Cập nhật kịp thời và nhanh chóng tình trạng hiện thời của việc mua lại cổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng ngắn hạn của hoạt động mua lại cổ phiếu tại các doanh nghiệp việt nam (Trang 72 - 93)

cổ phiếu

Việc thông báo mua lại cổ phiếu và thực hiện thông báo mua lại cổ phiếu cần được cập nhật thường xuyên và kịp thời để nhà đầu tư được nắm rõ tình hình mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp và đưa ra các quyết định mua bán hợp lí. Giá của cổ phiếu thay đổi ngay trong phiên giao dịch khi sàn chứng khoán bước vào giờ làm việc, vì vậy việc cập nhật thông tin nhanh chóng là yếu tốt cần thiết và quan trọng giúp nhà đầu tư có thể nhanh chóng đưa ra các quyết định của mình. Đây là điều cần thiết vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của nhà đầu tư. Hiện nay có khá nhiều doanh nghiệp coi việc thông báo mua lại cổ phiếu như một hình thức bình ổn giá cổ phiếu cho doanh nghiệp đó chứ không có định mua lại cổ phiếu, nên hiện tượng doanh nghiệp đã đăng kí mua lại nhưng cuối cùng lại không thực hiện việc mua lại cổ phiếu xuất hiện khá nhiều. Doanh nghiệp cố tình đưa thông tin chậm chạp trong việc cập nhật thông tin mua lại cổ phiếu, nhằm để nhà đầu tư không nắm rõ được tình hình mua bán cổ phiếu, lái nhà đầu tư theo hướng đi doanh nghiệp vẫn đang thực hiện mua lại, và vô hình

chung nhà đầu tư bị mắc bẫy của doanh nghiệp. Một trong những phương án khả thi để tránh tình trạng doanh nghiệp thao túng công tác mua lại cổ phiếu đấy là bổ sung quy định cập nhật tiến độ thực hiện mua lại cổ phiếu. Các công ty đã thông báo mua lại cổ phiếu cần phải cập nhật tiến độ mua, giá cổ phiếu thường xuyên hơn trên các phương tiện thông tin đại chúng, các phương tiện được các nhà đầu tư theo dõi thường xuyên, có uy tín và đã hoạt động lâu năm. Khi đó, nhà đầu tư dễ nắm bắt lại tình hình thực hiện tiến độ mua lại của doanh nghiệp và ra các quyết định hợp lí, tránh các tình trạng doanh nghiệp không thực hiện các mua lại và dẫn đến việc nhà đầu tư không kịp ứng phó khi doanh nghiệp không thực hiện mua lại cổ phiếu

3.2.2 Sử dụng quyền lực của cơ quan quản lí Nhà nước trong việc mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp

Nhằm tránh hành vi thao túng trên thị trường chứng khoán gây nên lũng đoạn thị trường, cần có một hoặc nhiều cơ quan Nhà nước đứng ra làm cơ quan giám sát và tạo ra các luật lệ để doanh nghiệp không có hành vi thao túng thị trường. Tại Việt Nam, cơ quan quản lí Nhà nước và sở giao dịch chứng khoán là 2 cơ quan chủ đạo giám sát hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Với việc được ra quyết định để tiết chế thị trường chứng khoán, các cơ quan Nhà nước liên quan đến chứng khoán có thể bổ sung thêm các quy định nhằm quản lí chặt chẽ hơn công tác hoàn thành việc mua lại cổ phiếu như:

- Với các doanh nghiệp không hoàn thành thông báo mua lại: Tăng mức xử phạt, yêu cầu phải thông báo trước một thời gian đủ dài để nhà đầu tư có kế hoạch ra quyết định giao dịch cổ phiếu doanh nghiệp. Như vậy doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm hơn trong việc thực hiện thông báo mua lại của mình.

- Với các doanh nghiệp không thực hiện thông báo mua lại: Cần phải có các hành vi xử phạt nghiêm khắc hơn nữa như đề ra các mức xử phạt về tiền, chất vất

lãnh đạo doanh nghiệp, tước đi các quyền lợi khi doanh nghiệp muốn tiến hành mua lại cổ phiếu vào kì sau. Hành vi không thực hiện thông báo mua lại là hành vi gây thiệt hại lớn nhất cho nhà đầu tư, cần phải được xử lí nghiêm minh.

