Giải pháp ở cấp độ vĩ mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng thâm hụt thương mại hiện nãy giữa việt nam trung quốc và các biện pháp để giảm thiểu thâm hụt thương mại của việt nam (Trang 111 - 118)

3.3.1.1 Hoàn thiện các chính sách về thương mại của Chính phủ

Để có thể đạt được mục tiêu về giảm thâm hụt thương mại với Trung Quốc, Chính phủ cần phải có các chính sách nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nội địa trong nước và các cơ chế đặc thù để các doanh nghiệp có sự tham gia vào chu trình luân chuyển hàng hóa toàn cầu. Đầu tiên, cần phải phát triển các doanh nghiệp sản xuất về các nguyên phụ liệu đầu vào như: công nghiệp điện tử, công nghiệp dệt may, công nghiệp chế biến,.. Để đạt được mục tiêu trên, tác giả đề xuất một số giải pháp như sau:

+ Chính phủ cần rà soát và hoàn thiện môi trường pháp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp. Rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, tăng cường công tác kiểm tra thi hành pháp luật, kịp thời phát hiện những vấn đề phát sinh để đề xuất phương hướng chỉnh sửa, bổ sung phù hợp với thực tế.

+ Đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính, hoàn thiện thể chế, hoàn thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và xuất nhập khẩu, tạo thuận lợi và giảm chi phí cho DN; Tăng cường dịch vụ công trực tuyến, triển khai cơ chế một cửa quốc gia. Đặc biệt, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là thủ tục thuế và hải quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cao nhất cho DN xuất khẩu. Thống kê cho thấy, trong thời gian qua, các giải pháp về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan đã giúp DN tiết kiệm được 10 - 20% chi phí và 30% thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu, hỗ trợ DN nâng cao năng lực cạnh tranh.

+ Xây dựng các chính sách hỗ trợ DN đầu tư đổi mới thiết bị, đổi mới công nghệ và đổi mới quy trình sản xuất sản phẩm đạt chất lượng, tiêu chuẩn của các thị trường xuất khẩu. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và triển khai, ứng dụng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, nhằm nhanh chóng chuyển sang phương thức sản xuất và phương thức quản trị tiên tiến theo các hướng phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

+ Chính phủ phải là cầu nối, xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường Trung Quốc. Các văn phòng, trung tâm xúc tiến thương mại cần cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết không chỉ cho các doanh nghiệp Việt Nam mà cả các doanh nghiệp Trung Quốc. Bên cạnh đó, cần hỗ trợ giải quyết những tranh chấp hay vướng mắc của doanh nghiệp Việt Nam với đối tác Trung Quốc trong quá trình trao đổi thương mại. Tăng cường công tác thông tin thị trường để tạo điều kiện cho các DN khai thác tốt cơ hội xuất khẩu. Nâng cao hiệu quả và đổi mới phương thức xúc tiến thương mại, tập trung vào các hàng hóa có lợi thế xuất khẩu, các thị trường tiềm năng và các thị trường ngách để mở ra các thị trường mới nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Tăng cường công tác nghiên cứu, phân tích, dự báo thị trường hỗ trợ DN.

+Chính phủ và các cơ quan chức năng như Bộ Công Thương cũng cần nghiên cứu, xây dựng và ban hành tiêu chuẩn chất lượng đối với các loại hàng hoá xuất khẩu, cần khẩn trương nghiên cứu, xây dựng và ban hành các quy định về hàng rào kỹ thuật, đặc biệt về vấn đề kiểm dịch động thực vật nhằm kiểm soát và hạn chế nhập khẩu. Bên cạnh đó, biện pháp phòng vệ thương mại vẫn cần tiếp tục tăng cường nhằm tạo

môi trường cạnh tranh công bằng, giảm tối đa sự thua thiệt trong xuất khẩu và bảo vệ chính các doanh nghiệp nội địa.

