Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tín dụng trong quan hệ với các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp FDI hàn quốc và ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 85 - 87)

Chất lượng và hiệu quả tín dụng phụ thuộc phần lớn vào trình độ cán bộ tín dụng của ngân hàng. Vì vậy, trình độ cán bộ tín dụng phải được chuẩn hóa, không ngừng nâng cao. Để nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng, VietinBank cần thực hiện một số biện pháp sau:

Một là, VietinBank phải có chế độ thưởng phạt nghiêm minh, gắn lợi ích với

hiệu quả hoạt động nhằm nâng cao trách nhiệm cán bộ tín dụng trong việc tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng tín dụng cũng như giảm nợ quá hạn, nợ khó đòi... Đặc biệt, VietinBank cần có biện pháp thiết thực khuyến khích cán bộ, nhân viên giỏi, tích cực trong công tác và gắn bó, tâm huyết với ngân hàng. Trong giai đoạn hiện nay, các tổ chức tài chính ngân hàng thành lập mới, mở rộng Ngân hàng, phòng giao dịch; các công ty chứng khoán, công ty tài chính ra đời… Do đó, nhu cầu nhân sự trong hoạt động tài chính, ngân hàng rất cao, cạnh tranh chất xám của các tổ chức tài chính, ngân hàng ngày càng lớn. Cán bộ tại NHTM quốc doanh thường hạn chế về thu nhập, cơ hội thăng tiến, cơ chế làm việc… nên có thể tìm đến với những ngân hàng, công ty có điều kiện làm việc tốt hơn. Thực tế, trong thời gian gần đây, nhiều cán bộ

của VietinBank đã chuyển sang công tác tại ngân hàng, công ty tài chính khác. Sự di chuyển nhân sự của VietinBank kéo theo sự di chuyển khách hàng sang ngân hàng khác, đặc biệt là khách hàng là doanh nghiệp FDI và là cá nhân - những đối tượng khách hàng chủ yếu thiết lập và duy trì quan hệ với ngân hàng thông qua cán bộ ngân hàng.

Hai là, tiếp tục nâng cao trình độ cán bộ tín dụng, tăng cường công tác đào

tạo và đào tạo lại để cán bộ tín dụng có đủ kiến thức chuyên môn cũng như kiến thức về kinh tế thị trường. Khuyến khích các cán bộ đi học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ ở trong và ngoài nước. Ngân hàng thường xuyên có nhiều hình thức đào tạo khác nhau với cán bộ nhân viên như: đào tạo tại chỗ, mời giáo viên về tập huấn theo chuyên đề. Trước mắt, cần thường xuyên phối hợp với các ngân hàng thương mại khác và các cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn cho cán bộ về nghiệp vụ, kỹ năng trong quan hệ với doanh nghiệp FDI như: phương pháp đánh giá tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng, các thông số thẩm định kết quả tài chính, kết quả hoạt động của doanh nghiệp, vấn đề thông tin phòng chống rủi ro; tổ chức cuộc thi cán bộ tín dụng giỏi nhằm khuyến khích cán bộ tín dụng học hỏi kinh nghiệm từ các ngân hàng bạn đồng thời cập nhật những thông tin mới từ phía Chính phủ.

Ba là, tổ chức thi tuyển một cách công bằng, nghiêm túc, khách quan tuyển

chọn những người có năng lực, tâm huyết với nghề, ưu tiên người có kinh nghiệm. Quy trình tuyển chọn cán bộ không nên cứng nhắc mà phải dựa trên năng lực thực tế để quyết định bố trí sắp xếp công việc cũng như thu nhập một cách thỏa đáng.

Bốn là, bố trí sắp xếp sử dụng đội ngũ cán bộ tín dụng phải phù hợp với vị trí

yêu cầu của từng công việc. Phân rõ trách nhiệm pháp lý của từng vị trí công tác, đảm bảo quyền lợi gắn với trách nhiệm.

Tăng cường giám sát các khoản tín dụng với doanh nghiệp FDI nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng song song với việc mở rộng tín dụng

Nếu VietinBank chỉ thực hiện phát triển tín dụng với doanh nghiệp FDI mà nơi lỏng công tác kiểm tra giám sát các khoản tín dụng đó thì khả năng chất lượng tín dụng giảm sút là điều khó tránh khỏi, nợ quá hạn, nợ khó đòi có thể gia tăng

nhanh chóng). Vì thế việc duy trì và tăng cường công tác giám sát các khoản tín dụng với doanh nghiệp FDI là việc làm cần thiết, nó cũng là một công cụ để VietinBank có thể ngăn chặn rủi ro trong kinh doanh.

Giám sát và quản lý tín dụng được tiến hành từ khi tiền vay phát ra cho đến khi khoản vay được hoàn trả, nhằm đôn đốc khách hàng thực hiện đúng và đầy đủ những cam kết đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Nội dung kiểm tra, giám sát bao gồm:

Thứ nhất, kiểm tra trước khi cho vay là việc thẩm định các điều kiện vay vốn

theo quy định. Thông qua đó mà ngân hàng có thể nhận biết chính xác về khách hàng và có cơ sở quyết định cho vay một cách đúng đắn.

Thứ hai, kiểm tra trong khi cho vay là việc kiểm tra mục đích, đối tượng vay

vốn, kiểm tra mức vay và thời hạn xin vay của dự án vay vốn; kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của hồ sơ vay vốn.

Thứ ba, kiểm tra sau khi cho vay được tiến hành từ khi ngân hàng phát tiền

vay cho đến khi thu hết nợ nhằm đảm bảo khách hàng sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả số tiền vay, đôn đốc hoàn trả nợ gốc, lãi vay đúng hạn, đồng thời thực hiện các biện pháp thích hợp nếu người vay không thực hiện đầy đủ, đúng hạn các cam kết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp FDI hàn quốc và ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 85 - 87)