Kiến nghị với chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp FDI hàn quốc và ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 88 - 89)

Để khuyến khích và tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp FDI phát triển và dễ dàng tiếp cận với vốn vay của ngân hàng, Chính phủ cần thiết phải có những chủ trương, chính sách phù hợp và kịp thời như sau:

Chính sách thuế của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập. Việc tồn tại nhiều loại thuế với rất nhiều mức thuế khác nhau và cách tính thuế phức tạp lại chưa được hướng dẫn rộng rãi cụ thể làm cho không chỉ các Doanh nghiệp FDI mà cả ngân hàng cũng lúng túng trong quá trình cho vay. Vì vậy, giải pháp về chính sách thuế cần đơn giản hoá đối với các Doanh nghiệp FDI lúc này là rất cần thiết.

Thiếu mặt bằng trong sản xuất kinh doanh là vấn đề mà hầu hết các Doanh nghiệp gặp phải. Việc cung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay giấy tờ chứng minh quyền thuê đất để đem đi thế chấp với ngân hàng vay vốn lại là cả một vấn đề lớn. Cho nên, song song với việc thúc đẩy mạnh quá trình cấp giấy phép chứng nhận quyền sử dụng đất thì việc sắp xếp và quy hoạch bố trí đủ chỗ cho các Doanh nghiệp FDI trên địa bàn đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của chính quyền các cấp.

Nên hình thành các tổ chức tư vấn, hỗ trợ các Doanh nghiệp FDI về thị trường, đầu tư, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, cung cấp thông tin về các văn bản pháp luật, về công nghệ…để giúp đỡ các Doanh nghiệp FDI để khắc phục những khó khăn của mình. Hiện tại có VCCI thành lập Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp FDI. Các hoạt động của VCCI tập trung tham mưu cho Đảng và Nhà nước về cơ chế, chính sách thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp FDI Việt Nam, trong đó có

các chính sách quan trọng như Luật doanh nghiệp, Nghị định 90 về Chính sách trợ giúp phát triển doanh nghiệp FDI; Kế hoạch phát triển doanh nghiệp FDI... Ngoài ra VCCI đã tiến hành hàng loạt các hoạt động xúc tiến, cung cấp các dịch vụ đào tạo, tư vấn, cung cấp thông tin, phát triển thị trường, tiếp cận nguồn vốn. Hàng năm VCCI đã tổ chức hàng trăm khoá đào tạo ngắn hạn cho doanh nghiệp FDI, trong đó phải kể đến “Chương trình khởi sự và tăng cường khả năng kinh doanh”. Hiện nay rất nhiều mô hình hỗ trợ doanh nghiệp FDI được VCCI tổ chức tiến hành nghiên cứu ứng dụng ở Việt Nam, như: Xây dựng thị trường dịch vụ phát triển kinh doanh; Xúc tiến phát triển thầu phụ công nghiệp; Mô hình hợp tác chính quyền và doanh nghiệp;... Tuy nhiên vấn đề thực sự thiết thực với các Doanh nghiệp FDI là sớm đưa quỹ bảo lãnh tín dụng Doanh nghiệp FDI vào hoạt động và nhanh chóng phát huy tác dụng, bảo đảm cho các doanh nghiệp có thể dễ dàng vay vốn ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp FDI hàn quốc và ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 88 - 89)