3.3.1.2 Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ

Trong cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam, tỷ lệ nhập tư liệu sản xuất rất cao (trên 90%). Tuy nhiên, tỷ trọng nhập khẩu là nguyên vật liệu phụ liệu cho sản xuất trong nước và xuất khẩu còn rất lớn. Theo báo cáo ngành dệt may của FPT Securities tháng 4/2018, giá trị nhập khẩu nguyên liệu ngành dệt may từ Trung Quốc sử dụng cho xuất khẩu năm 2017 có tỷ lệ giá trị gia tăng đạt 48,1%. Trung Quốc cũng là nhà cung cấp máy móc dệt may và trang thiết bị cho 80% thị trường máy móc dệt may trong nước. Đầu vào nhập khẩu của ngành da giày cũng chiếm từ 65 đến 70%. Trong các ngành công nghiệp chế tạo khác như ô tô, xe máy, điện tử, hóa chất… thì vấn đề nguyên phụ liệu cũng hết sức khó khăn do ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam còn non yếu và chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước.

Phát triển công nghiệp phụ trợ được xem là giải pháp thiết thực để giúp các ngành sản xuất chủ động được các nguyên vật liệu đầu vào. Các doanh nghiệp nội địa có thể chủ động lựa chọn nhà cung cấp và cắt giảm chi phí sản xuất cũng như giảm giá thành sản phẩm của mình. Thông qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của chính doanh nghiệp. Đây được xem là biện pháp nhằm giải quyết gốc rễ tình trạng xuất khẩu dựa vào nhập khẩu của Việt Nam hiện nay.

Để phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, tác giả Hoàng Văn Châu và các đồng tác giả (2010) đã đề xuất 9 nhóm giải pháp đối với chính sách phát triển của Việt Nam bao gồm:

 Xây dựng thể chế phát triển công nghiệp hỗ trợ

 Tăng cường phổ biến thông tin doanh nghiệp

 Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ

 Tăng cường liên kết doanh nghiệp

 Phát triển nguồn nhân lực công nghiệp hỗ trợ

 Phát triển cụm công nghiệp hỗ trợ

 Xây dựng chính sách thuế và thuế quan hợp lý

Trong đó, giai đoạn 2011-2012 là giai đoạn chuẩn bị về thể chế và cơ sở hạ tầng; và giai đoạn 2012-2015 là giai đoạn về xây dựng các doanh nghiệp tiên phong. Giai đoạn tiếp theo 2016-2020 sẽ là giai đoạn tăng cường liên kết các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Về nguồn lực tham gia ngành công nghiệp hỗ trợ: Có thể thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và tiếp nhận công nghệ nước ngoài; hoặc nhóm các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam. Hiện nay, tại nhiều quốc gia trên thế giới, các doanh nghiệp vừa và nhỏ là nguồn chính để hình thành các doanh nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên, ở Việt Nam ngành công nghiệp này chưa phát triển. Xuất phát từ nhiều nguyên nhân về năng lực sản xuất và trình độ quản lý của hệ thống các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn yếu kém. Chính vì vậy, để thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam cần thực hiện các giải pháp như sau:

- Trước hết phải thu hút đầu tư nước ngoài bằng cách cải thiện hệ thống hạ tầng cơ sở như điện, nước, thông tin liên lạc, giao thông vận tải để tạo điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp phụ trợ đáp ứng yêu cầu về tiến độ sản xuất hàng hóa. Tiếp đó, phát triển dịch vụ logistics nhằm đưa hàng hóa xuất khẩu tới các tỉnh, thành lớn của Trung Quốc với chi phí và thời gian tiết kiệm nhất. Bởi đây là các yếu tố liên quan mật thiết đến chi phí, thời gian giao hàng và quyết định ưu thế trong kinh doanh.

- Xây dựng các chính sách ưu đãi đầu tư giành cho các doanh nghiệp nằm trong cụm công nghiệp. Có thể kể đến các ưu đãi như: ưu đãi về Thuế, đất đai, thủ tục hành chính và các chính sách hỗ trợ đặc biệt khác. Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ tín dụng với lãi suất ưu đãi để khuyến khích xuất khẩu sang thị trường này nhằm góp phần vào tăng trưởng kinh tế chung của cả nước và hạn chế nhập siêu đã tồn tại và kéo dài hơn 20 năm qua. Bên cạnh đó, Chính phủ cần triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện cho DN nhằm tiếp cận nguồn vốn ngân hàng một cách hiệu quả như chỉ đạo các TCTD thực hiện miễn, giảm lãi, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, kéo dài thời hạn cho phép các TCTD được cho vay bằng ngoại tệ đối với một số nhu cầu vốn của DN xuất khẩu… Bên cạnh đó, Chính phủ cần tiếp tục hướng dòng vốn tín dụng vào sản xuất, chỉ đạo các TCTD tập trung vốn cho các lĩnh vực ưu tiên, triển khai các chương trình cho vay liên kết.

