Linh hoạt phương pháp thẩm định tín dụng khi cho doanhnghiệp FDI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp FDI hàn quốc và ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 79 - 81)

Một trong những khó khăn lớn nhất của cán bộ ngân hàng khi xem xét cho vay đối với doanh nghiệp FDI là thẩm định tín dụng. Việc thẩm định và quyết định cho vay của VietinBank dựa chủ yếu vào giá trị tài sản thế chấp. Trong khi đó, doanh nghiệp FDI không có hoặc không có đủ tài sản thế chấp để vay vốn, đây cũng chính là trở ngại lớn nhất cho doanh nghiệp FDI tiếp cận đến vốn vay ngân hàng. Để khắc phục trở ngại này, kinh nghiệm của các ngân hàng trên thế giới cho thấy cần phải thay đổi phương pháp thẩm định, đánh giá rủi ro của các khoản vay dựa trên giá trị tài sản thế chấp bằng phương pháp tính điểm tín dụng, từ đó xếp hạng doanh

nghiệp. Trước hết, ngân hàng xác định ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, chấm điểm tài chính của doanh nghiệp theo những tiêu chí nhất định và sau đó tiến hành phân loại khách hàng theo các mức sau:

Bảng 3.1: Phân loại khách hàng

Loại Mức độ rủi ro Quan điểm cấp tín dụng

AA Hoạt động hiệu quả, triển vọng tốt. Mức độ rủi ro thấp nhất

Ưu tiên đáp ứng nhu cầu tín dụng với mức ưu đãi về lãi suất, phí, thời hạn, biện pháp bảo đảm tiền vay, có thể áp dụng cho vay tín chấp)

A Hoạt động kinh doanh hiệu quả, tình hình tài chính tương đối tốt, khả năng trả nợ bảo đảm. Rủi ro cho vay ở mức thấp

Ưu tiên đáp ứng nhu cầu tín dụng, đặc biệt là các khoản tín dụng từ trung hạn trở xuống. Không yêu cầu cao về biện pháp bảo đảm tiền vay, có thể cho vay tín chấp)

BB Hoạt động hiệu quả, có triển vọng, còn một số hạn chế về tài chính, quản lý.

Rủi ro ở mức độ trung bình

Hạn chế mở rộng tín dụng, chỉ tập trung vào các khoản tín dụng ngắn hạn và có biện pháp bảo đảm tiền vay.

B Hiệu quả hoạt động không cao, bị phụ thuộc, khả năng kiểm soát hạn chế Mức độ rủi ro cao, có thể dễ dàng chịu sự tác động tiêu cực từ những biến động của môi trường

Về nguyên tắc, không mở rộng tín dụng với nhóm khách hàng này mà chỉ nên tập trung thu hồi vốn.

Các khoản cho vay mới chỉ thực hiện trong các trường hợp đặc biệt.

CC Hoạt động không hiệu quả, tài chính không bảo đảm, trình độ quản lý thấp. Rủi ro cao, khả năng trả nợ của khách hàng yếu, ngân hàng cần có biện pháp để tránh mất vốn

Không mở rộng tín dụng. Chỉ thực hiện giãn nợ, gia hạn nợ nếu có phương án khắc phục khả thi.

C Hoạt động không hiệu quả, nguy cơ phá sản.

Rủi ro cao nhất, không có khả năng trả nợ

Không mở rộng tín dụng. Tìm mọi biện pháp để thu ồi nợ, kể cả việc xử lý sớm tài sản bảo đảm

Ưu điểm của phương pháp này là giảm chi phí và thời gian cho vay thông qua chuẩn hóa quy trình, tăng hiệu quả cho vay nhờ vào việc tự động hóa một phần ra quyết định. Ngân hàng có thể phân tán rủi ro theo ngành nghề, lĩnh vực, đa dạng hoá danh mục đầu tư, đồng thời xác định được hướng mở rộng tín dụng vào ngành nghề có lợi nhuận cao, ổn định, thu hẹp hoặc loại bỏ những phương án, ngành nghề kinh doanh có hiệu quả thấp, nhà nước không khuyến khích phát triển.

Tuy nhiên không thể áp dụng một cách máy móc phương pháp thẩm định tín dụng dành cho các doanh nghiệp lớn vào trong quá trình thẩm định tín dụng các doanh nghiệp FDI. Vì điều kiện và quy trình cho vay các doanh nghiệp lớn phức tạp hơn đòi hỏi mất nhiều thời gian thẩm định hơn, trong khi nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp FDI thường mang tính chất ngắn hạn nên việc áp dụng cùng một phương pháp thẩm định có thể làm mất thời cơ kinh doanh của các doanh nghiệp FDI. Sự linh hoạt trong phương pháp thẩm định tín dụng khi cho vay doanh nghiệp FDI sẽ giúp VietinBank nâng cao khả năng mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp FDI.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp FDI hàn quốc và ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)