Các doanh nghiệp không thực hiện thông báo mua lại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng ngắn hạn của hoạt động mua lại cổ phiếu tại các doanh nghiệp việt nam (Trang 46 - 51)

Trong giai đoạn 2011-2016, các công ty không thực hiện thông báo mua lại có một số đặc điểm sau đây

- Hằng năm có khoảng 39 công ty đăng kí thông báo mua lại cổ phiếu và trung bình có khoảng 5 công ty không thực hiện mua lại cổ phiếu trên cả 2 sàn HNX và HoSE.

- Năm 2011 là năm có số lượng công ty không thực hiện mua lại cổ phiếu nhiều nhất trong giai đoạn đang xét với 11 công ty không thực hiện mua lại, con số này cao hơn 2 lần so với con số trung bình trong giai đoạn 2011-2016

- Năm 2013 là năm các công ty đều hoàn thành việc mua lại cổ phiếu

- Năm 2015 có 8 công ty không thực hiện mua lại cổ phiếu, xếp vị trí thứ 2 trong giai đoạn đang xét từ 2011-2016.

- Năm 2014 và năm 2016, số lượng công ty không thực hiện thông báo mua lại lần lượt là 3 và 1 công ty, số lượng này khá thấp so với số lượng trung bình các công ty không thực hiện mua lại cổ phiếu trong giai đoạn này.

Số lượng các công ty được niêm yết trên sàn HoSE lớn hơn hẳn so với số lượng các công ty được niêm yết trên sàn HNX, số lượng các công ty không thực hiện mua lại cổ phiếu trung bình trên sàn này cũng nhiều hơn hẳn số lượng trung bình các công ty được niêm yết trên sàn HNX. Trong giai đoạn 2011-2016, có 16 công ty niêm yết trên sàn HoSE không thực hiện mua lại cổ phiếu, con số này chiếm khoảng 53% tổng số công ty không thực hiện mua lại cổ phiếu trên 2 sàn HoSE và HNX. Các năm 2011 đến năm 2014, số lượng các công ty không thực hiện mua lại cổ phiếu trên sàn HoSE là rất thấp, luôn được duy trì ở dưới mức trung bình, năm 2011 chỉ có 4 công ty không thực hiện mua lại cổ phiếu, đặc biệt là năm 2013 khi không có công ty nào không thực hiện mua lại cổ phiếu. Đà ổn định này chỉ giữ được đến năm 2014, sang năm 2015 con số này đã tăng lên khá lớn là 8 công ty, và năm 2016 lại chỉ còn 1 công ty không thực hiện mua lại cổ phiếu.

Với sàn HNX, số lượng các công ty niêm yết trên sàn này khá ít, con số các công ty không thực hiện thông báo mua lại cổ phiếu cũng khá đáng kể, xét cho cả giai đoạn 2011-2016 chỉ có 14 công ty không thực hiện mua lại cổ phiếu, trung bình cứ 2 công ty sẽ không thực hiện mua lại cổ phiếu trong 1 năm. Nếu so với con số trung bình và tổng số công ty không thực hiện thông báo mua lại trên sàn HoSE thì các con số của sàn HNX là rất thấp. Năm 2011 là năm HNX chứng kiến số lượng các công ty không thực hiện thông báo mua lại là lớn nhất với 7 công ty, trong khi đó ở sàn HoSE lại gần như là thấp nhất. Năm 2012, có 5 công ty không thực hiện thông báo mua lại. Các năm 2013, 2015, 2016 không có công ty nào không thực hiện thông báo mua lại cổ phiếu. Năm 2014, có 2 công ty không thực hiện mua lại cổ phiếu. Có thể nói số lượng công ty không thực hiện mua lại cổ phiếu ở các năm là không đồng đều nhau và chênh lệch

nhiều so với số công ty trung bình không thực hiện mua lại cổ phiếu trong giai đoạn 2011-2016.

