Lý thuyết lợi thế tương đối (lợi thế so sánh) của David Ricardo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng thâm hụt thương mại hiện nãy giữa việt nam trung quốc và các biện pháp để giảm thiểu thâm hụt thương mại của việt nam (Trang 25 - 26)

Đối với lý thuyết lợi thế tuyệt dối của Adam Smith cho ta thấy một quốc gia có lợi thế tuyệt đối so với quốc gia khác về một loại hàng hóa – dịch vụ thì quốc gia đó sẽ thu được lợi ích từ hoạt động ngoại thương nếu như quốc giá đó thực hiện chuyên môn hóa sản xuất các hàng hóa mang lại lợi thế tuyệt đối. Tuy nhiên, nhược điểm của lỹ thuyết này lại không giải thích được vì sao quốc gia có lợi thế tuyệt đối hơn hẳn các quốc gia khác, hoặc một quốc gia không có lợi thế tuyệt đối nào vẫn có thể tham gia và có sự thu lợi từ quá trình hợp tác và phân cộng lao động quốc tế để phát triển mạnh các hoạt động về thương mại quốc tế. Nhằm khách phục các hạn chế của lý thuyết lợi thế tuyệt đối và cũng để trả lời cho các câu hỏi đã nếu trên thì nhà kinh tế học cổ điển người Anh David Ricardo đã đưa ra lý thuyết lợi thế so sánh nhằm giải thích một cách tổng quát và chính xác hơn về sự xuất hiện các lợi ích trong hoạt động thương mại quốc tế. Các lý thuyết này đã được David Ricardo trình bày trong tác phaair nổi tiếng của mình là “Những nguyên lý của kinh tế chính trị” xuất bản vào năm 1817.

Sự khác biệt giữa các nước không chỉ về điều kiện tự nhiên và tay nghề mà còn về điều kiện sản xuất nói chung là luận điểm chinh của lý thuyết này mà David Ricardo đã đưa ra. Điều đó có nghĩa là về nguyên tắc, bất kỳ quốc gia nào cũng có thể tìm thấy sự khác biệt này và chuyên môn hoá sản xuất những sản phẩm nhất định dù có hay không lợi thế về tự nhiên, khí hậu, tay nghề. David Ricardo cho rằng, trên thực tế lợi thế tuyệt đối cuả mỗi quốc gia không có nhiều. Hơn nữa còn cho thấy là phần lớn các quốc gia tiến hành hoạt động thương mại quốc tế với nhau không chỉ ở những mặt hàng có lợi thế tuỵệt đối mà còn đối với cả những mặt hàng dựa trên lợi thế tương đối. Theo đó, mọi quốc gia đều có lợi khi tham gia vào phân công lao động quốc tế trên cơ sở khai thác lợi thế tương đối. Và ngoại thương sẽ cho phép mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước. Giải thích cho lợi ích trên là sự chuyên môn hoá sản xuất một số loại sản phẩm nhất định của mình để đổi lấy hàng nhập khẩu của các

nước khác thông qua con đường thương mại quốc tế vì mỗi quốc gia đó đều có lợi thế so sánh nhất định của mình về một số hàng hóa nào đó.

Một trong những điểm cốt yếu nhất của lợi thế so sánh là những lợi ích do chuyên môn hoá sản xuất, mặt khác thương mại quốc tế phụ thuộc vào lợi thế so sánh chứ không phải là lợi thế tuyệt đối. Có thể xem điều kiện cần và đủ đối với lợi ích của thương mại quốc tế là lợi thế so sánh. Và lợi thế tuyệt đối của A.Smith là một trường hợp đặc biệt của lợi thế so sánh. Về cơ bản, lý thuyết của D.Ricardo không có gì khác với A.smith, điều đó cũng cho thấy ông ủng hộ các chính phủ tích cực thúc đẩy, khuyến khích tự do hoá thương mại quốc tế nhằm tự do hoá xuất nhập khẩu. (Trần Bình Trọng, 2008, tr.83-97)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng thâm hụt thương mại hiện nãy giữa việt nam trung quốc và các biện pháp để giảm thiểu thâm hụt thương mại của việt nam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)