Hình ảnh minh họa đặc điểm tự nhiên thị trấn SaPa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút khách du lịch nước ngoài quay trở lại việt nam (trường hợp nghiên cứu khu du lịch sapa) (Trang 40 - 42)

(Nguồn: Vietnambiz 2017)

Thị Trấn SaPa luôn chìm trong làn mây huyền ảo, tạo nên một bức tranh phong cảnh đẹp đến kỳ lạ, nơi đây, có thứ tài nguyên vô giá đó là khí hậu. Nằm ở miền bắc Việt Nam, SaPa có khí hậu cận nhiệt đới nhưng do nằm ở địa hình cao và

gần chí tuyến nên SaPa có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, ôn đới, không khí mát mẻ quanh năm. Vào mùa hè, thời tiết ở thị trấn một ngày như là có đủ bốn mùa: buổi sáng là tiết trời mùa xuân, buổi trưa tiết trời như vào hạ, có nắng, không khí dịu mát; buổi chiều mây và sương rơi xuống tạo cảm giác lành lạnh như trời thu, ban đêm là cái rét của mùa đông. Nhiệt độ không khí trung bình năm của SaPa là 15 °C. Mùa hè, thị trấn không phải chịu cái nắng gay gắt như vùng đồng bằng ven biển, khoảng 13 °C – 15 °C vào ban đêm và 20 °C – 25 °C vào ban ngày. Mùa đông thường có mây mù bao phủ và lạnh, nhiệt độ có lúc xuống dưới 0 °C và có tuyết rơi. Lượng mưa trung bình hàng năm ở đây khoảng từ 1.800 đến 2.200mm, tập trung nhiều nhất vào khoảng thời gian từ tháng 5 tới tháng 8.

Thị trấn SaPa là một trong những địa điểm có tuyết rơi tại Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ 1957 tới 2013, 21 lần tuyết rơi tại SaPa. Lần tuyết rơi mạnh nhất vào ngày 13 tháng 2 năm 1968, liên tục từ 3 giờ sáng đến 14 giờ cùng ngày, dày tới 20cm. Cảnh tuyết rơi trên khắp các con đường, sườn núi tạo cho SaPa một vẻ đẹp thần tiên như giữa trời Âu.

Khách du lịch đến đây không chỉ để tận hưởng không khí trong lành, sự yên bình giản dị của một vùng đất phía Tây Bắc, mà SaPa còn là điểm đến để bạn chiêm ngưỡng những vẻ đẹp hoang sơ của những ruộng bậc thang, thác nước, những ngọn vúi hùng vĩ. Nhắc đến SaPa thì không thể không nhắc đến ruộng bậc thang. Những thửa ruộng bậc thang tại nơi đây đã được tạp chí Travel and Leisure uy tín của Mỹ bầu chọn là một trong bảy ruộng bậc thang kì vĩ nhất thế giới.

2.1.3. Đặc điểm văn hóa

SaPa được biết đến là vùng đất của dân tộc thiểu số, đây là nơi sinh sống của dân cư sáu dân tộc Kinh, H'Mông, Dao đỏ, Tày, Giáy, Xá Phó. Tuy có sự giao thoa văn hóa của nhau nhưng mỗi dân tộc vẫn giữ được bản sắc văn hóa riêng của mình, cùng với các phong tục được duy trì từ nhiều đời nay. Các dân tộc ở SaPa đều có những lễ hội văn hóa mang nét đặc trưng được duy trì hằng năm như: Hội roóng pọc của người Giáy vào tháng giêng âm lịch; Hội sải sán (đạp núi) của người H'Mông; Lễ tết nhảy của người Dao diễn ra vào tháng tết hàng năm. Những ngày phiên chợ ở SaPa nhộn nhịp vào tối thứ bảy kéo dài đến chủ nhật hàng tuần. Chợ SaPa có sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách từ phương xa tới, mọi người cùng

thức vui với nhau bằng những âm thanh của đàn môi, của sáo, của khèn Mông, bằng những bát rượu tràn đầy của những người có tuổi, bằng những bài hát dân ca của trai gái người Mông, người Dzao để tìm hay gặp gỡ bạn tình và người ta đặt cho nó một cái tên là “Chợ tình SaPa”. Đây là lý giải vì sao SaPa nổi tiếng có một nền văn hóa đa dạng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút khách du lịch nước ngoài quay trở lại việt nam (trường hợp nghiên cứu khu du lịch sapa) (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)