PHÂN TÍCH DỰ ĐỊNH QUAY TRỞ LẠI SAPA CỦA KHÁCH DU LỊCH NƢỚC NGOÀ
2.1.3. Đặc điểm văn hóa
SaPa được biết đến là vùng đất của dân tộc thiểu số, đây là nơi sinh sống của
dân cư sáu dân tộc Kinh, H'Mông, Dao đỏ, Tày, Giáy, Xá Phó. Tuy có sự giao thoa
văn hóa của nhau nhưng mỗi dân tộc vẫn giữ được bản sắc văn hóa riêng của mình,
cùng với các phong tục được duy trì từ nhiều đời nay. Các dân tộc ở SaPa đều có những lễ hội văn hóa mang nét đặc trưng được duy trì hằng năm như: Hội roóng pọc của người Giáy vào tháng giêng âm lịch; Hội sải sán (đạp núi) của người H'Mông; Lễ tết nhảy của người Dao diễn ra vào tháng tết hàng năm. Những ngày phiên chợ ở SaPa nhộn nhịp vào tối thứ bảy kéo dài đến chủ nhật hàng tuần. Chợ SaPa có sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách từ phương xa tới, mọi người cùng
32
thức vui với nhau bằng những âm thanh của đàn môi, của sáo, của khèn Mông, bằng
những bát rượu tràn đầy của những người có tuổi, bằng những bài hát dân ca của
trai gái người Mông, người Dzao để tìm hay gặp gỡ bạn tình và người ta đặt cho nó
một cái tên là “Chợ tình SaPa”. Đây là lý giải vì sao SaPa nổi tiếng có một nền văn
hóa đa dạng.
Hình 2.3. Hình ảnh minh họa bản Cát Cát ở SaPa
(Nguồn: Bộ văn hóa, thể thao và du lịch 2019)
Chính bởi những lợi thế về thiên nhiên hùng vĩ và chiều sâu văn hóa cùng nếp sinh hoạt đặc trưng bình dị của phong tục tập quán truyền thống lâu đời của cộng đồng các dân tộc anh em tại thị trấn SaPa mà sản phẩm du lịch tại đây luôn thu
hút khách du lịch cả trong và ngoài nước. Các sản phẩm du lịch tiêu biểu tại đây có
thể kể đến như:
- Du lịch văn hóa: tham quan di tích văn hóa, nghiên cứu văn hóa dân tộc, các
điểm danh thắng.
- Du lịch mua sắm: tham quan, mua sắm các hàng thủ công, mỹ nghệ, các làng
nghề truyền thống.
- Du lịch ẩm thực: khám phá những nét ẩm thực đặc sắc.