Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu tài chính của OceanBank trong những năm gần đây
TT Chỉ tiêu Tình hình thực hiện (tỷ đồng) 31/12/2016 31/12/2017 31/12/2018 1 Tổng tài sản 23.881 22.517 23.223 2 Tổng huy động 33.349 33.743 35.100 3 Dư nợ cấp tín dụng 19.479 22.505 22.013 3.1 Cho vay khách hàng 17.835 20.031 20.196 KHBL 1.895 4.802 6.049 KHDN 15.940 15.230 14.147 3.2 Trái phiếu TCKT 2.029 2.473 1.816 4 Lợi nhuận -1.417 - 738 -647 (Nguồn: OceanBank 2018)
Có thể thấy rằng, hoạt động kinh doanh của OceanBank hiện nay đang tồn tại rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, sau khi xẩy ra biến cố, OceanBank đã duy trì được số dư huy động cũng như dư nợ cấp tín dụng tương đối ổn định. Hoạt động kinh doanh có xu hướng tốt lên thể hiện qua số liệu lợi nhuận ngày càng âm ít hơn.
2.2 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TNHH MTV Đại Dương
2.2.1.Hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TNHH
MTV Đại Dương
Tính đến 31/12/2018, tổng dư nợ tín dụng của OceanBank đạt 24.906,30 tỷ trong đó: dư nợ cho vay tổ chức tín dụng khác đạt 2.353 tỷ đồng; Phân khúc KHDN chiếm tỷ trọng lớn đạt 14.110 tỷ đồng; Dư nợ cho vay phân khúc KHBL đạt 5.963 tỷ đồng.
2.2.1.1 Về cơ cấu tín dụng
−Dư nợ theo loại tiền
Cơ cấu dư nợ theo loại tiền ở OceanBank chủ yếu hai loại tiền là VND và USD, trong đó dư nợ VND chiếm tỷ trọng lớn, tại 31/12/2018 dư nợ VND là 21.301
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu dư nợ theo loại tiền của OceanBank
(Nguồn: OceanBank 2018)
−Dư nợ theo kỳ hạn
OceanBank có cơ cấu dư nợ ngắn hạn lớn hơn dư nợ dài hạn. Tại 31/12/2018, dư nợ ngắn hạn là 13.397,93 chiếm 60% tổng dư nợ.
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn của OceanBank
(Nguồn: OceanBank 2018)
− Dư nợ theo phân khúc khách hàng
Dư nợ cấp tín dụng đối với KHDN chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu dư nợ theo phân khúc khách hàng tại OceanBank. Tại 31/12/2018, dư nợ cấp tín dụng đối với
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu dư nợ phân khúc khách hàng của OceanBank
(Nguồn: OceanBank 2018)
−Dư nợ theo mục đích vay vốn
Chủ yếu nằm ở các lĩnh vực Đầu tư kinh doanh BĐS; Cho vay khác; Tiêu dùng và CV chứng khoán.
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu dư nợ theo mục đích vay của OceanBank
−Dư nợ theo tài sản bảo đảm:
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu dư nợ theo mục đích vay của OceanBank
(Nguồn: OceanBank 2018)
2.2.1.2 Chất lượng tín dụng
−Phân loại nợ theo phân khúc khách hàng:
Bảng 2.2: Phân loại nợ theo phân khúc khách hàng tại OceanBank
Nhóm nợ
Khối KHDN Khối Bán lẻ Khối NV&ĐT
Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng
Nhóm 1 5.592,99 39,64% 5.706,98 95,70% 2.408,34 97,29% Nhóm 2 19,89 0,14% 54,85 0,92% 0,00% Nhóm 3 9,95 0,07% 16,02 0,27% 0,00% Nhóm 4 3,17 0,02% 16,53 0,28% 0,00% Nhóm 5 8.484,86 60,13% 168,97 2,83% 67,17 2,71% Tổng dư nợ 14.110,86 100% 5.963,35 100,00% 2.475,51 100,00% (Nguồn: OceanBank 2018)
2.2.2. Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương MTV Đại Dương
Theo định nghĩa tại Quyết định số 893/2016/QĐ-HĐTV ngày 13/10/2016 của Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương định nghĩa về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng như sau:
Rủi ro tín dụng: là rủi ro mất vốn, lãi hoặc các thu nhập liên quan khác phát sinh từ việc khách hàng hoặc đối tác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng tín dụng và các giao dịch kinh doanh vốn đã ký với OceanBank.
Quản trị rủi ro tín dụng: là toàn bộ quá trình nhận diện, đo lường, đánh giá, kiểm soát, giám sát và báo cáo rủi ro tín dụng nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong phạm vi mức độ rủi ro tín dụng chấp nhận được.
