Tăng cường hoạt động tư vấn đối với doanhnghiệp FDI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp FDI hàn quốc và ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 81 - 82)

Hiện nay đang xảy ra tình trạng vốn của ngân hàng thừa nhưng thiếu những dự án khả thi. Vì vậy, muốn phát triển tín dụng, tìm kiếm được nhiều khách hàng tiềm năng, dự án có tính khả thi cao đem lại hiệu quả lớn ngân hàng cần trở thành người đồng hành với các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp FDI thiếu về kinh nghiệm, yếu về trình dộ chuyên môn và quản lý. Chính những đặc điểm hạn chế của doanh nghiệp FDI mà đôi khi họ có ý tưởng rất sáng tạo, nhạy bén và đúng đắn song không đủ khả năng lập nên một dự án khả thi, một phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả.

VietinBank có thể mở rộng các hoạt động tư vấn cho doanh nghiệp FDI, tư vấn không chỉ dừng lại ở mức độ giải thích các quy định và thể lệ cho khách hàng mà phải cùng với họ xem xét tính hiệu quả của dự án trên cơ sở đó giúp họ lập phương án sản xuất kinh doanh. Điểm yếu nhất của các doanh nghiệp FDI hiện nay là họ không có khả năng xây dựng những dự án có tính khả thi, hơn nữa, đại bộ phận các doanh nghiệp chưa hình thành thói quen sử dụng tư vấn chuyên nghiệp. Các vấn đề cần tư vấn là: thông tin công nghệ, thị trường, thị hiếu, xác định cơ cấu

vốn đầu tư hợp lý, quản lý quá trình sản xuất kinh doanh, tính toán đầu vào, đầu ra của thị trường và tính hiệu quả lâu dài, kinh nghiệm từ các dự án khác có liên quan. Cán bộ ngân hàng cũng nên hướng dẫn quy trình, các bước tiến hành, cùng doanh nghiệp tìm ra thiếu sót để khắc phục và đưa ra được một dự án, phương án sản xuất kinh doanh chuẩn xác, hiệu quả.

Hoạt động tư vấn không chỉ đòi hỏi trình độ chuyên môn nghiệp vụ tín dụng của cán bộ ngân hàng mà còn cần cả sự hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn. Để thực hiện tốt công tác tư vấn cho doanh nghiệp, người tư vấn phải trau dồi kiến thức một cách tổng quan, bám sát thực tiễn, nhiệt tình hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ vướng mắc nhưng cũng phải thật sự khách quan. Nhân viên ngân hàng cần đẩy mạnh công tác tư vấn cho doanh nghiệp, đóng vai trò định hướng tránh tình trạng làm hộ, làm thay hay áp đặt cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, ngân hàng nên tổ chức một mạng lưới thông tin để giúp đỡ các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp FDI do thiếu thông tin hoặc thông tin không chính xác mà ký những hợp đồng bất lợi cho mình. Ngân hàng do có mối quan hệ với nhiều khách hàng với mọi ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, có những chuyên gia thu thập và phân tích thông tin nên có thể đáp ứng nhu cầu thông tin còn thiếu cho doanh nghiệp giúp các doanh nghiệp giảm được chi phí, tránh được những thông tin không cân xứng và tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp FDI.

Việc tạo lập được mối quan hệ lâu dài, trên tinh thần hỗ trợ lẫn nhau giữa ngân hàng và khách hàng doanh nghiệp FDI sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên vừa thúc đẩy mở rộng tín dụng một cách an toàn, hiệu quả vừa đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp FDI hàn quốc và ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 81 - 82)