Số lượng các công ty thông báo mua lại cổ phiếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng ngắn hạn của hoạt động mua lại cổ phiếu tại các doanh nghiệp việt nam (Trang 43 - 44)

Giai đoạn 2011-2016 ghi nhận cả sự thay đổi về chất và lượng trong việc đăng kí mua lại cổ phiếu. Số lượng cổ phiếu được mua lại có xu hướng tăng lên qua các năm nhưng số công ty đăng kí mua lại lại có xu hướng giảm mạnh. Năm 2011 có 164 công ty đăng kí mua lại cổ phiếu, con số này cao kỉ lục trong giai đoạn này, tuy nhiên đến năm 2012 và 2013, số lượng công ty đăng kí mua lại sụt giảm đi đáng kể, chỉ còn 73 và 27 công ty đăng kí mua lại, và kể từ giai đoạn 2013 đến giai đoạn 2016, số lượng các công ty thông báo mua lại luôn duy trì ở mức thấp, cho đến năm 2016 đạt mức thấp nhất là 21 công ty, so với năm 2015 là 34 công ty đăng kí mua lại, con số này đã giảm đi đáng kể.

Tuy số lượng công ty đăng kí mua lại trong năm 2016 đạt ở mức thấp song số lượng cổ phiếu được mua lại lại đạt mức cao kỉ lục, đóng góp rất lớn là thương vụ mua lại cổ phiếu của tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Mã chứng khoán PLX) đã đăng kí mua lại 155 triệu cổ phiếu, lượng mua lại này chiếm đến 74% tổng số cổ phiếu được mua lại trong năm 2016. Tuy vậy xét trong cả giai đoạn 2011-2016, tập đoàn Xăng dầu Việt Nam cũng chỉ xếp vị trí thứ 2 trong số các công ty có số lượng cổ phiếu mua lại nhiều nhất trên sàn chứng khoán. Sau tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, 2 công ty tiếp theo đăng kí mua lại với số lượng lớn sau tập đoàn Xăng dầu Việt Nam là Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng kĩ thuật thành phố Hồ Chí Minh (Mã chứng khoán: CII) đã mua lại 23,7 triệu cổ phiếu và công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (Mã chứng khoán: MSN) đã mua lại 9,2 triệu cổ phiếu. Tuy xếp vị trí thứ 2 và thứ 3 trong khối lượng đăng kí mua lại, xong khối lượng cổ phiếu mua lại của PLX vẫn chiếm tỉ trọng cách biệt hơn hẳn so với 2 mã cổ phiếu còn lại. Tổng khối lượng cổ phiếu mua lại của 3 công ty này chiếm đến 90% tổng số lượng cổ phiếu được mua lại ở trong năm 2016, chiếm gần như toàn bộ tỉ trọng mua lại cổ phiếu trong năm 2016, các công ty còn lại thực hiện mua 10% còn lại, chiếm tỉ trọng khá khiêm tốn.

Giai đoạn 2011-2016 ghi nhận 5 công ty đứng đầu về số lượng cổ phiếu mua lại làm cổ phiếu quỹ bao gồm: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Mã chứng khoán STB) mua lại 181,6 triệu cổ phiếu, Tập đoàn Xăng dầu Việt nam (Mã chứng khoán PLX) mua lại 155 triệu cổ phiếu, Tập đoàn Vingroup (Mã chứng khoán VIC) mua lại 61,7 triệu cổ phiếu, Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO (Mã chứng khoán KDC) mua lại 50 triệu cổ phiếu, ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (Mã chứng khoán ACB) mua lại 41,4 triệu cổ phiếu. Có sự khác biệt trong số lượng mua lại cổ phiếu của các công ty là do các công ty thuộc các lĩnh vực hoạt động khác nhau, số lượng cổ phiếu lưu hành, giá cổ phiếu trên sàn chứng khoán, và tuỳ theo kế hoạch của công ty đặt ra mà các công ty đưa ra một lượng khối lượng cổ phiếu mua lại khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng ngắn hạn của hoạt động mua lại cổ phiếu tại các doanh nghiệp việt nam (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)