của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước. Cần hỗ trợ các doanh nghiệp này dần thay thế các doanh nghiệp FDI trong ngành công nghiệp hỗ trợ cũng như tạo các điều kiện để các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển thông qua các biện pháp khác nhau. Ví dụ: hỗ trợ đặc biệt về vốn, ưu đãi hay hỗ trợ về Thuế như miễn thuế nhập khẩu, hay bãi bỏ các thuế quan đánh vào linh kiện nhập khẩu.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể nhập khẩu công nghệ tiên tiến từ các quốc gia có nền công nghệ phát triển như Mỹ, EU và Nhật Bản. Đây là giải pháp quan trọng mà kinh nghiệm từ Trung Quốc đã thực hiện ngay từ đầu những năm thập kỷ 90 để phát triển về năng lực sản xuất các ngành công nghiệp hỗ trợ của nước này đáp ứng nhu cầu xuât khẩu.

3.3.1.3 Cải thiện cơ cấu về hàng xuất nhập khẩu

Hàng với mục đích xuất khẩu phải cần có sự đa dạng về mẫu mã, phong phú về chủng loại sản phẩm mới có thể thỏa mẫn nhu cầu thị hiếu của các thị trường khác nhau, khu vực khác nhau trên thế giới và các quốc gia khác nhau. Thực tế đã cho thấy hàng Trung Quốc rất đa dạng, phong phú về mẫu mã cũng như chất lượng sản phẩm cũng ở mức tốt mà giá thành phù hợp. Do đó, không chỉ các doanh nghiệp xuất khẩu mà ngay cả các doanh nghiệp nội địa cũng chật vật đối với hàng có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Cần có các biện pháp để giảm bớt áp lực này của hàng hóa Việt Nam như: + Cần nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng hơn nữa nhằm thu thập thêm các thông tin khách hàng, các phong tục tập quán của thị trường. Chính phủ (Bộ Công Thương) cần phối hợp với các hiệp hội ngành hàng, các DN đánh giá hoạt động sản xuất, xuất khẩu và các Vụ thị trường ngoài nước đánh giá nhu cầu nhập khẩu của từng mặt hàng cụ thể ở từng địa phương của Trung Quốc. Từ đó có chiến lược tập trung vào một số hàng hóa xuất khẩu chính mới có thể định hướng phát triển các dịch vụ gia tăng hỗ trợ cho xuất khẩu hàng hóa.

+ Cần chủ động xây dựng các mạng lưới cung cấp nguyên vật liệu, bán thành phẩm tại chỗ cho doanh nghiệp với giá rẻ và ít rủi ro hơn để thay thế dần các nguyên phụ liệu nhập khẩu.

+ Hàng hóa xuất khẩu phải phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và đảm bảo các yếu tố kỹ thuật. Đặc biệt, cần phải kiểm soát cả yếu tố đầu vào cũng như đầu ra của

hàng hóa nhằm đảm bảo về chất lượng của hàng hóa. Tiến tới áp dụng các hệ thống về quản lý tiêu chuẩn đo lượng về chất lượng sản phẩm; không nên có sự phân biệt giữa hàng tiêu thụ nội địa trong nước và hàng xuất khẩu. Cần phải có sự nhất quán về chất lượng giữa hai thị trường tiêu thụ. Việc chấp nhận của thị trường nội địa sẽ là tiền đề nhằm nâng cao tính cạnh trạnh của hàng hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa. Tránh tình trạng về hàng xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài thì có chất lượng tốt còn chất lượng hàng nội địa thì kém chất lượng và không chú trọng đầu tư về kiểu dáng, mẫu mã. Kinh nghiệm từ Trung Quốc, nước này đã quản lý nghiêm ngặt và có các quy định rất chặt chẽ đối với doanh nghiệp sản xuất ngay trong thời kỳ đầu về định hướng xuất khẩu. Thực tế cho thấy Việt Nam vẫn còn rất lỏng lẻo và chưa quyết liệt như nước bạn đối với tình trạng này.