2.2.2.1 Khung pháp lý về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương
Khung pháp lý về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương bao gồm: Chiến lược và khẩu vị rủi ro (Khung quản trị rủi ro tín dụng và Định hướng tín dụng); Các Chính sách, quy định, quy trình (Chính sách cấp tín dụng; Quy định, quy trình hướng dẫn cấp tín dụng; Quy định, quy trình Xếp hạng tín dụng nội bộ, Quy trình quản lý rủi ro tập trung tín dụng đối với khách hàng và người có liên quan).
a, Chiến lược quản trị rủi ro tín dụng và khẩu vị rủi ro
OceanBank xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng nhằm thiết lập mục tiêu của các hoạt động phát sinh rủi ro tín dụng. Chiến lược Quản trị rủi ro tín dụng đề ra các mục tiêu tín dụng tổng quát mà OceanBank chấp nhận, bao gồm: loại hình cấp tín dụng (sản xuất kinh doanh, tiêu dùng…), đối tượng khách hàng (Doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân,…) ngành nghề, vùng địa lý, loại tiền cấp tín dụng, kỳ hạn, tỷ suất lợi nhuận dự kiến hoặc đặc điểm rủi ro mong muốn của danh mục tín dụng phù hợp với khẩu vị rủi ro và chiến lược phát triển kinh doanh của OceanBank
Chiến lược quản trị rủi ro tín dụng tính tới cân bằng giữa khả năng đáp ứng của vốn tự có và mục tiêu tăng trưởng tín dụng dự kiến, chất lượng tín dụng, mức sinh lời dự kiến đảm bảo tính liên tục trong dài hạn, có tính đến biến động chu kỳ của nền kinh tế tác động đến cơ cấu và chất lượng danh mục tín dụng của OceanBank. Đồng thời, hàng năm OceanBank đánh giá kết quả kinh doanh và điều chỉnh chiến lược Quản trị rủi ro tín dụng (nếu cần), điều chỉnh danh mục tín dụng để đảm bảo phù hợp với mức vốn tự có.
Chiến lược quản trị rủi ro tín dụng và các chính sách, quy trình kèm theo được phổ biến tới toàn hệ thống OceanBank. Các cán bộ liên quan hiểu rõ cách tiếp cận, lý do cấp và quản lý tín dụng và chịu trách nhiệm tuân thủ các chính sách, quy trình liên quan. Chiến lược Quản trị rủi ro tín dụng bao gồm các nội dung: mục tiêu, nguyên tắc, quy trình kiểm soát và trách nhiệm, các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi.
b, Khẩu vị rủi ro tín dụng
Khẩu vị rủi ro là mức độ rủi ro mà OceanBank sẵn sàng chấp nhận để đạt được mục tiêu kinh doanh.
Khẩu vị rủi ro tín dụng của OceanBank được triển khai trong toàn hệ thống xuống các cấp thực thi thông qua việc xây dựng các giới hạn rủi ro tín dụng như Giới hạn tín dụng, giới hạn giao dịch cho một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan và mục tiêu đa dạng hóa, tránh tập trung danh mục vào những ngành nhất định.
c, Văn hóa rủi ro tín dụng
Văn hóa rủi ro tín dụng của OceanBank là tổng hòa của giá trị, niềm tin, thực hành tín dụng và thái độ của toàn bộ ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên ngân hàng, từ đó hình thành môi trường tín dụng và những hành vi tín dụng mà OceanBank có thể chấp nhận.
Văn hóa rủi ro tín dụng được phổ biến rộng rãi và áp dụng nhất quán trên toàn hệ thống OceanBank và là một phần không thể thiếu trong việc hình thành
Văn hóa rủi ro tín dụng thường bao gồm 03 nội dung chính:
+ Chủ động chấp nhận những rủi ro được bù đắp bởi lợi nhuận phù hợp nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh đề ra.
+ Không chấp nhận những rủi ro có thể làm ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của OceanBank.
+ Không chấp nhận những rủi ro có thể gây ra những ảnh hưởng xấu tới lợi ích, giá trị lâu dài của OceanBank.
d, Các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng của OceanBank - Các nguyên tắc chung
+ Quản trị rủi ro thực hiện dựa trên nguyên tắc xem xét chặt chẽ mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận. Quản trị rủi ro tín dụng nhằm hỗ trợ thúc đẩy hoạt động tín dụng phát triển trên cơ sở rủi ro trong phạm vi khẩu vị rủi ro do Hội đồng thành viên phê duyệt.