3.2.3 Lý thuyết thông tin bất cân xứng và sự cần thiết phải minh bạch hóa thông tin trên thị trường chứng khoán

Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information Theory) lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970, các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát triển lý thuyết này là G.A.Akerlof (1970), Michael Spence (1973) và tiếp tục được phát triển bởi Joseph Stigliz (1975). Joseph Stigliz (1975) cho rằng bất cứ hàng hóa nào cũng có những đặc tính khác nhau, chất lượng, mẫu mã khác nhau, nên cần phải phân loại, có cơ chế sàng lọc đối với chúng.

Lao động – một loại “hàng hóa đặc biệt” cũng có lao động có năng lực, tay nghề cao và cũng có lao động có năng lực, tay nghề thấp. Vì vậy, không thể trả với mức lương bằng nhau. Để khuyến khích người có năng lực và có năng suất lao động cao thì phải trả lương cao cho họ. Do đó, việc phân nhóm lao động để trả lương là việc làm cần thiết để khuyến khích những người có năng lực, trình độ mang lại hiệu quả cao.

Bất cân xứng thông tin hiện diện trong nhiều lĩnh vực khác nhau như ngân hàng, bất động sản, bảo hiểm, thị trường lao động, thị trường hàng hóa… Trên thị tường chứng khoán, bất cân xứng thông tin xảy ra khi một hoặc nhiều nhà đầu tư sở hữu được thông tin riêng (Kyle, 1985) hoặc có nhiều thông tin đại chúng hơn về một công ty (Kim và Verrecchia, 1994 và 1997). Hệ quả của thông tin bất cân xứng là lựa chọn bất lợi (Adverse Selection- AS) và rủi ro đạo đức hay tâm lý ỷ lại (Moral harzard).

Lựa chọn bất lợi xảy ra ở bất kỳ thị trường nào tồn tại thông tin bất cân xứng. Rủi ro đạo đức hay tâm lý ỷ lại trên thị trường lao động là khi người lao động không cố gắng nâng cao trình độ và cập nhật kiến thức khi có học hàm, học vị. Trên thị trường

bảo hiểm, khách hàng khi đã mua bảo hiểm thường giảm sự cẩn trọng vì không phải gánh chịu toàn bộ chi phí thiệt hại do họ gây ra.

Ở thị trường chứng khoán, do tính chất của đầu tư trên thị trường là đầu tư gián tiếp nên việc quản lý, giám sát vốn đầu tư của nhà đầu tư phải thông qua người đại diện để điều hành công ty. Rủi ro đạo đức xuất hiện sau khi đầu tư vốn và phát sinh khi người điều hành công ty không sử dụng vốn hiệu quả và đúng mục đích. Như vậy, rủi ro đạo đức là kết quả của hành vi bị che đậy và xuất hiện sau khi ký hợp đồng (Nguyễn Trọng Hoài, 2006).

Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết thông tin bất cân xứng có thể thấy, minh bạch hóa thông tin trên thị trường chứng khoán là cần thiết và là một yêu cầu mang tính khách quan nhằm tiến tới một thị trường hiệu quả trong dài hạn. Một số luận cứ cho thấy sự cần thiết phải minh bạch hóa thông tin của doanh nghiệp niêm yết bao gồm:

Một là, minh bạch hóa thông tin góp phần giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư. Các nhà đầu tư trên thị trường, đặc biệt là các nhà đầu tư thiểu số, mua số lượng chứng khoán ít thường rơi vào lựa chọn bất lợi khi không có thông tin cân xứng so với người quản lý bên trong doanh nghiệp hay các cổ đông chiến lược.

Do đó, họ có thể bị thiệt hại khi mua phải các chứng khoán kém chất lượng, hay định giá quá cao giá cổ phiếu do sự “méo mó” của các thông tin trên thị trường. Minh bạch hóa thông tin sẽ giúp giảm thiểu chi phí trung gian trong quá trình sàng lọc thông tin và kiểm soát việc sử dụng vốn của nhà đầu tư, giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư.

