Thiết kế các khoản tín dụng qui mô nhỏ cho các doanhnghiệp FDI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp FDI hàn quốc và ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 84 - 85)

Việc thiết kế và cung cấp các khoản tín dụng nhỏ dành cho các doanh nghiệp FDI là một giải pháp phù hợp trong điều kiện ở Việt Nam. Giải pháp này được thể hiện thông qua việc ngân hàng cung cấp khoản tín dụng có giá trị nhỏ, cố định) với các qui trình và điều kiện được đơn giản và chuẩn hoá ở mức tối đa.

Để thực hiện được giải pháp này, điều quan trọng đầu tiên là xác định được quy mô các khoản tín dụng cố định. Nếu như qui mô của khoản vay quá nhỏ sẽ không phát huy hiệu quả. Với các khoản vay quá tầm kiểm soát của các ngân hàng thì dễ dẫn đến việc ngân hàng không quản lý được khoản vay một cách thấu đáo cũng như găp khó khăn trong việc đưa ra các qui trình đơn giản, được chuẩn hoá mà không tạo ghánh nặng về quản lý rủi ro đối với các khoản tín dụng này.

Trường hợp thành công của Ngân hàng Hợp tác Đài Loan là một ví dụ. Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp FDI phản ứng với môi trường kinh tế thường xuyên thay đổi, Ngân hàng Hợp tác Đài Loan đã giới thiệu một sản phẩm tài chính mới - những khoản cho vay có giá trị nhỏ quy mô dưới 25.000 USD cho doanh nghiệp FDI - theo đó đơn xin vay và quy trình đánh giá được đơn giản hóa. Sản phẩm mới này được thiết kế nhằm giúp doanh nghiệp FDI dễ tiếp cận vốn vay nhờ đó có thể mở rộng diện khách hàng và tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Thủ tục và quy trình cho vay được triển khai với như sau:

Trước hết, đơn xin vay và quy trình đánh giá được đơn giản hoá. Các món vay có thể được giải ngân trong vòng 3 ngày kể từ khi nộp tất cả các giấy tờ được yêu cầu.

Ngân hàng Hợp tác Đài Loan sử dụng hệ thống tính điểm để đánh giá uy tín của khách hàng bằng việc xem xét các nhân tố bao gồm khoảng thời gian kể từ khi thành lập, hồ sơ tín dụng, năng lực của đơn vị bảo lãnh, và hồ sơ giới thiệu về doanh nghiệp để xác định giá trị của khoản vay có thể cấp cho khách hàng với cách

thức tương tự nh sản phẩm ngân hàng tiêu dùng. Ngân hàng cũng hối hợp với Quỹ bảo lãnh Tín dụng doanh nghiệp FDI để một mặt giải quyết tình trạng thiếu tài sản đảm bảo của người xin vay vốn, và mặt khác là phân tán rủi ro tín dụng

Đồng thời, Ngân hàng Hợp tác Đài Loan quy định mức trần cho vay để có thể kiểm soát được rủi ro của khoản vay. Trong trường hợp quá hạn, chủ doanh nghiệp FDI có khả năng trả nợ dưới hình thức trả góp.

Kể từ khi khai trương sản phẩm này, những khoản cho vay có giá trị nhỏ cho doanh nghiệp FDI) vào ngày 15/9/2004, Ngân hàng Hợp tác Đài Loan đã thu hút được 7.167 khách hàng. Cho đến cuối tháng 5/2006, tổng số món vay đã giải ngân là 178,15 triệu USD, trung bình một món vay cho một khách hàng là 25.000 USD. Điều này làm giảm rủi ro của chủ nợ. Đặc biệt là với mức lãi suất năm là 6,3% là mức cao hơn so với mức lãi suất áp dụng cho doanh nghiệp lớn, lợi nhuận của ngân hàng cũng tăng lên đáng kể.

3.2.8. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tín dụng trong quan hệ với các doanh nghiệp FDI thông qua công tác đào tạo, tái đào tạo và tuyển dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp FDI hàn quốc và ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 84 - 85)