Tổng quan về cán cân thương mại của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng thâm hụt thương mại hiện nãy giữa việt nam trung quốc và các biện pháp để giảm thiểu thâm hụt thương mại của việt nam (Trang 83 - 93)

Từ năm 2002 trở lại đây, thâm hụt thương mại của Việt Nam đã có những giai đoạn thâm hụt ở mức trầm trọng. Đặc biệt là trong giai đoạn 2001- 2011. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do Việt Nam có thực hiện cải cách kinh tế một cách mạnh mẽ và mở cửa đối với thương mại quốc tế đồng thời nhằm thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài. Khi Việt Nam tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN, ASEAN- Hàn Quốc, ASEAN- Trung Quốc và là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì Việt Nam phải cắt giảm nhanh chóng đối với các hàng rào bảo hộ trong nước. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đã đạt được các thành tựu về kinh tế như mức tăng trưởng kinh tế cao, đầu tư gia tăng và đã hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Và điều này đã phần nào đưa nền kinh tế của Việt Nam trở nên nóng hơn bao giờ hêt. Hoạt động thương mại tự do quốc tế diễn ra ngày càng sôi động đã kéo theo tình trạng nhập siêu bùng nổ. Và năm 2008 là năm đỉnh điểm về nhập siêu với mức thâm hụt 12,3 tỷ USD chiếm trên 11,8% GDP của năm 2008. Theo tổ chức Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, mức độ thâm hụt cán cân vãng lai vượt quá mức 5% GDP của nước đó thì được coi là nghiêm trọng và vượt ngưỡng an toàn về kinh tế. Đây cũng là năm mà Việt Nam vừa gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế WTO. Tiếp đó, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2009 đã xảy ra và tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu giữa các quốc gia trên thế giới. Vô hình chung, nhập siêu của Việt Nam giảm dần và làm giảm tình trạng thâm hụt thương mại xuống mức 8,78 tỷ USD. Và đến năm 2012,

sau gần 12 năm cải cách, cán cân thương mại cảu Việt Nam đã có thặng dư với mức thặng dư hơn 748 triệu USD. Tình trạng này tiếp tục duy trì trong 2 năm tiếp theo gồm 2012 thặng dư 323 nghìn USD; 2014 thặng dư 2,378 tỷ USD. Tuy nhiên, sang đến năm 2015, tình trạng thâm hụt về cán cân thương mại của Việt Nam quay trở lại ở mức 3,759 tỷ USD. Nhưng ngay sau đó, từ năm 2016 trở đi thì chúng ta ghi nhận thặng dư thương mại trở lại. Đặc biệt năm 2016, thặng dư thương mại của Việt Nam ghi nhận là 1,602 tỷ USD thì năm 2019 mức thăng dự thương mại đã đạt 11,168 tỷ USD tăng gấp gần 7 lần năm 2016. Có thể nói đây là giai đoạn mà cán cân thương mại của Việt Nam có bước tăng trưởng thần tốc.

Biểu đồ 2.10: Diễn biến cán cân thương mại Việt Nam (2001-2019)

Đơn vị: Tỷ USD

Nguồn: Tradingeconomics.com

Để đạt được kết quả như trên thì không thể không kể đến các chính sách của chính phủ Việt Nam đã thực hiện từ năm 2011 là kiềm chế lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô. Không để lạm phát tăng cao và các chỉ số kinh tế như: tỷ lệ nhập siêu, tỷ giá hối đoái, lãi suất bất ổn trong nèn kinh tế. Từ đó, tổng cầu đầu tư và tổng cầu tiêu dùng giảm. Điều này đã làm giảm nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài. Bên cạnh đó, xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng ổn định đã góp phần đưa kinh tế Việt Nam xuất siêu trong 3 năm từ 2011 đến 2014. Thêm vào đó, từ năm 2010- 2015, tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa đối với khu vực có vốn đầu tư từ nước ngoài liên tục tăng. Trong khi