+ Các chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng được xác định, tách bạch rõ ràng, tránh chồng chéo đảm bảo hoạt động kinh doanh cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro, phù hợp với quy định của pháp luật và khẩu vị rủi ro của OceanBank.
+ Quản trị rủi ro tín dụng phải phù hợp với chiến lược kinh doanh của OceanBank trong từng thời kỳ.
+ Quản trị rủi ro tín dụng phải phù hợp với quy mô, tính chất và mức độ phức tạp của các hoạt động kinh doanh tại OceanBank, quản trị rủi ro phải đặt trong mối liên quan chặt chẽ với quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường và các rủi ro hoạt động khác đảm bảo OceanBank thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình tại mọi thời điểm.
+ Quản trị rủi ro tín dụng phải đảm bảo nhận diện, đo lường, đánh giá, báo cáo và kiểm soát hiệu quả rủi ro hiện hữu và tiềm ẩn, đảm bảo phân tách chức năng nhiệm vụ giữa bộ phận kinh doanh rủi ro hiện hữu và tiềm ẩn, đảm bảo phân tách chức năng nhiệm vụ giữa bộ phận kinh doanh, bộ phận hỗ trợ và bộ phận kiểm soát
- Các nguyên tắc cụ thể
+ Phân tách bộ phận khởi tạo tín dụng và thẩm định tín dụng
• OceanBank tổ chức việc cấp tín dụng theo nguyên tắc phân định trách nhiệm giữa khâu thẩm định và phê duyệt tín dụng.
• OceanBank có sự phân tách cơ cấu tổ chức rõ ràng đảm bảo sự độc lập giữa bộ phận thuộc khối trước và bộ phận thuộc khối sau. Yêu cầu độc lập này phải đảm bảo thực hiện thống nhất trên toàn hệ thống.
• Một phê duyệt cấp tín dụng được thực hiện bởi hội đồng cần đảm bảo có ý kiến (phiếu) đồng ý của khối trước và tối thiểu một ý kiến (phiếu) đồng ý của khối sau. Mỗi thành viên hội đồng chỉ có một phiếu có giá trị ngang nhau. Trong trường hợp số phiếu của hai bên bằng nhau thì quyết định theo ý kiến của chủ tọa hội đồng.
• OceanBank xây dựng cơ chế phân cấp thẩm quyền đồng bộ và phù hợp với các quyết định tín dụng.
• OceanBank đảm bảo sự liên kết rõ ràng giữa việc phân cấp thẩm quyền phê duyệt/ quyết định tín dụng và các hạn mức tín dụng. Cơ chế phân cấp thẩm quyền tín dụng phải quy định cho cả bộ phận khối trước và bộ phận của khối sau.
+ Kiểm soát độc lập giữa các bộ phận
Các chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng phải xác định rõ ràng, bao gồm:
• Lớp phòng vệ thứ nhất (chức năng kinh doanh): các đơn vị kinh doanh chịu trách nhiệm đề xuất cấp tín dụng đáp ứng tiêu chí, điều kiện cấp tín dụng và chịu trách nhiệm chính quản trị rủi ro tín dụng tại đơn vị mình trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật, của OceanBank, cân bằng lợi nhuận và rủi ro phù hợp với khẩu vị rủi ro, định hướng tín dụng và các quy định, quy trình quản trị rủi ro tín dụng của OceanBank. Khối Thẩm định tín dụng chịu trách nhiệm thẩm định/tái thẩm định các hồ sơ cấp tín dụng, đánh giá các rủi ro và đưa ra các biện pháp giảm thiểu rủi ro cấp tín dụng.
• Lớp phòng vệ thứ hai (chức năng quản trị rủi ro): bộ phận quản trị rủi ro tín dụng thuộc Khối quản trị rủi ro và Ban kiểm soát nội bộ thuộc Khối tuân thủ chịu
trách nhiệm đánh giá rủi ro độc lập, giám sát độc lập lớp phòng vệ thứ nhất. Chức năng cơ bản của bộ phận quản trị rủi ro tín dụng bao gồm xây dựng chính sách tín dụng và quản trị rủi ro danh mục tín dụng, xây dựng các mô hình đo lường rủi ro tín dụng, hệ thống cảnh báo sớm là công cụ trợ giúp các đơn vị kinh doanh đánh giá và lựa chọn khách hàng.
