Xây dựng chính sách lãi suất hợp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG vốn tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn hà nội (SHB) (Trang 77 - 79)

Lãi suất là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng. Bởi vì khi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, ngoài mục tiêu an toàn thì họ còn mong đợi vào khoản tiền sinh lời có thể thu được. Một thực tế hiện nay là các ngân hàng Việt Nam vẫn còn coi lãi suất như một công cụ cạnh tranh tối ưu, mặc dù có thể làm tăng chi phí huy động lên rất nhiều và ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Do đó việc xây dựng một chính sách lãi suất hợp lý là rất cấp thiết.

Một chính sách lãi suất được coi là hợp lý khi nó thoản mãn các yêu cầu sau:

* Có thể giúp ngân hàng huy động được đủ nguồn vốn cho hoạt động và đảm bảo cơ cấu vốn hợp lý.

* Đảm bảo tính cạnh tranh của ngân hàng so với các ngân hàng khác trong việc thu hút vốn và cho vay tín dụng.

* Đảm bảo lợi nhuận hợp lý cho ngân hàng.

* Phù hợp với chính sách lãi suất của Ngân hàng nhà nước và xu hướng thay đổi lãi suất trên thị trường.

Chính sách lãi suất của ngân hàng tác động trực tiếp đến khối lượng vốn huy động cũng như chi phí của khoản vốn đó. Đồng thời việc hoạch định chính sách lãi suất cũng chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài. Khi xây dựng các mức lãi suất cho các loại hình huy động khác nhau. Các kỳ hạn khác nhau ngân hàng luôn cần

phải xem xét đến các yếu tố, đó là:

* Chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước. * Chính sách lãi suất của các ngân hàng khác.

* Tình hình tăng trưởng, biến động lạm phát, biến động tỷ giá. * Các yếu tố tâm lý, thị hiếu của khách hàng.

Việc ấn định lãi suất của ngân hàng trước hết phải tuân thủ đầy đủ các quy định về lãi suất của NHNN đưa ra cho các tổ chức tín dụng. Lãi suất cũng phải tuân theo quy luật cung cầu về vốn trên thị trường. Lãi suất đầu ra quyết định lãi suất đầu vào, thể hiện việc huy động vốn phải được thực hiện trên cơ sở sử dụng vốn.

Trong huy động vốn, mọi ngân hàng đều cố gắng thực hiện các biện pháp có thể nhằm tìm kiếm được những nguồn vốn sao cho chi phí huy động là nhỏ nhất và sử dụng vốn đó để cho vay với một lãi suất được chấp nhận trên thị trường. Giá vốn huy động thường được đánh giá bởi lãi suất huy động bình quân và một số chi phí khác: tiền lương nhân viên, chi phí cơ sở vật chất. . . Các chi phí này phải được bù đắp từ nguồn thu của ngân hàng chủ yếu là lãi vay. Mặc dù chi phí vốn ngoài lãi suất huy động chỉ là một phần rất nhỏ trong giá vốn nhưng nếu có biện pháp quản lý chặt chẽ thì nó cũng sẽ giảm bớt gánh nặng cho ngân hàng.

Bên cạnh việc đa dạng hóa các nguồn huy động vốn thì việc đa dạng hóa các kỳ hạn và lãi suất tương ứng cho mỗi kỳ hạn cũng là một cách huy động vốn hiệu quả mà không tốn quá nhiều chi phí. SHB nên huy động tiết kiệm theo năm với các kỳ hạn cơ bản là 1 tháng. 2 tháng. 3 tháng. 4 tháng. 5 tháng. 6 tháng. 7 tháng. 8 tháng. 9 tháng. 10 tháng. 11 tháng. 12 tháng. 13 tháng. 18 tháng. 2 năm. 3 năm. 5 năm. Các kỳ hạn được chia như trên về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của đông đảo khách hàng. Tương ứng với các kỳ hạn đó sẽ là các mức lãi suất khác nhau tùy theo từng giai đoạn và mức độ khuyến khích đối với từng nguồn vốn của ngân hàng. Việc đa dạng hóa lãi suất không chỉ liên quan tới việc ấn định lãi suất huy động mà còn liên quan tới các phương thức thanh toán lãi hợp lý giữa các công cụ huy động vốn khác nhau. Đối với các loại tiền gửi tiết kiệm, khi đáo hạn, nếu khách hàng không rút tiền thì lãi sẽ được nhập gốc và được

tự động ra hạn thêm một kỳ hạn bằng kỳ hạn ban đầu.

Việc phát hành các giấy tờ có giá là một trong những biện pháp hiệu quả để huy động vốn trung, dài hạn của ngân hàng. Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hiện nay và các công ty ngày càng nhiều, SHB nên phát triển hình thức huy động này và coi đây là một biện pháp hữu hiệu để phát triển nguồn vốn trung, dài hạn. Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội hiện nay đang chú trọng biện tăng cường nguồn vốn huy động. Do đó, ngân hàng nên xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt hợp lý. Mặt khác, SHB cũng cần điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn một cách hợp lý. Hiện nay nguồn vốn trung, dài hạn tại SHB đang chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nguồn vốn ngắn hạn, do đó lãi suất cần thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng của nguồn vốn trung, dài hạn, nghĩa là lãi suất tiền gửi trung, dài hạn phải tăng đáng kể so với lãi suất ngắn hạn để khuyến khích khách hàng gửi tiền lâu dài.

Ngoài ra, ngân hàng cũng không nên bó hẹp trong mối quan hệ với các khách hàng doanh nghiệp truyền thống vốn là những doanh nghiệp lớn trong nền kinh tế để không bị phụ thuộc vào các Tập đoàn, Tổng công ty đó, nên thiết lập và mở rộng các mối quan hệ bền vững. Đồng thời áp dụng mức lãi suất phù hợp với từng loại hình khách hàng doanh nghiệp đó.

Dù điều chỉnh lãi suất như thế nào, ngân hàng cần phải bám sát với lãi suất trên thị trường liên ngân hàng trong nước và quốc tế để có thể tránh được các rủi ro có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG vốn tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn hà nội (SHB) (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)