Bài học cho Việt Nam về việc cải thiện cán cân thương mại song

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng thâm hụt thương mại hiện nãy giữa việt nam trung quốc và các biện pháp để giảm thiểu thâm hụt thương mại của việt nam (Trang 50 - 53)

với Trung Quốc

Ở trên, tác giá đã có xem xét các biện pháp cải thiện về cán cân thương mại của 4 quốc gia: Mỹ, Hàn Quốc và Thái Lan, và có một số bài học kinh nghiệm được rút ra có thể áp dung cho Việt Nam như sau:

Trước hết, cần phối hợp đồng bộ giữa các chính sách kinh tế vĩ mô bao gồm hai chính sách nòng cốt là: chính sách tỷ giá và chính sách thương mại (như chính sách tự do hóa thương mại, chính sách tự do hóa đầu tư). Trong đó, đặc biệt là chính sách tỷ giá hối đoái. Đây là chính sách mà có sự ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả trong nước và quốc tế. Vì vậy, thay đổi tỷ giá cũng là điều kiện tiên quyết trong thay đổi chính sách thương mại, đặc biệt trong điều kiện mở cửa của nền kinh tế như hiện nay. Trong sự phối hợp với các chính sách khác của nền kinh tế, Việt Nam cần mức điều chỉnh phù hợp theo hướng thay đổi tỷ giá nhưng không mang tính chất cứng nhắc mà phải phù hợp, linh hoạt với các giai đoạn phát triển khác nhau của nền kinh tế. Để đánh giá một chính sách tỷ giá hối đoái được coi là phù hợp thì cần bao gồm các yếu tố sau đây:

+ Lựa chọn thời điểm phù hợp để phá giá đồng nội tệ với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng thời kỳ kinh tế Việt Nam. Thành công trong việc phá giá tiền tệ sẽ được thể hiện rõ nét ở thời điểm phá giá và mức độ điều về chỉnh tỷ giá hối đoái.

Trong đó, Trung Quốc là một một ví dụ điển hình đã áp dụng chính sách điều hành tỷ giá một cách linh hoạt và đạt được thành công trên thế giới. Nước này đã đạt được sự ổn định về giá cả trong nước với sự nhạy bén của các công cụ trong chính sách tỷ giá, quốc gia này đã. Đồng thời, Trung Quốc đã cân bằng về tài chính tiền tệ với bên ngoài. Trong khi các chính sách về kinh tế khác như chính sách tiền tệ bị vô hiệu hóa để giảm lạm phát, thì các chính sách tỷ giá là bước đệm nhằm đạt được mục tiêu là đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên, Việt Nam có điều kiện và xuất phát điểm khác với Trung Quốc. Do đó Việt Nam cần học hỏi và áp dụng linh hoạt theo hoàn cảnh của riêng mình để điều chỉnh tỷ giá phù hợp. Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam là nước xuất khẩu dựa vào nhập khẩu trong khi Trung Quốc lại xuất khẩu chủ động nguồn nguyên vật liệu đầu vào nên sự linh hoạt cần thực hiện một cách khéo léo hơn bao giờ hết.

+ Cần duy trì chính sách tỷ giá phù hợp với mục tiêu phát triển theo định hướng nhằm nâng cao hơn nữa về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. Việc cung ứng ngoại tệ phải được duy trì một cách thường xuyên và liên tục, đảm bảo cho sự điều hành thành công về chính sách tỷ giá. Với mục tiêu hỗ trợ tốt nhất cho xuất khẩu thì chính sách tỷ giá là giải pháp quan trọng. Gia tăng xuất khẩu sẽ gia tăng thu ngoại tệ từ nước ngoài, từ đó cái thiện cán cân thanh toán quốc tế cũng như tăng dự trữ ngoại tệ trong nước hướng tới sự bền vững trong phát triển kinh tế.

Ngoài ra, Việt Nam không thể vận dụng giống hết các biện pháp mà các nước đi trước đã thành công do sự khác biệt về vị trí địa lý, trình độ và năng lực của nền kinh tế nước ta,. Điều này xuất phát từ nội lực của Việt Nam còn nhiều hạn chế. Trong những năm qua, xuất khẩu của Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào nhập khẩu các nguyên liệu đầu vào từ chính Trung Quốc. Do đó nếu phá giá tiền tệ thì nó sẽ tác động ngay đến nhập khẩu và làm gia tăng các chi phí đầu vào. Kéo theo đó là giá hàng hóa xuất khẩu bắt buộc phải tăng. Như vậy, vô hình chung sẽ làm giảm tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới mà trước tiên là so với Trung Quốc. Vì vậy, ưu tiên chú trọng phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam là ưu tiên hàng đầu nhằm tự chủ trong sản xuất xuất khẩu và tránh bị lệ thuộc nhiều vào thị trường bên ngoài như hiện nay.

Trong Chương tiếp theo, tác giả sẽ phân tích về thực trạng thâm hụt thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trong đó, giai đoạn giai đoạn 2015-2019 là giai đoạn

chính mà tác giả tìm hiểu. Thông qua thực trạng về thâm hụt thương mại của giai đoạn này, tác giả tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng thâm hụt. Đồng thời có sự so sánh với các nước láng giềng của Việt Nam như Lào, Campuchia. Từ đó đánh giá về mức độ thâm hụt thương mại của Việt Nam trong quan hệ song phương với Trung Quốc.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THÂM HỤT CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VỀ HẦNG HÓA GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC

2.1. Lịch sử hình thành và phát triển mối quan hệ thương mại Việt Nam-Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng thâm hụt thương mại hiện nãy giữa việt nam trung quốc và các biện pháp để giảm thiểu thâm hụt thương mại của việt nam (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)