Thiết lập đánh giá rủi ro tín dụng ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đại dương (Trang 97 - 100)

OceanBank cần phải xác định hạn mức cho từng ngành cụ thể đã được lựa chọn để phân tán rủi ro. Việc xây dựng các tiêu chí về ngành cần phải dựa trên các báo cáo ngành, báo cáo phân tích rủi ro, xu hướng ngành kinh doanh của doanh nghiệp. Cần phải phân tích toàn bộ các ngành kinh doanh trên danh mục dư nợ của ngân hàng. Các báo cáo phân tích cần đưa ra được những cảnh báo rủi ro riêng của từng ngành trong mối quan hệ tổng thể với ngành khác trong danh mục tín dụng của OceanBank.

Để thực hiện được nội dung này, OceanBank cần thiết có bộ phận chuyên đánh giá rủi ro ngành để có thể đưa ra được những báo cáo đánh giá rủi ro cho toàn bộ các ngành trong danh mục tín dụng. Trên cơ sở đó, sẽ có sự thiết lập về hạn mức và tỷ trọng cấp tín dụng cho từng ngành trên tổng dư nợ cấp tín dụng hoặc số cam kết cấp tín dụng của ngân hàng.

Cần thiết xây dựng nhóm chỉ tiêu đánh giá mức độ rủi ro của ngành kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp hoạt động trong một ngành có điều kiện thuận lợi thì mức độ an toàn, hiệu quả trong hoạt động kinh doanh sẽ cao. Để đánh giá các điều kiện thuận lợi của ngành, việc đánh giá cần được tiến hành thông qua đánh giá tính cạnh tranh của ngành trong môi trường kinh doanh, khung pháp lý, khả năng thay đổi

công nghệ đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế, xu hướng biến động cầu tiêu dùng và khả năng thích ứng trước những biến động từ môi trường kinh tế vĩ mô.

Đánh giá vị trí tương quan của mỗi doanh nghiệp trong ngành là một nhân tố quan trọng. Người phân tích có thể sử dụng tiêu chuẩn đánh giá rủi ro ngành để xác định vị trí tương quan của doanh nghiệp trong phạm vi của một ngành.

Việc đánh giá rủi ro đối với một doanh nghiệp cần phải tương ứng với khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đó. Dựa vào các tiêu chí như thị phần của doanh nghiệp, sự phụ thuộc vào khách hàng, tính đa dạng hóa trong kinh doanh; Tốc độ thay đổi, ứng dụng công, nghệ kỹ thuật mới, cũng như khả năng phản ứng nhanh và hiệu quả đối với những thay đổi của môi trường kinh tế vĩ mô để tránh được những ảnh hưởng xấu. Có thể xem xét một số chỉ tiêu để đánh giá rủi ro đối với ngành kinh doanh của doanh nghiệp như: Thị phần của doanh nghiệp; Sự phụ thuộc vào đối tác; Mức độ rủi ro cũng phụ thuộc vào tính đa dạng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; Tốc độ thay đổi, ứng dụng công nghệ mới nói lên tính nhạy bén của doanh nghiệp trước các yếu cầu thay đổi về kỹ thuật, công nghệ.

Có thể xây dựng các giới hạn về tỷ lệ dư nợ theo ngành kinh tế (dư nợ của ngành đó so với tổng dư nợ trên toàn hệ thống) như sau:

STT Ngành kinh tế Tỷ lệ

1. Dư nợ theo ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 10% 2. Dư nợ theo ngành khai khoáng 5% 3. Dư nợ theo ngành công nghiệp chế biến chế tạo 20% 4. Dư nợ theo ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước

nóng, hơi nước và điều hòa không khí

20%

5. Dư nợ theo ngành cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải.

5%

6. Dư nợ theo ngành xây dựng 25% 7. Dư nợ theo ngành bán buôn và bán lẻ, sửa chữ ô tô, mô tô, xa

máy, và xe có động cơ khác

8. Dư nợ theo ngành vận tải kho bãi 10% 9. Dư nợ theo ngành Dịch vụ lưu trú và ăn uống 10% 10. Dư nợ theo ngành thông tin và truyền thông 5% 11. Dư nợ theo ngành hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 5% 12. Dư nợ theo ngành hoạt động kinh doanh bất động sản 30% 13. Dư nợ theo ngành hoạt động chuyên môn, khoa học và công

nghệ

5%

14. Dư nợ theo ngành hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 5% 15. Dư nợ theo ngành hoạt động của tổ chức chính trị - xã hội, quản

lý nhà nước, an ninh quốc phòng; bảo đảm xã hội bắt buộc.

