Kinh nghiệm của Mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng thâm hụt thương mại hiện nãy giữa việt nam trung quốc và các biện pháp để giảm thiểu thâm hụt thương mại của việt nam (Trang 41 - 45)

1.3.1.1 Thực trạng thâm hụt thương mại của Mỹ 2015- 2019

Nói về nền kinh tế Mỹ, hầu hết mọi người dân trên thế giới trong suốt nhiều năm qua đều khẳng định đây là nền kinh tế số một trên thế giới. Tuy nhiên, theo thống kê

của ITC, cán cân thương mại của Mỹ luôn trong tình trạng thâm hụt kể manh nha từ những thập niên 70 và đến thập niên 80 trở lại đây. Đặc biệt, những năm gần đây, Mỹ luôn gặp khó khăn trong mức độ thâm hụt thương mại đối với quan hệ kinh tế song phương với Trung Quốc. Có thể nói, tỷ trọng thâm hụt của Mỹ đối với Trung Quốc chiếm trên 40% trong tổng mức thâm hụt chung của quốc gia này. Điều này cho thấy: nước Mỹ nhập siêu từ Trung Quốc hàng năm với giá trị hàng hóa rất lớn và ngược lại, Trung Quốc là một trong những nhà cung cấp lớn nhất cho thị trường hàng hóa của Mỹ.

Bảng 1.1: Cán cân thương mại của Mỹ trong giai đoạn 2015-2019

Đơn vị tính: Tỷ USD

Năm 2015 2016 2017 2018 2019

Cán cân thương mại của Mỹ (812) (798) (860) (946) (923)

Cán cân thương mại của Mỹ với

Trung Quốc (388) (366) (396) (443) (366)

Tỷ trọng 48% 46% 46% 47% 40%

Nguồn: Trademap.org, ITC

Như đã đề cập ở trên, tại mục 1.1.3.2, tình trạng cán cân thương mại của Mỹ luôn gặp thâm hụt từ năm 1980 trở lại đây. Nguyên nhân chính là do việc di dời các nhà máy của các công ty, tập đoàn Đa quốc gia sang từ nước Mỹ sang các nước có lợi thế về nguồn nhân lực giá rẻ dồi dào hoặc nguồn nguyên liệu đầu vào sẵn có để có mức chi phí sản xuất thấp. Trong khi đó, các quốc gia phát triển, đặc biệt là Trung Quốc, lại là quốc gia có sẵn các lợi thế này. Qua đó, các nước này có thể tranh thủ được công nghệ tiên tiến của Mỹ trong các lĩnh vực sản xuất hàng gia công xuất khẩu cho các nước này. Từ đó, có thể mở rộng quy mô và nâng cao năng lực sản xuất để đẩy mạnh hàng hóa xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Đặc biệt, các mặt hàng công nghệ là các mặt hàng đã được Trung Quốc tận dụng tốt.

Hiện nay, thị trường Mỹ chủ yếu tiêu thụ các hàng gia công sản xuất tại các nước khác dù nó có thể là sản phẩm của chính các công ty, tập đoàn của nước Mỹ. Điều đó lý giải vì sao nước Mỹ có sự thâm hụt trong thời gian dài từ năm 1980. Hay nói các khác, nước Mỹ là một nước nhập siêu với các quốc gia khác trên thế giới ở mức lớn. Trong những năm gần đây, chính phủ Mỹ đã bảy tỏ sự quan ngại về trình

độ lớn sẽ ảnh hưởng trở lại đến sự tăng trưởng về kinh tế. Kéo theo đó là tình trạng thất nghiệp gia tăng làm tăng nguy cơ suy thoái kinh tế và có thể gây bất ổn cho nền kinh tế vĩ mô.

1.3.1.2 Giải pháp xử lý thâm hụt thương mại của Mỹ

Nhằm giảm thiểu thâm hụt về cán cân thương mại, đặc biệt là trong quan hệ song phương giữa Mỹ và Trung Quốc. Năm 2017, Tổng thống thức 45 của nước Mỹ Donald Trump đã có một số biện pháp nhằm giảm thâm hụt thương mại của nước Mỹ trong nhiệm kỳ của mình gồm:

Thứ nhất, gia tăng hàng rào thuế quan đối với các hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ký một bản ghi nhớ vào ngày 22 tháng 3 năm 2018 theo Mục 301 của Đạo luật Thương mại năm 1974, chỉ đạo Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) áp dụng mức thuế 50 tỷ đô la Mỹ cho hàng hóa Trung Quốc. Trong một tuyên bố chính thức, theo yêu cầu của phần này, Trump nói rằng các mức thuế được đề xuất là "một phản ứng đối với các hoạt động thương mại không công bằng của Trung Quốc trong những năm qua", bao gồm cả hành vi ăn cắp sở hữu trí tuệ của Hoa Kỳ. Vào ngày 2 tháng 4, Bộ Thương mại Trung Quốc đã áp đặt thuế đối với 128 sản phẩm của Mỹ bao gồm phế liệu nhôm, máy bay, ô tô, sản phẩm thịt lợn và đậu nành (có thuế suất 25%), cũng như trái cây, hạt và ống thép (15%). Ngày hôm sau, USTR đã công bố danh sách hơn 1.300 mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc trị giá 50 tỷ USD, trong đó có kế hoạch áp đặt tiền, bao gồm chi tiết máy bay, pin, TV màn hình phẳng, thiết bị y tế, vệ tinh và vũ khí. Để trả đũa cho tuyên bố đó, Trung Quốc áp dụng mức thuế 25% bổ sung cho máy bay, ô tô và đậu tương, là hàng xuất khẩu nông nghiệp hàng đầu của Hoa Kỳ sang Trung Quốc. Vào ngày 5 tháng 4, Trump đã chỉ đạo USTR xem xét 100 tỷ đô la trong các mức thuế bổ sung. Tiếp theo Vào ngày 15 tháng 6, Trump tuyên bố trong một tuyên bố ngắn về Nhà Trắng rằng Hoa Kỳ sẽ áp đặt mức thuế 25% trên 50 tỷ đô la xuất khẩu của Trung Quốc. 34 tỷ đô la sẽ bắt đầu vào ngày 6 tháng 7, với thêm 16 tỷ đô la để bắt đầu vào một ngày sau đó. Ba ngày sau, Nhà Trắng tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ áp đặt thêm 10% thuế quan đối với hàng nhập khẩu trị giá 200 tỷ USD nếu Trung Quốc trả đũa các mức thuế của Mỹ. Các mức thuế của Mỹ trị giá 34 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc có hiệu lực vào ngày 6 tháng 7.