Việc doanh nghiệp đã thông báo mua lại cổ phiếu nhưng sau đó lại không thực hiện mua lại đã tác động trực tiếp trong ngắn hạn đến biến động giá của doanh nghiệp. Để phân tích tác động này, tác giả sẽ xem xét biến động giá cổ phiếu trong vòng 11 ngày trong đó có 5 ngày thực hiện trước thông báo mua lại, ngày thông báo mua lại và 5 ngày sau khi không thực hiện thông báo mua lại. Công thức theo dõi biến động giá của cổ phiếu cho từng ngày trong vòng 11 ngày được cho như sau:

Trong đó:

i : Là biến động giá cổ phiếu ngày i.

Pi : Là giá cổ phiếu (giá đóng cửa) ngày i.

Pi-1 : Là giá cổ phiếu (giá đóng cửa) ngày i-1.

i : Là các số nguyên nằm trong khoảng từ -5 đến +5.

Ngày 0 : Là ngày kết thúc thực hiện thông báo mua lại cổ phiếu. Nếu ngày này rơi vào ngày nghỉ (thứ bảy, chủ nhật hoặc các ngày nghỉ lễ theo quy định của Nhà nước) thì sẽ được tính vào ngày làm việc tiếp theo gần nhất.

Như đã nêu ở trên, giai đoạn 2011-2016 trên sàn HoSE có 16 công ty không thực hiện thông báo mua lại cổ phiếu, và trên sàn HNX có 14 công ty không thực hiện mua lại cổ phiếu. Như vậy xét trên cả 2 sàn có 30 công ty không thực hiện thông báo mua lại cổ phiếu, con số này khá ít do vậy tác giả sẽ xem xét chung biến động giá trong 11 ngày của cả 2 sàn, biểu đố biến động giá được thể hiện bởi bảng dưới đây:

Hình 2.3 Biến động giá các công ty không thực hiện mua lại cổ phiếu trên cả 2 sàn HoSE và HNX trong giai đoạn 2011-2016

Trong 11 ngày khảo sát biến động giá, có thể thấy số lượng ngày giá cổ phiếu giảm đã chiếm áp đảo so với số lượng ngày giá cổ phiếu tăng, cụ thể hơn là có 7 ngày giá cổ phiếu giảm trong đó chỉ có 4 ngày giá cổ phiếu tăng. Sau khi công ty không thực hiện thông báo mua lại cổ phiếu, trong 5 ngày trước ngày thông báo mua lại có đến 3 ngày giá cổ phiếu giảm, mức giảm khá mạnh lần lượt là 0,76%, 0,63%, 0,77%, đây là các mức giảm lớn nhất trong 11 ngày khảo sát, các mức giảm này cho thấy nhà đầu tư

-0.76% 0.09% -0.63% -0.77% 0.04% -0.33% 0.15% -0.17% 0.50% -0.10% -0.57% -1.00% -0.80% -0.60% -0.40% -0.20% 0.00% 0.20% 0.40% 0.60% -5 -4 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5

muốn tháo chạy khỏi cổ phiếu này do không còn kì vọng cổ phiếu được mua vào. Sau ngày thông báo mua lại cổ phiếu giá cổ phiếu này vẫn giữ đà giảm khi với các mức giảm là 0,33% vào ngày thông báo mua lại cổ phiếu, giảm 0,17%, 0,1% và 0,57%, tuy các mức giảm này đã nhỏ hơn so với các mức giảm trước ngày thông báo mua lại cổ phiếu song vẫn cho thấy việc cổ phiếu này bị bán ra mạnh. Trong 11 ngày theo dõi biến động giá chỉ có 4 ngày là giá cổ phiếu tăng song mức tăng giá của cổ phiếu là không đáng kể. Trước ngày thông báo mua lại cổ phiếu, có 2 ngày cổ phiếu tăng giá với mức tăng là 0,09% và 0,04%, 2 mức tăng này rất thấp được coi là ngày hồi lại giá của cổ phiếu sau khi giảm 3 ngày với mức giảm mạnh. Sau ngày thông báo mua lại cổ phiếu có 2 ngày cổ phiếu tăng giá với mức tăng là 0,15% và 0,5%, ngày tăng giá 0,5% được cho là ngày tăng nhiều nhất trong 11 ngày theo dõi biến động giá, đây được coi là ngày hồi giá sau chuỗi nhiều ngày giảm điểm trước đó của giá cổ phiếu.

