Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG vốn tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn hà nội (SHB) (Trang 33 - 35)

cứ vào đầu ra để quyết định đến khối lượng huy động, mức lãi suất và thời hạn, phương pháp huy động phù hợp.

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại mại

1.3.1. Nhân tố chủ quan

Đứng ở góc độ bản thân ngân hàng thì những nhân tố từ phía ngân hàng luôn là những nhân tố đóng vai trò quyết định.

* Uy tín, thương hiệu của ngân hàng: Trên cơ sở những kết quả sẵn có đã đạt được, một ngân hàng lớn, có uy tín lâu năm trên thị trường sẽ có nhiều lợi thế trong việc huy động vốn. Sự tin tưởng của khách hàng sẽ giúp cho các ngân hàng có khả năng dự đoán được tổng số vốn huy động và tiết kiệm được chi phí huy động. Thậm chí trong điều kiện lãi suất tại ngân hàng có thấp hơn đôi chút so với lãi suất thị trường nhưng người gửi tiền vẫn sẵn sàng lựa chọn ngân hàng vì họ tin tưởng rằng số vốn của họ sẽ được đảm bảo an toàn nhất. Và quy mô của ngân hàng lớn hay nhỏ cũng ảnh hưởng lớn đến sự tin cậy, sự tín nhiệm của khách hàng.

* Mạng lưới, địa điểm hoạt động: Các ngân hàng thường có thị trường và hệ thống mạng lưới rộng khắp nhưng luôn gắn với một địa bàn cụ thể. Các ngân hàng phải xác định thị trường trọng tâm, thị trường chính là nơi tồn tại nhóm khách hàng mục tiêu.

* Các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng: Do hạn chế về nguồn lực, ngân hàng thường không cung cấp tất cả các sản phẩm, dịch vụ tài chính mà dựa trên nhóm khách hàng mục tiêu để xác định các sản phẩm dịch vụ chính. Đặc biệt là các sản phẩm truyền thống như: huy động vốn, cho vay vốn...

* Nguồn nhân lực của ngân hàng: Nguồn nhân lực dồi dào, nhân viên ngân hàng có trình độ chuyên môn cao, thái độ phục vụ tốt cũng là một trong các yếu tố quyết định tới số lượng và hiệu quả vốn huy động.

* Trình độ công nghệ ngân hàng, cơ sở vật chất trang bị cho hoạt động ngân hàng: Trình độ công nghệ ngân hàng càng cao khả năng cung cấp được nhiều loại dịch vụ, cơ sở vật chất trang bị đầy đủ thì sẽ thu hút được lòng tin của ngân hàng dẫn đến gia tăng nguồn vốn huy động, giảm chi phí huy động vốn.

* Chất lượng dịch vụ khách hàng: Chất lượng dịch vụ mang tính chất chủ quan tác động đến quy mô tiền gửi. Nếu ngân hàng hoạt động tốt, có danh tiếng lâu đời, các nhân viên ngân hàng luôn cởi mở, nhiệt tình đối với khách hàng và tư vấn các sản phẩm dịch vụ hữu ích phù hợp với nhu cầu của khách hàng thì số lượng khách hàng đến giao dịch và gửi tiền sẽ ngày càng tăng.

Cách thức phục vụ của cán bộ ngân hàng đối với khách hàng có ảnh hưởng lớn tới việc huy động vốn cho ngân hàng. Hơn ai hết, nhân viên giao dịch tại ngân hàng là người trực tiếp giao dịch với khách hàng. Nếu nhân viên ngân hàng giao tiếp với khách hàng một cách lịch sự, nhã nhặn, nhiệt tình thì sẽ tạo được thiện cảm đối với khách hàng, nâng cao được uy tín của ngân hàng đối với khách hàng.

* Hoạt động Marketing ngân hàng: Đây là hoạt động rất quan trọng đối với các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là trong ngành ngân hàng hiện nay. Để khách hàng biết đến mình, hiểu về những dịch vụ chăm sóc khách hàng của mình...thì ngân hàng phải quảng cáo mình trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống truyền

thông marketing và nghiên cứu thị trường khách hàng để xác định các nhóm khách hàng mục tiêu.

* Chính sách lãi suất: Cũng là một nhân tố không kém phần quan trọng bởi lẽ nếu ngân hàng có chính sách lãi suất phù hợp, linh hoạt và đảm bảo hiệu quả kinh doanh của ngân hàng sẽ thu hút được nhiều khách hàng.

* Hiệu quả cho vay, đầu tư của ngân hàng: Mỗi ngân hàng có một chiến lược kinh doanh riêng tuy thuộc vào đặc điểm hoạt động của mình và điều kiện môi trường xung quanh. Từ đó hoạt động huy động vốn có thể được mở rộng hoặc thu hẹp, cơ cấu có thể thay đổi về tỷ lệ các loại nguồn vốn, chi phí huy động có thể tăng hoặc giảm. Với một chiến lược kinh doanh thích hợp hoạt động cho vay, đầu tư được lựa chọn đúng đắn, các nguồn vốn được khai thác tối đa thì công tác huy động vốn sẽ phát huy hiệu quả. Ngược lại, nếu hiệu quả cho vay đầu tư thấp (tỷ lệ nợ quá hạn, khó đòi cao...) thì hoạt động huy động vốn sẽ không mang lại hiệu quả, chi phí huy động vốn sẽ không được bù đắp, từ đó làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG vốn tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn hà nội (SHB) (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)