Đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp FDI hàn quốc và ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 89 - 95)

NHNN phải thường xuyên có những hoạt động để quản lý và có các biện pháp xử lý kịp thời. Việc yêu cầu báo cáo tình hình quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng thương mại với khách hàng và số liệu về dư nợ cho vay bằng VND phân theo các mức lãi suất cho vay là cần thiết để có cơ sở đánh giá thực tế. NHNN có thể phối hợp với giám đốc Ngân hàng NHNN các tỉnh, thành phố để nắm bắt được tình hình về quan hệ cho vay giữa ngân hàng và các Doanh nghiệp FDI Hàn Quốc.

Bên cạnh đó, mối quan hệ hai chiều giữa trung tâm thông tin tín dụng của NHNN với các ngân hàng cần thông suốt hơn nữa, đảm bảo hiệu quả thông tin tín dụng và chất lượng nguồn dữ liệu, đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao.

Cuối cùng, trong việc phát triển công nghệ ngân hàng, NHNN phải định hướng về phát triển công nghệ làm cơ sở cho các TCTD thực hiện thống nhất. NHNN cần ban hành các cơ chế, nghiệp vụ hoạt động theo chuẩn mực quốc tế để khi các ngân hàng hiện đại hoá công nghệ thì các quy định này được áp dụng tương thích với công nghệ hiện đại.

Kết luận chương 3

Chương 3 của luận văn đã đề xuất một số những giải pháp nhằm phát triển hơn nữa hoạt động tín dụng cho các doanh nghiệp FDI nói chung và doanh nghiệp FDI Hàn Quốc nói riêng, góp phần mở rộng quy mô tín dụng cũng như đảm bảo chất lượng tín dụng cho đối tượng khách hàng này để từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ này đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa bản thân ngân hàng với hội sở chính và các cơ quan hữu quan. Nhà nước, Chính phủ cần tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng để ngân hàng có thể phát triển hoạt động tín dụng cho VietinBank đồng thời ngân hàng sẽ cố gắng phát triển hoạt động tín dụng để đáp ứng được nguồn vốn cấp thiết cho các VietinBank cũng như phù hợp với chủ trương, đường lối của đảng, nhà nước đã đưa ra.

KẾT LUẬN

Trong thời gian qua, quan hệ tín dụng giữa VietinBank và các doanh nghiệp FDI nói chung và doanh nghiệp FDI Hàn Quốc nói riêng đang có những bước phát triển nhất định. Tuy nhiên, tốc độ phát triển còn khá chậm chạp, chưa đáp ứng được nhu cầu vốn ngày càng cao của VietinBank. Doanh nghiệp FDI nói chung và doanh nghiệp FDI Hàn Quốc nói riêng vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự đóng góp của các doanh nghiệp FDI cho sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. Chính vì lẽ đó, mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục những mặt hạn chế, phát huy những ưu điểm, góp phần phát triển hoạt động tín dụng cho các doanh nghiệp FDI Hàn Quốc tại VietinBank.

Trên những cơ sở tập hợp, luận giải, minh chứng và phân tích các dữ liệu từ lý luận và thực tiễn, Luận văn đã hoàn thành một số nội dung sau:

Thứ nhất, nghiên cứu những lý luận cơ bản về doanh nghiệp FDI như: khái

niệm, đặc điểm, vai trò, thuận lợi cũng như khó khăn của các doanh nghiệp FDI.Nghiên cứu những lý luận chung về tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp FDI. Hệ thống hoá các hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại và cho thấy vai trò của tín dụng ngân hàng. Đồng thời phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng cho các doanh nghiệp FDI.

Thứ hai, nêu lên thực trạng về hoạt động tín dụng cho các doanh nghiệp FDI

tại ngân hàng VietinBank như: hoạt động huy động vốn, các hình thức tín dụng cho các doanh nghiệp FDI Hàn Quốc cũng như hoạt động cho vay của ngân hàng đối với đối tượng khách hàng này. Luận văn cũng đã đánh giá được chất lượng tín dụng của ngân hàng đối với các doanh nghiệp FDI Hàn Quốc.

Từ những phân tích, đánh giá, luận văn đã rút ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó để làm cơ sở đề xuất ra các giải pháp thích hợp.

Thứ ba, hệ thống hoá các định hướng phát triển tín dụng của Ngân hàng

Công Thương Việt Nam đối với các doanh nghiệp FDI Hàn Quốc. Từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị để có thể phát triển hoạt động tín dụng cho đối tượng khách hàng này.

Các giải pháp đưa ra có cơ sở lý luận và thực tiễn nên có tính ứng dụng cao. Để thực thi các giải pháp, tác giả đã mạnh dạn đưa ra các kiến nghị và đề xuất thực hiện. Tác giả cũng hi vọng rằng Luận văn sẽ đóng góp được một phần nhỏ trong việc phát triển và nâng cao chất lượng tín dụng của VietinBank cho các doanh nghiệp FDI hiện nay.

Tuy nhiên, tác giả cũng hi vọng rằng những ý kiến, giải pháp đưa ra sẽ được quan tâm, trở thành đóng góp nhỏ trong tổng thể các giải pháp để phát triển hơn nữa hoạt động tín dụng cho các Doanh nghiệp FDI Hàn Quốc ở Ngân hàng VietinBank hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Hoàng Ngọc Hà Anh, 2016. Một số giải pháp nâng cao công tác thẩm định tín

dụng các doanh nghiệp FDI tại VietinBank Ngân hàng Bà Rịa Vũng Tàu. Luận

văn thạc sĩ khoa học ngành Quản Trị Kinh Doanh, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

2. Nguyễn Thị Tuệ Anh và cộng sự, 2006. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Dự án nâng cao năng lực nghiên cứu chính sách để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam thời

kỳ 2001-2010. Hà Nội, tháng 2 năm 2006.

3. Nguyễn Thị Vân Anh, 2012. Phát triển sản phẩm dịch vụ tại Ngân hàng TMCP

Công Thương Việt Nam. Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế Thành

phố Hồ Chí Minh.

4. Bộ Công Thương, 2005. Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13/12/2005 và pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh ngoại hối số 06/2013/UBTVQH13 ngày 18/03/2013.

5. Bộ Tài Chính, 2010. Thông tư số 186/2010/TT-BTC ngày 18/11/2010 hướng dẫn thực hiện việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của các tổ chức, cá nhân nước ngoài có lợi nhuận từ việc đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo quy định của Luật đầu tư.

6. Phan Thị Thu Hà, 2007.Giáo trình Ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh Tế Quốc Dân.

7. Nguyễn Thị Thu Hiền, 2009. Phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng

TMCP Công Thương Việt Nam. Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, trường

Đại học Kinh tế Đại học Quốc Gia Hà Nội.

8. Nguyễn Minh Kiều, 2007. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. TP Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống Kê

9. Nguyễn Minh Kiều, 2007. Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. TP Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống Kê

10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2005.Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng

đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Hà Nội:

Nhà xuất bản Phương Đông.

11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2014. Thông tư 19/2014/TT-NHNN ngày 11 tháng 08 năm 2014 hướng dẫn quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2015.Thông tư 24/2015/TT-NHNN ngày 08 tháng 12 năm 2015quy định cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, Ngân hàng ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay là người cư trú.

13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2016.Thông tư31/2016/TT-NHNN ngày 15 tháng 11 năm 2016sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 24/2015/TT- NHNN ngày 08 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, Ngân hàng ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay là người cư trú.

14. Lê Minh Thanh Nguyệt, 2010. Giải pháp phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện

đại tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Luận văn thạc sĩ Kinh tế,

trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

15. Dương Thị Kim Oanh, 2009. Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp có

vốn đầu tư nước ngoài tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. Luận văn thạc

sĩ Kinh tế, trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh.

16. Trương Quang Thông, 2010. Quản trị Ngân hàng thương mại. TP Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản tài chính.

17. Thủ tướng Chính Phủ, 2016. Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/05/2016 về hỗ

trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.

18. Trần Nam Trung, 2010. Các giải pháp kiểm soát rủi ro trong cho vay doanh

nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vietcombank Đồng Nai. Luận văn

Website www.vcci.com.vn www.customs.gov.vn www.saga.vn www.iss.gso.vn www.tapchiketoan.com www.sbv.gov.vn www.VietinBank.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp FDI hàn quốc và ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 89 - 95)