0 50 100 150 200 250 300 -20 -15 -10 -5 0 5 10 15 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

năm 2015, tỷ trọng xuất khẩu tại khu vực này đã tăng lên 70,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Và trong suốt giai đoạn 2016- 2019, tỷ trọng xuất khẩu tại khu vực này khá ổn định và có mức tăng nhẹ. Cụ thể: năm 2016 là 70,8%; năm 2017 là 72,1%; năm 2018 là 71,8% và năm 2019 là 68,4%. Và hầu hết các mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn vẫn là nhóm hàng về gia công như: hàng linh kiện điện tử, công nghệ và dệt may. Các mặt hàng này ngày càng chiếm ưu thế về tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu. Trong năm 2015, nhóm hàng này mới chỉ chiếm gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu thì năm 2019, tỷ trọng các ngành hàng này đã chiếm đến 56,4%. Và có thể nói, tuy đây là các mặt hàng thuộc các khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nhưng là nhân tố quan trọng góp phần đưa cán cân thương mại của Việt Nam ở mức thặng dư và có sự tăng thần kỳ gần 7 lần từ năm 2016 đến 2019.

Biểu đồ 2.11: Tỷ trọng xuất khẩu của 2 khu vực kinh tế giai đoạn 2010-2019

Đơn vị tính: %

Nguồn: Niên giám hải quan các năm 2010-2019

Các lợi thế của Việt Nam gồm: nguồn nhân lực dồi dào và giá rẻ, môi trường đầu tư ổn định và hấp dẫn đã đưa ngày càng nhiều các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam. Đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực chế biến chế tạo linh kiện điện tử, trong đó không thể không kể đến Tập đoàn Samsung. Việc gia tăng về số lượng các doanh nghiệp FDI sẽ kéo theo các nhu cầu về phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước lại chưa đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật của các doanh nghiệp FDI. Bên cạnh đó,

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

các doanh nghiệp nước ngoài về sản xuất phụ trợ lại chỉ hoạt động tại Việt Nam theo hình thức tạm nhập tái xuất, có nghĩa là nhập khẩu toàn bộ các linh kiện, thiết bị từ nước thức 3 về Việt Nam. Sau đó, tận dụng nguồn nhân lực giá rẻ tại Việt Nam để gia công, lắp ráp hoàn thiện và xuất khẩu sản các nước khác để hoàn chỉnh sản phẩm. Chính quy trình sản xuất này của các doanh nghiệp FDI không làm gia tăng nhiều về thặng dư sản xuất mà ngược lại có thể đưa Việt Nam dẫn đến tình trạng nhập siêu khi nhu cầu nhập khẩu trong nước có xu hướng tăng trở lại. Điều này phần nào đã được phản ánh khi cán cân thương mại của Việt Nam thâm hụt vào năm 2015.

Bên cạnh đó, giai đoạn 2010- 2019, cán cân thương mại của Việt Nam dẫn được cải thiện đã góp phần nào tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế. Và đây là một trong các tác nhân quan trọng giúp giảm áp lực tăng tỷ giá, đồng thời cải thiện cán cân tổng thể (thể hiện trong biểu đồ 2.14 dưới dây).

Trong giai đoạn 2015- 2019, cán cân thương mại được cải thiện góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế và là một trong những tác nhân quan trọng giúp giảm áp lực tăng tỷ giá và cải thiện cán cân tổng thể ( thể hiện trong Biểu đồ 2.13 dưới đây). Tuy nhiên, sự giảm sút do suy giảm từ sản xuất trong nước (gồm: giảm kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nguyên liệu sản xuất, máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng) và sự tăng trưởng từ doanh nghiệp FDI mới là nguyên nhân làm cho tỷ lệ nhập siêu giảm trong giai đoạn này.

Biểu đồ 2.12: Diễn biến Cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 2011-2019

Đơn vị tính: Tỷ USD -10 -5 0 5 10 15 -200 -100 0 100 200 300 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Trong giai đoạn 2015- 2019, xuất khẩu hàng hóa Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng cao. Trong khi đó, nhập khẩu có tốc độ tăng trưởng thấp hơn đã làm tỷ trọng của xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng dần. Điều này đã tạo ra kết quả về sự cải thiện cán cân thương mại Việt Nam. Bên cạnh các yếu tố về tích cực thì sự cải thiện cán cân thương mại vẫn chưa có sự bền vững khi mà thặng dư thương mại chưa cao và có thể thâm hụt khi diễn ra sự không thuận lợi về các yếu tố khác. Đến hiện tại, cán cân thương mại của Việt Nam đã có 4 năm liên tiếp thặng dư và có mức thặng dư cao so với thời kỳ trước. Có 3 nguyên nhân chính tạo ra sự thặng dư của cán cân thương mại Việt Nam ở hiện tại nhưng cũng là 3 yếu tố mà có khả năng tạo ra sự không bền vững đối với thặng dư cán cân thương mại của Việt Nam gồm:

Một, xuất khẩu của khu vực FDI vẫn là tỷ trọng chính trong cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam. Với xu hướng ngày càng tăng, sự lấn át của các doanh nghiệp FDI cho thấy các doanh nghiệp trong nước chưa có sự bứt phá hoặc có thể xem là yếu thế. Từ năm 2000 cho đến nay, kim ngạch về xuất khẩu của khu vực nước ngoài FDI liên tục gia tăng với tốc độ tăng trưởng cao. Đặc biệt là từ sau năm 2008, khu vực. Điều này là một trong các nguyên nhân khiến cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam có những thay đổi. Tỷ trọng nhập khẩu đối với mặt hàng nguyên phụ liệu cho khu vực FDI liên tục tăng trong khi tỷ trọng nhập khẩu của khi vực trong nước lại có sự giảm sút.

Hai, cơ cấu hàng hóa mà Việt Nam xuất khẩu chủ yếu vẫn là các mặt hàng có giá trị gia tăng thấp như: linh kiện diện tử, dệt may, … Đây lại chính là các mặt hàng mà doanh nghiệp tại Việt Nam chỉ đóng góp được ít nhất vào chuỗi gia trị của sản phẩm. Như đã đề cập ở trên, với lợi thế về nguồn lao động rẻ và dồi dào thì việc gia công cũng như lắp ráp là điểm thu hút các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, nếu chỉ gia công và lắp ráp mà không phát triển được các ngành phụ trợ thì tỷ lệ giá trị gia tăng của sản phẩm tại ra tại Việt Nam rất thấp trong chuỗi giá trị sản phẩm.

Ba, cơ cấu thị trường xuất khẩu không thay đổi nhiều trong các năm qua. Các thị trường mà Việt Nam xuất khẩu hàng hóa chính vẫn là thị trường thuộc khu vực Asean, Mỹ, Nhật Bản và đặc biệt là Trung Quốc. Điều này đã dẫn đến sự lệ thuộc của

Việt Nam đối với các quốc gia này, đặc biệt trong đó là thị trường Trung Quốc. Tỷ lệ trị giá hang hoá nhập siêu từ Trung Quốc so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và Trung Quốc lên tục tăng trong giai đoạn 2001- 2015. Cụ thể, năm 2001 tỷ lệ này ở mức 6,2% thì năm 2008 là 53,4% và giữ ổn định quanh mức này cho đến năm 2015 là 49,8%. Trong các năm 2016 trở lại đây, tỷ lệ giá trị nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã có dấu hiệu tích cực và chững lại. Điều này được thể hiện bằng sự giảm dần qua các năm như sau: năm 2016 là 39%; năm 2017 là 24,6%; năm 2018 là 22,6% và năm 2019 có dấu hiệu tăng lại là 29,1%. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng năm 2019 là năm mà Trung Quốc và Mỹ có sự căng thẳng lớn về thương mại giữa hai nước. Vì thế, đây có thể là nguyên nhân mà làm gia tăng hàng hoá tạm nhập tái xuất của Việt Nam từ Trung Quốc để sang các thị trường khác. Bằng chứng là khi nhìn vào cán cân thương mại giữa Việt Nam- Mỹ và Việt Nam- Trung Quốc sẽ cho thấy phần nào điều lý giải trên. Cụ thể: trong năm 2019, thặng dư thương mại giữa Việt Nam – Mỹ đạt 47 tỷ USD tăng 12,2 tỷ USD tương ứng với tỷ lệ tăng so với năm 2018 là 35%. Đây là con số cao nhất trong 20 năm qua với mức tăng hang năm chỉ từ 2-4 tỷ USD. Tuy nhiên, thâm hụt thương mại giữa Việt Nam- Trung Quốc cũng gia tăng. Cụ thể: thâm hụt thương mại năm 2019 của Việt Nam đối với quan hệ song phương này là 34,1 tỷ USD tăng thâm hụt 10 tỷ USD tương ứng tỷ lệ tăng so với năm 2018 là 41,4%. Đây cũng là mức thâm hụt cao nhất trong 20 năm qua đối với thương mại song phương giữa hai nước.