Thứ hai, các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách của Mỹ đã có những đề xuất hạ giá đồng Đô la Mỹ để gây ảnh hưởng đến các nước khác như đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc. Tuy nhiên, cũng như biện pháp đánh thuế, trong dài hạn, hạ giá đồng nội tệ không phải là cách phù hợp và hiệu quả sẽ gây nhiều hệ lụy cũng như giảm mức sống của người dân. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin ngày 5-8 (giờ Mỹ) cho biết Chính phủ Mỹ đã xác định rằng Trung Quốc đang thao túng chính đồng tiền của mình và sẽ cùng với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để loại bỏ sự cạnh tranh không lành mạnh của Bắc Kinh. Động thái này đã làm cho mối quan hệ Trung- Mỹ vốn đã căng thẳng lại trở nên xấu đi, đồng thời cũng đã "hiện thực hóa" tuyên bố trước đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng sẽ "gán mác" cho Trung Quốc là "nước thao túng tiền tệ", lần đầu tiên kể từ năm 1994. Động thái của Mỹ được đưa ra sau khi Trung Quốc cho phép đồng Nhân dân tệ của họ suy yếu vượt qua mức 7 NDT đổi 1 USD vào ngày 5-8, lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ qua. Bắc Kinh sau đó tuyên bố ngừng mua các sản phẩm của Mỹ, "thêm dầu vào lửa" trong cuộc đối đầu thương mại Mỹ-Trung. Việc đồng Nhân dân tệ giảm mạnh đến 1,4% diễn ra vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump làm choáng váng thị trường tài chính khi tuyên bố sẽ áp thuế 10% đối với 300 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc còn lại chưa bị áp thuế kể từ ngày 1-9, đột ngột phá vỡ lệnh đình chiến thương mại ngắn ngủi của cuộc chiến thương mại đang làm gián đoạn chuỗi cung ứng và làm chậm tăng trưởng toàn cầu. Động thái này cũng kéo theo việc đồng USD giảm mạnh so với đồng Nhân dân tệ.

Thứ ba, Chính phủ của tổng thống Donal Trump kêu gọi các công ty, tập đoàn Mỹ trở về thị trường Mỹ để xây dựng nhà máy,…. Điều này đã phần nào cho thấy sự tích cực khi tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ trong thời kỳ của Donal Trump đã giảm mạnh thấp nhất trong 50 năm qua xuống dưới mức 3,5% vào tháng 09 năm 2019. \

Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ mang tính chất nhất thời và không có khả năng sử dụng trong dài hạn vì các biện pháp này làm tăng giá thành sản phẩm vào Mỹ và ảnh hưởng đến tiêu dung của người dân. Trong bản nghiên cứu, hai chuyên gia kinh tế của FED là Aaron Flaaen và Justin Pierce cho rằng, hàng rào thuế quan mang đến nhiều tác động tiêu cực hơn lợi ích, ít nhất là trong ngắn hạn. Theo đó, các ngành sử dụng nhôm và thép phải đối mặt với sự tăng giá lớn nhất, vì mức thuế mới chiếm tới

17,6% chi phí đối với các nhà sản xuất tấm nhôm và 8,4% chi phí đối với các sản phẩm thép được sản xuất từ thép nhập khẩu. Và, dù một số ngành công nghiệp có thể cố gắng để phần nào hưởng lợi từ sự bảo vệ của hàng rào thuế quan, song điều này cũng "chẳng thấm vào đâu" so với sự gia tăng chi phí nguyên liệu đầu vào cũng như tác động từ các đòn thuế quan trả đũa. Bên cạnh đó, việc kêu gọi các công ty và tập đoàn Mỹ trở lại nước Mỹ là khó khả thi vì lợi nhuận cũng như chi phí đầu tư là rất lớn.

Như vậy, có thể thấy Mỹ đã kết hợp nhiều biện pháp để gây áp lực lên các nước mà Mỹ có thâm hụt về thương mại ở mức lớn, đặc biệt là Trung Quốc để giảm bớt tình trạng nhập siêu của các nước này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng thâm hụt thương mại hiện nãy giữa việt nam trung quốc và các biện pháp để giảm thiểu thâm hụt thương mại của việt nam (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)