Hai là, minh bạch hóa thông tin giúp các doanh nghiệp giảm chi phí sử dụng vốn, tăng hiệu quả hoạt động: Việc tích cực công bố thông tin của doanh nghiệp giúp nhà đầu tư biết đến uy tín, danh tiếng cũng như tiềm năng của doanh nghiệp, từ đó thu hút được lượng lớn nhà đầu tư và giảm được chi phí huy động vốn. Nghiên cứu của

Christian Leuz (2009) cũng đã cho thấy chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp giảm do việc tăng cường công bố thông tin.

Ngoài ra, minh bạch hóa thông tin còn làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp phát hành ở một số mặt như: giúp doanh nghiệp lựa chọn được dự án đầu tư phù hợp, tạo ra cơ chế giám sát các nhà quản lý trong doanh nghiệp hiệu quả và buộc các nhà quản lý phải hoạt động vì hiệu quả của cổ đông.

Ba là, minh bạch hóa thông tin giúp cơ quan quản lý thực hiện việc quản lý, giám sát thị trường hiệu quả hơn: Việc thông tin của doanh nghiệp dễ dàng được tiếp cận, và các thông tin kịp thời, đáng tin cậy giúp nhà quản lý có thể nhìn tổng quan thị trường, từ đó có những chính sách điều chỉnh phù hợp, hạn chế và ngăn chặn các hành vi vi phạm trên thị trường chứng khoán.

Bốn là, minh bạch hóa thông tin góp phần xây dựng một thị trường chứng khoán hiệu quả: Việc thông tin trên thị trường được tiếp cận nhanh chóng, kịp thời, phù hợp và đáng tin cậy sẽ giúp giá chứng khoán phản ánh đúng các thông tin thị trường cũng như giá trị thực của chứng khoán. Nhà đầu tư sẽ không e ngại khi tham gia thị trường, tăng tính thanh khoản và tăng hiệu quả của thị trường chứng khoán.

Năm là, minh bạch hóa thông tin góp phần giảm tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới với nền kinh tế quốc gia. Khủng hoảng kinh tế trên thế giới thường xuất phát từ sự yếu kém của thị trường tài chính. Trong đó, không minh bạch hóa thông tin là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Caprio (1998) xem xét mối liên hệ giữa công bố thông tin tài chính và khủng hoảng tài chính tại 12 quốc gia ở khu vực Đông Á và Mỹ Latinh và thấy rằng những nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi khủng hoảng châu Á năm 1997 có điểm số minh bạch tài chính dưới mức trung bình, riêng Singapore là quốc gia chịu ảnh hưởng ít nhất vì có mức độ minh bạch trên trung bình.

Halely (2000) xem xét cấu trúc doanh nghiệp ở Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines và Thái Lan trong suốt khủng hoảng tài chính năm 1997 và kết luận rằng vấn đề công bố thông tin là một yếu tố quan trọng đóng góp vào cuộc khủng hoảng (Benjamas J. et al, 2010). Như vậy, minh bạch hóa thông tin là yếu tố quan trọng góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế đối với nền kinh tế trong nước.

Cũng như các thị trường mới phát triển khác, thị trường chứng khoán Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn bởi tình trạng thông tin kém minh bạch (thông tin không đầy đủ, thiếu kịp thời, khó tiếp cận, thông tin nội gián…) tạo nên những biến động thất thường của thị trường chứng khoán từ khi ra đời cho đến nay. Do đó, hệ thống pháp lý liên quan đến minh bạch hóa thông tin cũng dần được xây dựng và hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế.

Theo đó, các văn bản pháp l liên quan đến minh bạch thông tin có hiệu lực hiện nay bao gồm: Thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày 06/10/2015 hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, có hiệu lực từ ngày 01/1/2016, thay thế Thông tư số 52/2012/TT-BTC; Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 23/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán và Nghị định số 145/2016/NĐ-CP ngày 01/11/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2013/NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 15/12/2016; Thông tư số 36/2017/TT-BTC ngày 27/4/2017 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 217/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 hướng dẫn thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Đánh giá về thực trạng minh bạch thông tin của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong những năm gần đây cho thấy chất lượng công bố thông tin trên thị trường chứng khoán được cải thiện rõ rệt so với trước kia. Các doanh

nghiệp khi phát hành cổ phiếu, muốn thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đều phải nỗ lực đạt được các điều kiện chào bán.

