Mô hình Hechscher-Ohlin về trang bị nguồn lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng thâm hụt thương mại hiện nãy giữa việt nam trung quốc và các biện pháp để giảm thiểu thâm hụt thương mại của việt nam (Trang 26 - 27)

Nếu như yếu tố sản xuất duy nhất như mô hình Ricardo giả thiết là lao động thì lợi thế so sánh có thể tồn tại chỉ vì sự khác biệt quốc tế về năng suất lao động.

Tuy thương mại quốc tế có thể phần nào đó giải thích bằng sự khác biệt về năng suất lao động , nhưng bên cạnh đó nó cũng phản ánh về sự khác biệt giữa nguồn lực của các quốc gia khác nhau. Do đó, ta có thể xem xét mô hình Heckscher-Ohlin để giải thích rõ hơn về vai trò của sự khác biệt về nguồn lực trong thương mại,. Có thể nói, đây là lý thuyết hàng đầu khi nói về yếu tố nào quyết định mô hình thương mại của một quốc gia. Nhà kinh tế học Thụy Điển Eli Heckscher và Bertil Ohlin đã đưa ra lý thuyết này và phổ biến rộng rãi vào những năm 30 của thế kỷ XX.

Nội dung chính của lý thuyết này nhấn mạnh đến sự tác động lẫn nhau giữa tỷ lệ các yếu tố sản xuất sẵn có ở các quốc gia và tỷ lệ các yếu tố đó được sử dụng để sản xuất hàng hóa khác nhau. Do đó, cũng được gọi là học thuyết về tỷ lệ các yếu tố. (Từ Thúy Anh,2013, tr.69)

Học thuyết về mô hình thương mại của Heckscher-Ohlin được phát biểu như sau: “Những hàng hóa mà việc sản xuất ra chúng cần nhiều yếu tố dư thừa và cần ít yếu tố khan hiếm được xuất khẩu để đổi lấy những hàng hóa mà việc sản xuất ra chúng cần các yếu tố sản xuất theo tỷ lệ ngược lại. Vì vậy nói một cách gián tiếp, các yếu tố sản xuất dư thừa được xuất khẩu và các yếu tố cung khan hiếm được nhập khẩu” (Ohlin, 1993, tr. 92).

Nói ngắn gọn hơn, học thuyết này dự đoán rằng các quốc gia xuất khẩu các sản phẩm thâm dụng yếu tố dư thừa và nhập khẩu những sản phẩm thâm dụng yếu tố khan hiếm của quốc gia đó.

Học thuyết này đã chỉ ra tại sao những nước dư thừa lao động như Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam lại xuất khẩu sản phẩm giày dép, hàng may mặc và các hàng hóa đòi hỏi sự dụng nhiều lao động khác. Trong khi đó, các quốc như Argentina, Australia hay Canada là những quốc gia dư thừa đất đai lại xuất khẩu các sản phẩm như thịt, lúa mỳ hay các sản phẩm sử dụng nhiều về nguồn tài nguyên đất đai.

Nói tóm tắt, lý thuyết Hechscher- Ohlin chỉ ra lợi thế so sánh hơn trong việc xuất khẩu một số sản phẩm hàng hoá của một số nước xuất phát từ việc sản xuất các sản phẩm hàng hóa đó đã sử dụng được những yếu tố sản xuất mà nước đó được ưu đãi hơn so với nước khác. Đây có thể coi là các lợi thế tự nhiên của các yếu tố sản xuất này (bao gồm: vốn, tài nguyên, đất đai, khí hậu, lao động,...) đã khiến cho chi phí cơ hội của các nước này thấp hơn (so với việc sản xuất các sản phẩm hàng hoá khác) trong sản xuất những sản phẩm nhất định. (Từ Thúy Anh,2013, tr.71-72).

Ngoài ra, mô hình Hechscher- Ohlin được coi là kế thừa và phát triển từ mô hình đơn giản của David Ricardo do có sự bổ sung thêm một số yếu tố là vốn và đất đai bên cạnh yếu tố lao động – vốn được coi là yếu tố cơ bản. Và học thuyết khẳng định các quốc gia đều có lợi khi tham gia vào thương mại quốc tế ngay cả khi những quốc gia đó không có lợi thế tuyệt đối. Học thuyết này được đánh giá là có sự tiến bộ hơn so với lý thuyết lợi thế tương đối. Cụ thể, học thuyết Hechscher- Ohlin đã chỉ ra được nguồn gốc lợi thế so sánh của các quốc gia chính là tỷ lệ các yếu tố sản xuất để sản xuất sản phẩm trong khi David Ricardo lại chưa chỉ ra được điều này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng thâm hụt thương mại hiện nãy giữa việt nam trung quốc và các biện pháp để giảm thiểu thâm hụt thương mại của việt nam (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)