(Nguồn: Lào Cai 2018)
Đặc biệt, SaPa là địa điểm chinh phục của hầu hết các du khách ham dịch chuyển khi nơi đây có đỉnh Fansipan hùng vĩ và được mệnh danh là “Nóc nhà của Đông Dương”. Đỉnh Fansipan cao 3.143m trên dãy núi Hoàng Liên Sơn, tọa lạc ở phía Tây Nam thành phố SaPa, là một trong những địa điểm tham quan thu hút lượng lớn khách du lịch khi đến với SaPa. Nắm bắt cơ hội kinh doanh, quá trình đầu tư và xây dựng cho đến hiện nay đã tạo nên một Fansipan Legend - khu quần thể kiến trúc với nhiều hạng mục công trình đặc sắc như: cáp treo, khu vui chơi giải trí, khu resort năm sao đẳng cấp nước ngoài… mang đến cho du khách những trải nghiệm vô cùng thú vị. Du khách sẽ có cơ hội trải nghiệm khoảnh khắc săn mây với đa dạng các hình thái khác nhau. Khi thì là những dải mây trắng uốn quanh sườn
núi, khi thì làm giác xuyên thủng những đám mây. Tất thảy mang đến cảm giác vô cùng kì diệu và lý thú.
Ngoài ra, còn phải kể đến các địa điểm không kém phần huyền ảo, giúp du khách đắm mình trong khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, diệu kì như nhà thờ đá cổ SaPa, cổng trời SaPa, Thác Bạc, Thác Tình yêu, bản Tả Phìn,… Ngày 29/12/2017, động Tả Phìn chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích quốc gia danh lam thắng cảnh. Việc công nhận động Tả Phìn là di tích quốc gia là điều kiện quan trọng để xã Tả Phìn, huyện SaPa tổ chức bảo tồn, khai thác tiềm năng phát triển du lịch.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nội dung và thực tế nghiên cứu của luận văn được thực hiện qua ba giai đoạn là: (1) Nghiên cứu sơ bộ, (2) Nghiên cứu thử nghiệm, (3) Nghiên cứu chính thức.
- Giai đoạn 1: Nghiên cứu sơ bộ (Initial research) được thực hiện thông qua phương pháp định tính nhằm mục tiêu điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát dành để đo lường các khái niệm, nội dung nghiên cứu, cụ thể là:
Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá và tổng hợp kết quả của những nghiên cứu có trước, xây dựng khung nghiên cứu lý thuyết cho luận văn.
Tiếp thu ý kiến đóng góp của tiến sĩ hướng dẫn và chấm luận văn và thực hiện các cuộc phỏng vấn chuyên gia để xác định, điều chỉnh, giới hạn phạm vi nghiên cứu cũng như kiểm định, điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường hành vi và các nhân tố được khảo sát (Những người được lựa chọn là các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch, Marketing và cũng từng có kinh nghiệm, kiến thức về Revisit Intention).
Thời gian từ tháng 11/2018 đến tháng 12/2018.
- Giai đoạn 2: Nghiên cứu thử nghiệm (Pilot test) được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua bảng hỏi nhằm mục tiêu thử nghiệm nội dung bảng hỏi, cách chọn và quy mô, tỉ lệ mẫu, phương pháp điều tra. Quy mô mẫu điều tra: 50 phần tử mẫu. Thời gian: từ tháng 01/2019 đến tháng 02/2019.
- Giai đoạn 3: Nghiên cứu chính thức (Main test). Đối với hoạt động điều tra hành vi của khách du lịch nước ngoài đối với hoạt động du lịch tại SaPa, nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua bảng câu hỏi với quy mô mẫu là 458 phần tử mẫu. Thông tin sau khi được thu thập sẽ được phân tích theo phương pháp SPSS 20.0. Thời gian: 2 tháng từ tháng 03/2019 đến tháng 04/2019.
2.2.2. Quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu lý thuyết
Văn hóa xã hội
Xây dựng bộ thang đo dự kiến
(bảng hỏi thử)
Điều chỉnh bộ thang đo
Xây dựng bộ thang đo chính thức
Điều tra quy mô lớn Nghiên cứu định lượng Kiểm định độ tin cậy
Phân tích nhân tố
Phân tích hồi quy
Đề xuất kiến nghị
Hình 2.5. Quy trình nghiên cứu
2.2.3. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu đề xuất
Sau khi tổng hợp và phân tích các biến trong mô hình của những nghiên cứu có trước, trong nghiên cứu của mình với luận văn “Giải pháp thu hút khách du lịch nước ngoài quay trở lại Việt Nam (trường hợp điểm đến SaPa)”, để phù hợp hơn với thực tế phát triển của hoạt động du lịch tại địa bàn SaPa nói riêng và Việt Nam nói
chung, tôi đã điều chỉnh, bổ sung một số nhân tố và đưa ra mô hình hai lớp bao gồm bảy yếu tố: (1) Phương tiện di chuyển, (2) Lưu trú, (3) Ẩm thực, (4) Sự kiện giải trí, (5) Sự hài lòng, (6) Hình ảnh điểm đến. Sự hài lòng của khách du lịch Phương tiện di chuyển Lưu trú Ẩm thực địa phương Sự kiện giải trí Hình ảnh điểm đến Dự định quay trở lại Các biến nhân khẩu học Phong cảnh thiên nhiên Văn hóa xã hội
H1 H2 H3 H4 H5 H6 H7 H8