+ Từng bước nâng cao hàm lượng nội địa của sản phẩm bằng cách quy hoạch các vùng chuyên canh nguyên phụ liệu đầu vào phục vụ cho ngành dệt may, giày da ngành sản xuất công nghiệp nặng. Bởi đây là những nhóm hàng nhập khẩu lớn từ Trung Quốc để nhằm phục vụ sản xuất xuát khẩu. Trong thời gian gần đây, Chính phủ Việt Nam đã bắt đầu có áp dụng tỷ lệ nội địa hóa bắt buộc trong các sản phẩm về điện tử- cơ khí- điện trong xuất khẩu thông qua các biện pháp thuế quan. Đây là biện pháp hữu hiệu mà một số quốc gia đã thực hiện thành công.

3.3.1.4 Nâng cao vai trò của thương mại Biên giới

Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng có chung đường biên giới. Nhìn vào lịch sử hai nước có thể thấy việc trao đổi thương mại biên giới đã hình thành từ rất lâu và đang diễn ra rất sôi nổi trong nhiều năm nay. Đến thời điểm hiện tại, Chính phủ hai nước đã ký kết nhiều Hiệp định thương mại Biên giới giữa hai nước và đã từng bước kiểm soát quản lý đối với hoạt động này. Tuy nhiên, về thực tế vẫn còn nhiều bất cập và kẽ hở trong kiểm soát hàng hóa như: hàng cấm, buôn lậu qua biên giới ảnh hưởng đến kim ngạch trao đổi hàng hóa giữa hai nước. Đây là một trong các nguyên nhân khiến cho các số liệu ghi nhận về thương mại của Việt Nam và Trung Quốc chưa thực sự chính xác so với thực tế các giao dịch buôn bán hai chiều. Vì vậy, yêu cầu cấp bách là xây dựng các chiến lược phát triển thương mại Biên giới Việt Trung nhằm phát huy lợi thế về địa lý giữa hai quốc gia.

3.3.1.5 Về chính sách tỷ giá hối đoái

Việt Nam đang thực hiện một chính sách tỷ giá thả nổi có điều tiết. Về cơ bản, tỷ giá hối đoái phải do thị trường quyết định nhưng ngân hàng nhà nước vẫn phải can thiệp khi cần thiết nhằm hạn chế những biến động quá nhanh của tỷ giá hối đoái. Trong đó, từng bước thực hiện chế độ lưu hành duy nhất đồng tiền Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam và tạo điêu kiện để tiền Việt Nam chuyển đổi được là một trong số các giải pháp cần thực hiện để nâng cao hiệu quả quản lý tỷ giá hối đoái ở nước ta trong thời gian tới. Bên cạnh đó, Chính phủ cần có phương án hoàn thiện hệ thống thị trường hối đoái trên cơ sở có sự phối hợp đồng bộ giữa chính sách tỷ giá hối đoái với các chính sách kinh tế vĩ mô khác. Đến thời điểm hiện tại chưa có nghiên cứu nào phát hiện mối quan hệ của việc phá giá đồng tiền Việt Nam đối với việc cải thiện thâm hụt cán cân thương mại. Vì vậy, phải cân nhắc một cách thận trong khi thực hiện phá giá đồng nội tệ. Trong điều kiện nợ nước ngoài của Việt Nam đang ở mức cao mà giá cả hàng hóa trên thế giới có sự biến động mạnh, việc thực hiện chính sách phá giá đồng nội tệ có thể dẫn đến tình trạng gia tăng nợ nước ngoài và lạm phát nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, việc điều chỉnh về cán cân thương mại tránh tình trạng nhập siêu còn có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định kinh tế vĩ mô thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong bối cảnh hiện nay về toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra sâu rộng và phức tạp, để đảm bảo tăng trưởng kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu và thay thế nhập khẩu mà không làm ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô như nợ nước ngoài, biến động về giá cả và thực hiện các cam kết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng thâm hụt thương mại hiện nãy giữa việt nam trung quốc và các biện pháp để giảm thiểu thâm hụt thương mại của việt nam (Trang 111 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)