP về tổng thể là có lợi cho Việt Nam. Hiệp định

sẽ góp phần vào việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường lớn như Nhật Bản, Úc, Cansda, Mexico cũng như thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực mà Việt Nam đang có nhu cầu phát triển. Phần quan trọng khác chính là việc giúp ta cải cách thể chế trong nước, tạo môi trường đầu tư - kinh doanh thơng thống, minh bạch. Đây mới là các lợi ích mang tính lâu dài.

Hiệp định CPTTP có tính mở, khi có nước khác tham gia Hiệp định thì lợi ích với Việt Nam cũng sẽ tăng lên. Là nước tham gia từ đầu, Việt Nam sẽ có lợi thế hơn trong việc bảo vệ các lợi ích của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu hàng dệt may của tổng công ty việt thắng sang thị trường nhật bản trong bối cảnh thực thi hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)