Việc doanh nghiệp đã thông báo mua lại cổ phiếu sau đó lại không thực hiện mua lại cổ phiếu đã gây ra các phản ứng tiêu cực từ phía nhà đầu tư, đặc biệt là sự mất niềm tin vào uy tín của doanh nghiệp. Xét trên một khía cạnh nào đó hành động này được xem thao túng giá trên thị trường, cố tình đưa ra các tin tức giao dịch trên thị trường để lừa dối nhà đầu tư. Với các nhà đầu tư có sự tin tưởng với việc doanh nghiệp sẽ thực hiện việc mua lại cổ phiếu, nhưng doanh nghiệp lại không thực hiện đúng như cam kết dễ dẫn đến việc gây ra các bất đồng giữa doanh nghiệp và nhà đầu tư. Tuy nhiên ở Việt Nam, chưa có các quy định nào cụ thể trong các văn bản luật chứng khoán đưa ra các biện pháp bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư trong trường hợp này. Do vậy đây cũng chính là điều thiệt thòi mà nhà đầu tư gánh phải khi giao dịch cổ phiếu đối với doanh nghiệp có hành vi xấu muốn thao túng giá cổ phiếu trên thị trường. Ở Việt Nam các biện pháp kỉ luật với doanh nghiệp không thực hiện mua lại còn nhẹ nên chưa có tính chất răn đe đối với doanh nghiệp, việc thao túng giá vẫn diễn ra thường xuyên trên thị trường chứng khoán qua nhiều năm nay và chưa có các biện pháp giải quyết triệt để. Điều này đặt ra một vấn đề lớn khi mà nền chứng khoán non trẻ của Việt Nam hiện

còn đang trong giai đoạn thị trường chứng khoán cận biên và đang cố gắng vươn lên thành thị trường chứng khoán mới nổi, với những chỉ tiêu khá nghiêm ngặt mà trong đó một trong các tiêu chí quan trọng đánh giá nâng cấp thị trường chứng khoán chính là tạo ra sự minh bạch, cam kết thực hiện, và không được thực hiện trái với các cam kết đã thông báo của doanh nghiệp. Về phía doanh nghiệp, khi không thực hiện đúng với các cam kết của mình, sau này rất khó có thể lấy lại lòng tin của nhà đầu tư, đồng thời cũng khó thực hiện được việc mua lại cổ phiếu cho các lần đăng kí sau. Doanh nghiệp nên tìm hiểu lại nguyên nhân của việc không thực hiện lại việc mua lại cổ phiếu, từ đó đưa ra các phương pháp khắc phục cho những lần tiếp theo để không rơi vào các trường hợp tương tự sau này. Để giữ uy tín của mình, doanh nghiệp nên có thông báo rõ ràng trên website của mình hoặc trang web chính thống được các nhà đầu tư quan tâm giải trình cụ thể về vấn đề không thực hiện lại việc mua lại cổ phiếu, và đưa ra các cam kết chắc chắn thực hiện cho các lần đăng kí thực hiện mua cổ phiếu tiếp theo để giữ uy tín của mình.

Đây cũng là một trong những vấn đề cần đặt ra đối với cơ quan chức năng của thẩm quyền của ngành chứng khoán, cần đặt ra các tiêu chuẩn cụ thể và nghiêm khắc hơn đối với các doanh nghiệp không thực hiện thông báo mua lại cổ phiếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng ngắn hạn của hoạt động mua lại cổ phiếu tại các doanh nghiệp việt nam (Trang 46 - 51)