Thu nhập từ hoạt động tín dụng doanh nghiệp FDI và tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp FDI với tổng thu nhập từ hoạt động tín dụng.
1.5. Sự cần thiết đẩy mạnh quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và doanh nghiệp FDI nghiệp FDI
Đối với các doanh nghiệp FDI: Khi hoạt động trong thị trường của nước sở
tại, mặc dù các DN FDI đã được hậu thuẫn nguồn vốn từ chủ đầu tư là cá nhân nước ngoài hay công ty mẹ, các DN FDI cũng như các doanh nghiệp trong nước, vẫn có nhu cầu vay vốn tại các ngân hàng của nước sở tại để phục vụ cho ho ạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, hoạt động cho vay DN FDI tại các ngân hàng sẽ đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp ngay tại thời điểm DN cần.
Nguyên nhân của nhu cầu vay vốn này là do: Thứ nhất, nguồn lực tài chính
của các chủ đầu tư không phải là vô hạn, chưa kể các chủ đầu tư cũng có khi phải vay vốn ngân hàng tại nước đầu tư để đáp ứng nhu cầu vốn của bản thân mình.
Thứ hai, một công ty mẹ có thể có nhiều công ty con được đặt ở các nước
trường nào một phần dựa vào đánh giá tiềm năng phát triển tại thị trường đó. Do đó, các DN FDI tại Việt Nam không thể chắc được việc công ty mẹ có ưu tiên đầu tư thêm vốn cho DN mình hay không.
Thứ ba, vay vốn tại ngân hàng của nước sở tại giúp cho các DN FDI chủ
động hơn, linh hoạt hơn trong việc có vốn và sử dụng vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.
Thứ tư, các DN FDI có mối quan hệ với các ngân hàng tại nước sở tại sẽ góp
phần tạo sự thuận tiện trong việc hợp tác kinh doanh với các DN khác trong nước, cũng như khi thanh toán trong nước và quốc tế, mua bán ngoại tệ, chi lương,…
Đối với các ngân hàng
Tạo ra thu nhập từ hoạt động cho vay: Hoạt động cho vay là một trong
những hoạt động kinh doanh chủ yếu mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Sở dĩ cho vay được coi là một trong những loại hình quan trọng nhất không thể thiếu được của các ngân hàng vì nhờ vào lãi suất thu được từ cho vay mới bù đắp mọi chi phí mà các ngân hàng phải bỏ ra như chi phí tiền gửi, chi phí dự trữ, chi phí kinh doanh và quản lý, chi phí thuế các loại và chi phí rủi ro đầu tư.
Hiện nay, trên nền kinh tế thị trường, đối với hầu hết các ngân hàng, dư nợ cho vay chiếm tới hơn 50% tổng tài sản và thu nhập từ hoạt động cho vay vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng thu nhập của các ngân hàng.
Thu hút nguồn vốn: Nguồn vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do NHTM
tạo lập hoặc huy động được dung để đầu tư, cho vay hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác. Nguồn vốn chi phối mọi hoạt động của NHTM và có quyết định trực tiếp đối với sự tồn tại và phát triển bền vững của ngân hàng. Chính vì thế, việc thu hút nguồn vốn nội tệ lẫn ngoại tệ là một nhiệm vụ quan trọng đối với mỗi ngân hàng.
Bên cạnh nguồn vốn nội tệ là nguồn vốn chủ yếu đối với các ngân hàng, nguồn vốn ngoại tệ cũng rất cần thiết trong hoạt động kinh doanh của NHTM như kinh doanh ngoại tệ trong nước, tài trợ xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế,… Việc thu hút nguồn vốn ngoại tệ góp phần giúp cho ngân hàng đa dạng hóa phương thức huy động vốn, mở rộng kinh doanh đối ngoại, dễ dàng hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao vị thế của mình và vươn tầm ra thế giới.
Khi một DN có quan hệ vay vốn với ngân hàng, các khoản tiền DN thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh thường được các ngân hàng yêu cầu hoặc DN tự động chuyển vào tài khoản của DN mở tại ngân hàng vay. Điều này vừa giúp ngân hàng quản lý được dòng tiền vào của DN, vừa giúp DN tiết kiệm chi phí và thời gian trong việc phải chuyển tiếp từ một ngân hàng khác về ngân hàng bên vay để trả nợ vay. Trong trường hợp, nguồn tiền này chưa được sử dụng, tạm thời ở trên tài khoản thanh toán của DN vay vốn sẽ được coi là nguồn tiền nhàn rỗi nên tùy theo thời hạn giải ngân và tiến độ công việc, ngân hàng có thể sử dụng tạm thời các khoản tiền đó vào kinh doanh. Đặc biệt, đối với các DN FDI, một phần tiền chuyển về là ngoại tệ, do đó giúp tăng huy động ngoại tệ cho ngân hàng.
Vì để tiết kiệm chi phí và thời gian, các DN cũng thường thoả thuận với đối tác mở tài khoản tại cùng một hệ thống ngân hàng. Cho nên, ngân hàng vay vốn cũng thu hút được khách hàng đối tác của bên vay, góp phần làm tăng số lượng khách hàng và doanh thu cho ngân hàng.