5%

16. Dư nợ theo ngành Giáo dục và đào tạo 5% 17. Dư nợ theo ngành y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 5% 18. Dư nợ theo ngành nghệ thuật, vui chơi và giải trí 5% 19. Dư nợ theo ngành hoạt động dịch vụ khác 10%

3.3.6 Thực hiện các biện pháp phân tán rủi ro

Các biện pháp phân tán rủi ro cần được áp dụng nhằm mục tiêu hạn chế tối thiểu các rủi ro có thể xẩy ra. Các biện pháp phân tán rủi ro có thể áp dụng như sau:

Thực hiện cấp tín dụng với nhiều loại thời hạn cho vay khác nhau nhằm đảm bảo cân đối giữa nguồn vốn cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm mục đích tránh rủi ro tín dụng do sự thay đổi lãi suất của thị trường.

Cấp tín dụng đối với nhiều khách hàng ở nhiều ngành nghề và địa bàn khác nhau. Với việc cấp tín dụng ở nhiều ngành nghề và địa bàn khác nhau vừa đáp ứng được mục tiêu mở rộng kinh doanh, phát triển thị trường lại vừa phân tán được rủi ro hơn rất nhiều khi chỉ tập trung vào một vài ngành nghề hay đối tượng khách hàng. Việc cấp tín dụng vào nhiều ngành nghề kinh tế khác nhau để tránh được sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác trong việc giành giật thị phần trong phạm vi hẹp của một số ngành đang phát triển cũng như tránh gặp phải rủi ro do những chính sách của nhà nước với

mục đích hạn chế hoạt động của một số ngành nghề nhất định trong kế hoạch cơ cấu lại một số ngành nghề kinh tế; Cấp tín dụng vào nhiều đối tượng sản xuất kinh doanh, nhiều loại hàng hóa khác nhau, tránh tập trung cho vay sản xuất một số loại sản phẩm, đặc biệt là những loại sản phẩm không thiết yếu mà Nhà nước không khuyến khích hay những sản phẩm đã xuất hiện quá nhiều trên thị trường.

Ngân hàng cần đa dạng hóa danh mục cho vay bằng việc xây dựng danh mục cho vay với cơ cấu mục đích, kỳ hạn, phương thức cho vay dự kiến; xây dựng danh mục cho vay cần dựa trên việc tính toán tổn thất danh mục cho vay phù hợp theo thông lệ quốc tế và gắn với rủi ro thực tế tại ngân hàng.

Bên cạnh đó, triển khai cho vay hợp vốn là một hình thức cấp tín dụng rất hữu ích trong việc thực hiện phân tán rủi ro cấp tín dụng. Hình thức cho vay hợp vốn sẽ áp dụng trong trường hợp khách hàng có nhu cầu vốn lớn, nhu cầu vốn nhằm thực hiện các dự án có tổng mức đầu tư cao mà một ngân hàng có thể không đáp ứng đủ số vốn hoặc nếu cho vay toàn bộ số vốn đó có thể xẩy ra rủi ro vô cùng cao bởi các dự án lớn khả năng xác định mức độ rủi ro thường rất khó. Cấp tín dụng hợp vốn cũng hạn chế được nhiều rủi ro khi mà phương án/dự án vay vốn được thẩm định bởi nhiều tổ chức tín dụng tham gia. Rủi ro trong phương án/dự án vay vốn của khách hàng được nhìn nhận dưới nhiều con mắt của nhiều cán bộ với các trình độ và kinh nghiệm khác nhau.

Hiện nay, do nhu cầu phát triển khách hàng, việc phát triển khách hàng với các đối tác đầu vào, đầu ra của khách hàng hiện hữu đang được ngân hàng nhắm đến và thực hiện. Tuy nhiên, việc này có thể khiến rủi ro xẩy ra rất cao khi mà chuỗi kinh doanh của khách hàng gặp vấn đề. Vì vậy, cần có sự giám sát sát sao trong quá trình tiếp cận, thẩm định cấp tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đại dương (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)