Khi các doanh nghiệp thực hiện việc niêm yết chứng khoán hoặc đăng k giao dịch cổ phiếu thì cơ quan quản l cũng như thị trường có điều kiện để kiểm soát tính công khai, minh bạch, hoạt động kinh doanh cũng như chất lượng quản trị công ty của doanh nghiệp.

Trong một số năm trở lại đây, các vi phạm về minh bạch thông tin mà cụ thể là vi phạm về báo cáo và công bố thông tin đã giảm rõ rệt trong tổng số các vi phạm hành chính trên thị trường chứng khoán. Tỷ trọng vi phạm về minh bạch hóa thông tin trong tổng vi phạm giảm từ 86,7% năm 2013 xuống còn 60,7% năm 2016.

Theo đánh giá của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), đã có sự cải thiện đáng kể trong việc công bố thông tin và minh bạch thông tin của các doanh nghiệp niêm yết. Năm 2016, điểm công bố thông tin và minh bạch trung bình tính theo trọng số của các doanh nghiệp niêm yết trên HNX đạt 51,3%, cao hơn 0,5% so với năm 2015, trong đó có 2,1% doanh nghiệp niêm yết đạt chất lượng công bố thông tin và minh bạch xuất sắc; 17,7% số doanh nghiệp niêm yết đạt mức tốt, 41,3% doanh nghiệp niêm yết xếp ở mức trung bình và 39% số doanh nghiệp niêm yết thuộc nhóm cần cải thiện chất lượng công bố thông tin và minh bạch.

Các ngành có điểm công bố thông tin và minh bạch cao nhất năm 2016 là ngành Tài chính, Vận tải kho bãi và ngành Y tế, ngược lại, ngành có điểm công bố thông tin và minh bạch thấp nhất là Thông tin và truyền thông, Bất động sản và xây dựng.

Mặc dù vậy, đánh giá thực trạng minh bạch thông tin doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong những năm gần đây có thể thấy một số vấn đề đặt ra như sau:

Một là, về công bố thông tin liên quan đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động: báo cáo tài chính của các DNNY tại Việt Nam được lập theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS), tuy nhiên VAS lại có nhiều điểm khác biệt với Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS), mà điểm khác biệt lớn nhất là VAS hạch toán theo nguyên tắc giá gốc, trong khi IFRS hạch toán theo nguyên tắc giá hợp lý.

Trên thực tế, đối với các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam khi muốn niêm yết trên thị trường chứng khoán nước ngoài thì theo quy định của Nghị định số 60/2015/NĐ-CP và Nghị định 58/2012/NĐ-CP, các doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính theo cả IFRS và VAS, đồng thời phải có giải thích sự chênh lệch về số liệu giữa hai báo cáo.

Bên cạnh một số doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán áp dụng theo IFRS thì đối với hầu hết doanh nghiệp đại chúng, việc áp dụng IFRS còn gặp nhiều khó khăn về mức độ phát triển của thị trường, trình độ, năng lực của kiểm toán viên, kế toán viên và của cả các nhà đầu tư trên thị trường. Hơn nữa, chi phí lập báo cáo IFRS có thể vượt lợi ích (do doanh nghiệp phải thay đổi hệ thống) và IFRS được cập nhật thường xuyên nên doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc cập nhật thông tin.

Hai là, về minh bạch thông tin của giao dịch với các bên liên quan, giao dịch cổ đông lớn: Quy định về công bố thông tin giao dịch của bên liên quan, cổ đông lớn và người nội bộ của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam khá tương đồng với quy định của một số nước như Singapore, Malaysia, Mỹ, Nhật Bản, tuy nhiên còn có một số khác biệt như:

(i) Doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam phải công bố thông tin liên quan đến tất cả giao dịch của người nội bộ, bất kể giá trị của giao dịch ấy là bao nhiêu, trong khi các nước như Singapore, Malaysia có quy định về giá trị giao dịch của người nội bộ phải công bố thông tin. Ở Singapore, các giao dịch của người nội bộ có giá trị từ 3% giá trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng ngắn hạn của hoạt động mua lại cổ phiếu tại các doanh nghiệp việt nam (Trang 72 - 93)