• Lớp phòng vệ thứ ba (chức năng đánh giá độc lập): bộ phận Kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm đánh giá tính đầy đủ, phù hợp, hiệu quả của các chốt kiểm soát trong quản trị rủi ro tín dụng. Kiểm toán nội bộ giám sát độc lập lớp phòng vệ thứ nhất và thứ hai.
e, Các chính sách cơ bản trong quản trị rủi ro tín dụng tại OceanBank
−Định hướng tín dụng
Định hướng tín dụng nhằm cụ thể hóa mức độ chấp nhận rủi ro trong khẩu vị rủi ro và cấn đối với mục tiêu kinh doanh từng thời kỳ. Trên cơ sở định hướng tín dụng, các đơn vị kinh doanh tìm kiếm, phát triển khách hàng, phát triển sản phẩm/chương trình tín dụng nhằm tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả.
Định hướng tín dụng được thể hiện thông qua:
+ Cơ cấu danh mục tín dụng mục tiêu (chi tiết theo loại hình khách hàng, kỳ hạn, ngành...)
+ Các hạn mức rủi ro.
+ Các văn bản định hướng tín dụng trong đó chỉ ra những phân khúc/lĩnh vực OceanBank ưu tiên/hạn chế/không cấp tín dụng.
Định hướng tín dụng được thiết lập hàng năm và phải thường xuyên rà soát lại nhằm kịp thời điều chỉnh phù hợp với thực tiễn trong từng thời kỳ.
−Phân cấp thẩm quyền tín dụng
+ Hệ thống phân cấp thẩm quyền tín dụng được thiết lập từ trụ sở chính xuống các chi nhánh, phòng giao dịch nhằm quy định rõ trách nhiệm các cấp phê duyệt trong quyết định tín dụng. Hội đồng thành viên chịu trách nhiệm phê duyệt cơ cấu phân cấp thẩm quyền phù hợp với quy mô, đặc điểm hiện tại và chiến lược phát
+ Mức thẩm quyền tín dụng được thiết lập đối với việc cấp tín dụng có bảo đảm và không có bảo dảm và đối với các sản phẩm cụ thể. Ngoài ra, chính sách tín dụng cũng quy định rõ thủ tục trình lên cấp cao hơn để phê duyệt các khoản tín dụng vượt hạn mức của cấp dưới, trường hợp phê duyệt ngoại lệ và vượt giới hạn rủi ro tập trung toàn ngân hàng.
+ Thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng và thẩm quyền phê duyệt xử lý tín dụng được chi làm 06 cấp từ cấp 1 đến cấp 6 cụ thể: Ban Xử lý nợ, Giám đốc/Phó Giám đốc Chi nhánh/Phòng giao dịch; TrưởngTrưởng/Phó phòng thẩm định tín dụng KHDN; Giám đốc Khối Thẩm định; Tổng Giám đốc; Hội đồng tín dụng; Hội đồng thành viên.
Sơ đồ 2.2: Các cấp thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng tại OceanBank
(Nguồn: OceanBank 2018)
−Quy trình cấp tín dụng
OceanBank thiết lập các quy trình, thủ tục cấp tín dụng đối với từng phân khúc khách hàng và sản phẩm tín dụng bao gồm các khâu chủ yếu: Cấp tín dụng mới, giải ngân, kiểm tra, giám sát sử dụng vốn sau giải ngân, thu hồi nợ và xử lý các phát sinh khác. Quy trình cấp tín dụng quy định rõ ràng, chi tiết các bước thực hiện, bảo đảm phân định trách nhiệm độc lập giữa chức năng quan hệ khách hàng, chức năng thẩm
định tín dụng và chức năng phê duyệt/quyết định tín dụng. Quy trình cấp tín dụng cũng thiết lập các chốt kiểm soát, danh mục chuẩn các tài liệu, hồ sơ tín dụng, hồ sơ tài sản bảo đảm và quy định cụ thể về thời gian thực hiện các bước trong quy trình.
−Quản lý danh mục tín dụng
Quản lý danh mục tín dụng có khả năng phát hiện, đo lường, giám sát và kiểm soát hoặc giảm thiểu rủi ro đối với các loại rủi ro của OceanBank, bao gồm các hoạt động tạo ra rủi ro tín dụng nội bảng và ngoại bảng. Quản lý danh mục được thực hiện trên mức độ toàn danh mục theo các khối kinh doanh, cụ thể đối với khách hàng doanh nghiệp là Khối Khách hàng doanh nghiệp.
−Quản lý giới hạn tín dụng của một khách hàng và người có liên quan:
Giới hạn tín dụng của một khách hàng và người có liên quan được xác định dựa trên năng lực tài chính, mức độ tín nhiệm và nhu cầu tín dụng của khách hàng, có tính đến mức rủi ro của các khách hàng và người có liên quan và mức chịu đựng rủi ro của OceanBank.