Bên cạnh sự thâm hụt với quan hệ song phương của Việt Nam đối với một số quốc gia nêu trên thì nền kinh tế Việt Nam đồng thời cũng ghi nhận sự thặng dư thương mại lớn nhất với các nước như: Mỹ, Hồng Kông; Anh Quốc; Campuchia và Ả rập. Theo số liệu thống kê gần nhất của ITC năm 2019 thể hiện trong biểu đồ dưới thì Trung Quốc vẫn là quốc gia có thâm hụt lớn nhất và Mỹ vẫn là quốc gia có thặng dư thương mại lớn nhất đối với quan hệ song phương với Việt Nam. Đặc biệt, với một phần nguyên nhân xuất phát từ cuộc chiến thương mại song phương giữa Mỹ và Trung Quốc đã vô tình đẩy mạnh sự thặng dư của Việt Nam với Mỹ cũng như sự thâm hụt của Việt Nam đối với Trung Quốc trong chính năm 2019.

Biểu đồ 2.13: Cán cân thương mại giữa Việt Nam và với một số nước năm 2019

Đơn vị tính: Tỷ USD

Nguồn: Trademap.org, ITC

Có thể nói, về tổng thể thì thương mại của Việt Nam trong giai đoạn 2015- 2019 tương đối ổn định và phát triển theo chiều hướng tích cực nhất định khi mà thặng dư của cán cân thương mại liên tiếp tăng. Việc tăng cường ký kết các Hiệp định thương mại song phương với các đối tác trong khu vực của Chính phủ Việt Nam đã hỗ trợ cho việc xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam trong giai đoạn này. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam liên tục tăng cũng phần nào gia tăng sức cạnh tranh về hang hoá của Việt Nam. Bên cạnh đó, nhập khẩu máy móc và công nghệ từ nước ngoài cho các doanh nghiệp FDI, các dự án nước ngoài cũng là yếu tố làm gia tăng về cầu nhập khẩu. Đặc biệt, nhu cầu về hàng tiêu dùng xa xỉ gia tăng trong tỷ trọng hàng nhập khẩu của Việt Nam (ô tô)-tuy rằng còn khá nhỏ nhưng đã phần nào cho thấy sự tích cực của nền kinh tế trong giai đoạn này.

2.3.3. Thâm hụt thương mại Việt Nam –Trung Quốc

Tại hai phần trên, tác giá đã nghiên cứu về thực trạng cán cân thương mại tổng thể của Việt Nam và Trung Quốc. Trong đó, Trung Quốc bắt đầu thặng dư thương mại từ năm 1995 và hầu hết các nước có quan hệ song phương với Trung Quốc đều nhập siêu. Và Việt Nam cũng nằm trong số các quốc gia đó. Từ đầu những năm thế

47.0 6.2 5.8 4.9 4.4 (6.6) (10.8) (27.2) (34.2) (40.0) (30.0) (20.0) (10.0) - 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 Mỹ Hà Lan Hồng Kông Anh Ả Rập Thái Lan Đài Loan Hàn Quốc Trung Quốc

kỳ 21, Trung Quốc đã trở thành quốc gia có thị trường cung cấp nguồn liệu phụ liệu, công nghệ máy móc và các thiết bị phục vụ sản xuất cho hầu hết các quốc gia đang phát triển trên thế giới. Trong đó, Việt Nam cũng nhập phần lớn các hàng hóa này từ thị trường Trung Quốc. Biểu đồ 2.16 dưới đây đã phản ảnh diễn biến kim ngạch xuất nhập khẩu trong quan hệ song phương về thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc từ năm 2001 đến năm 2019. Đồng thời, biểu đồ cũng cho thấy về tình trạng cán cân thương mại giữa hai nước trong khoảng thời gian này.

Biểu đồ 2.14: Diễn biến cân thương mại song phương Việt Nam-Trung Quốc giai đoạn 2001-2019

Đơn vị tính: Triệu USD

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam

Đầu tiên, về tốc độ tăng trưởng giữa nhập khẩu và xuất khẩu cho thấy tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu cao hơn xuất khẩu của Việt Nam trong mỗi quan hệ song phương giữa hai nước. Cụ thể, trong giai đoạn 2001- 2019 thì tốc độ tăng trưởng bình quân của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng thâm hụt thương mại hiện nãy giữa việt nam trung quốc và các biện pháp để giảm thiểu thâm hụt thương mại của việt nam (Trang 83 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)