Phân tán rủi ro: Trong cơ cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế của các ngân hàng, có một số lượng ít các doanh nghiệp FDI nhưng lại chiếm dư nợ khá cao trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Nhóm khách hàng này khi gặp khó khăn sẽ đẩy các ngân hàng cho vay vào tình trạng rủi ro cao.
Góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập và cạnh tranh trong hoạt động ngân
hàng: Để thu hút được nhóm khách hàng khá khó tính vốn quen sử dụng các sản
phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại như các doanh nghiệp FDI, đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt trong xu thế hội nhập và cạnh tranh gay gắt trong hoạt động ngân hàng.
Trong xu thế mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay tại Việt Nam, sẽ tạo ra những cơ hội đồng thời cũng mang đến những thách thức đối với các ngân hàng của Việt Nam khi vừa phải hợp tác và cạnh tranh lành mạnh với các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
Các ngân hàng nước ngoài hiện hoạt động tại Việt Nam đều có chiến lược hoạt động khá rõ ràng và có thể chia thành một số nhóm khác nhau như: ngân hàng đầu tư (Standard Chartered Bank, Deutsche Bank, CitiGroup, v.v…); ngân hàng bán lẻ (ANZ, Citibank, HSBC,…); ngân hàng tài trợ cho hoạt động thương mại, hỗ trợ
các DN FDI tại Việt Nam (Korea Exchange Bank, Industrial Bank of Korea, Woori, Taipei Fubon, Bank of China, Mizuho,v.v...),v.v…
Bên cạnh các hoạt động cho vay, đầu tư, các Ngân hàng ngân hàng nước ngoài có thế mạnh mở rộng thị phần trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, chuyển tiền kiều hối và các dịch vụ ngân hàng tiện ích khác cho các nhà đầu tư, cá nhân người nước ngoài ở Việt Nam. Với thế mạnh của những ngân hàng hiện đại, công nghệ cao, cung c ấp nhiều sản phẩm tiện ích đa dạng, ngân hàng nước ngoài đang có ưu điểm vượt trội hơn các ngân hàng trong nước.
Việc mở cửa thị trường tài chính đã tạo nên cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng trong cung cấp các dịch vụ tài chính cho khách hàng. Các NHTM ra sức mở rộng mạng lưới, phát triển sản phẩm và đầu tư công nghệ ngân hàng bằng cách:
Bán cổ phần cho các đối tác nước ngoài: Các ngân hàng trong nước hiểu rõ
hơn hết điều cần làm để cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài, và hợp tác với các đối tác nước ngoài được xem là một giải pháp hợp lý trong bối cảnh hiện tại và những năm tới. Việc các ngân hàng, tập đoàn tài chính nước ngoài mở rộng hoạt động tại thị trường Việt Nam thông qua con đường sở hữu vốn cổ phần trong các NHTM Việt Nam đem lại nhiều lợi ích cho cả hai bên. Với các đối tác nước ngoài, họ có thể tận dụng mạng lưới sẵn có, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực và số lượng khách hàng đông đảo của các NHTM Việt Nam. Còn các NHTM Việt Nam thì không những nâng cao được năng lực tài chính mà còn có điều kiện tiếp tục hiện đại hoá công nghệ đổi mới quản trị điều hành, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và mở rộng kinh doanh trên thị trường quốc tế. Điều này sẽ góp phần nâng cao uy tín, thu hút thêm nhiều khách hàng DN nước ngoài và tạo niềm tin cho các DN FDI khi giao dịch với NHTM Việt Nam.
Đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, phát triển thêm sản phẩm mới, tăng tiện ích
cho các sản phẩm dịch vụ hiện tại: Để thu hút khách hàng, nhất là các khách hàng
là doanh nghiệp FDI với các chủ đầu tư vốn đã quen sử dụng các sản phẩm ngân hàng hiện đại của nước ngoài, các ngân hàng phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cung cấp cho khách hàng. Biểu hiện đó là việc tăng tiện ích cho các sản phẩm hiện tại và khai thác, phát triển các sản phẩm mới.
Có thể nói, cùng với hội nhập trong ngành ngân hàng, cuộc cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt. Các ngân hàng tìm mọi biện pháp để mở rộng thị phần, thu hút khách hàng. Các DN FDI chính là nhóm khách hàng đầy tiềm năng mà nhiều ngân hàng hướng tới.
Kết luận chương 1
Chương 1 luận văn, tác giả đã tập trung nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề sau: Thứ nhất, nghiên cứu những lý luận cơ bản về doanh nghiệp FDI như: khái niệm, đặc điểm, vai trò và các thuận lợi cũng như khó khăn đối với doanh nghiệp FDI trong quá trình hoạt động, v.v…; Thứ hai, nghiên cứu những lý luận chung về tín dụng và quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp FDI và Ngân hàng thương mại. Hệ thống hóa các hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại, cho thấy vai trò của tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa; Thứ ba, nghiên cứu những về vấn đề phát triển tín dụng cho các doanh nghiệp FDI, các tiêu chí đánh giá cũng như các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng cho doanh nghiệp FDI, v.v...
Đó chính là những cơ sở, nền tảng chung để có thể đi sâu vào phân tích, tìm hiểu về thực tế tín dụng doanh nghiệp FDI, qua đó đề xuất giải pháp ở những chương tiếp theo.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ TÍN DỤNG GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP FDI HÀN QUỐC VÀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM