Môi trường pháp lý: Hoạt động của ngân hàng mang lại nhiều lợi nhuận
nhưng cũng thường chứa đựng nhiều rủi ro. Có những rủi ro lớn dẫn tới ngân hàng mất khả năng thanh toán, không những làm ảnh hưởng tới đời sống của dân cư mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới toàn bộ nền kinh tế, xã hội. Chính vì vậy, ngân
hàng chịu sự quản lý khắt khe của Nhà Nước và NHNN thông qua những quy định, nghị định cụ thể. Hoạt động của các ngân hàng phải tuân theo các quy định đó để xây dựng cho mình một chính sách tín dụng phù hợp. Bên cạnh đó, môi trường pháp lý đem lại sự bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế, mang lại sự công bằng trong mọi hoạt động của nền kinh tế. Đặc biệt là đối với các Doanh nghiệp FDI hiện nay, do qui mô nhỏ, không có lợi thế cạnh tranh cũng như uy tín. Vì thế Đảng, Nhà Nước cũng như NHNN cần có những chính sách đem lại sự bình đẳng cho thành phần kinh tế này. Một môi trường pháp lý chặt chẽ, đồng bộ và ổn định sẽ là điều kiện thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như ngân hàng phát triển.
Môi trường chính trị- xã hội: Môi trường chính trị- xã hội cũng tác động lớn
tới hoạt động của việc nâng cao hiệu quả cho vay của ngân hàng.
Một nền chính trị ổn định, ít biến động sẽ là điều kiện lý tưởng để phát triển các định hướng kinh tế của Nhà nước cho các Doanh Nghiệp FDI, các ngân hàng. Ngược lại, nếu môi trường chính trị bất ổn, phức tạp sẽ là điều kiện khó khăn để phát triển kinh tế. Môi trường xã hội bao gồm trình độ dân trí, suy nghĩ, niềm tin của dân chúng, văn hoá và truyền thống dân tộc. Khi xã hội ổn định, mọi người dân có học vấn cao, ý thức tốt sẽ hạn chế gian lận, lừa đảo trong khi vay, khuyến khích làm ăn hợp pháp và cạnh tranh bình đẳng. Từ đó nâng cao hiệu quả cho vay cuả các ngân hàng.
Môi trường kinh tế: Ngân hàng là loại hình doanh nghiệp đặc biệt chuyên
kinh doanh các dịch vụ liên quan đến tiền, có quan hệ với tất cả các loại hình doanh nghiệp hoạt động trên mọi lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế. Chính vì vậy, môi trường kinh tế ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả cho vay của ngân hàng. Nền kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng huy động được nguồn vốn với giá rẻ, từ đó tăng khả năng mở rộng cho vay nhất là tiếp cận với những đối tượng khách hàng mới như các Doanh nghiệp FDI. Dư nợ tín dụng tăng, kèm theo đó là lợi nhuận, uy tín và sức cạnh tranh của ngân hàng cũng tăng lên. Nhiều khách hàng có nhu cầu vay vốn, có triển vọng tín dụng tốt sẽ tìm đến với ngân hàng. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, không chỉ ngân hàng gặp khó khăn trong công tác huy động và sử
dụng vốn mà bản thân những khách hàng cũng có thể làm ăn thua lỗ dẫn tới không hể trả nợ được ngân hàng.
1.4. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tài trợ tín dụng giữa ngân hàng và doanh nghiệp FDI