Xu hướng phát triển của thị trường chứng khoánViệt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng ngắn hạn của hoạt động mua lại cổ phiếu tại các doanh nghiệp việt nam (Trang 60 - 64)

Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng trong hội nhập quốc tế, ngày càng lớn mạnh và trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn đối với nhà đầu tư trong và ngoài nước. Những năm gần đây, nền kinh tế trong nước có nhiều dấu hiệu tăng trưởng tích cực, hứa hẹn nhiều triển vọng lạc quan đối với thị trường chứng khoánViệt Nam.

2016 là năm có nhiều khởi sắc đối với thị trường chứng khoán Việt Nam. thị trường chứng khoán Việt Nam đã duy trì được tốc độ tăng trưởng tốt và lọt vào “Top” 5 thị trường có mức tăng trưởng cao nhất tại khu vực Đông Nam Á. Năm 2016, công tác huy động vốn qua thị trường chứng khoán đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Tổng mức huy động vốn trên thị trường chứng khoán ước đạt 348 nghìn tỷ đồng, tăng 54% so với cùng kỳ năm 2015. Tổng giá trị thu được qua cổ phần hóa, thoái vốn trên thị trường chứng khoán đạt khoảng trên 20 nghìn tỷ đồng, tỷ lệ thành công tăng từ 40% lên 64%.

Chỉ số VN-Index đã tăng 15% trong năm 2016, với mức vốn hóa thị trường đạt 1.923 nghìn tỷ đồng, tương đương 46% GDP, tăng 40%. Thanh khoản thị trường tăng mạnh, quy mô giao dịch bình quân đạt 6.888 tỷ đồng/phiên, tăng 39% so với cuối năm 2015. Quy mô thị trường chứng khoán ngày càng được mở rộng, trong năm 2016, có 695 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên hai sàn, 377 cổ phiếu đăng k giao dịch trên UPCoM, nâng tổng giá trị niêm yết trên toàn thị trường lên 712 nghìn tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty niêm yết đều có kết quả khả quan, một số chỉ tiêu về doanh thu, hàng tồn kho và chi phí tài chính… đã được cải thiện hơn.

Tiếp nối thành công của năm 2016, trong qu I/2017, chỉ số VN-Index đã tăng 7,7% so với quý I/2016. Trong phiên giao dịch 24/3/2017, VN-Index cũng đã vượt đỉnh cao nhất 9 năm qua (đạt 722,14 điểm). Thị trường cổ phiếu đã đạt tốc độ tăng trưởng trung bình gần 50%/năm trong 10 năm trở lại đây. Điều này cho thấy, thị trường chứng khoán ngày càng có vai trò quan trọng và góp phần định hình cấu trúc hệ thống tài chính hiện đại theo thông lệ các thị trường phát triển, qua đó bảo đảm sự ổn định, bền vững của hệ thống tài chính. Cùng với đó, tính minh bạch của các công ty niêm yết đã được cải thiện đáng kể, trong đó doanh nghiệp đã quan tâm nhiều đến quản trị công ty, phát triển bền vững. thị trường chứng khoán cũng đã thể hiện được vai trò rất tốt trong công tác thúc đẩy quá trình cổ phần hóa hiệu quả hơn.

Năm 2017, kinh tế vĩ mô trong nước tiếp tục ổn định và có mức phục hồi cao hơn trong năm 2016. Nền kinh tế trong nước với nhiều điều kiện thuận lợi như: Tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt Nam vẫn giữ nhịp tăng trưởng ở mức cao; Làn sóng doanh nghiệp lên sàn mạnh mẽ; Đà tăng trưởng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tích cực; Lạm phát được kiểm soát ở mức hợp lý; Tín dụng tăng trưởng tốt, môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện... là những động lực cho thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trưởng và thu hút các nhà đầu tư.

Hiện tại thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang ở thị trường chứng khoán cận biên, với các lợi thế về tăng trưởng GDP và việc thúc đẩy phát triển kinh tế, mở rộng quan hệ giao thương tự do giữa các nước thông qua kí kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương, Việt Nam mong muốn trong thời gian tới đây thị trường chứng khoán sẽ được nâng hạng thị trường lên thị trường chứng khoán mới nổi.Việc nâng hạng thị trường phải được dựa trên những tiêu chí được chuẩn hoá, quy trình khách quan, những bằng chứng và công bố thông tin minh bạch. Tuy về mặt lí thuyết Việt Nam đã đủ điều kiện, nhưng còn sơ khai, chưa đảm bảo được yếu tố an toàn và bền vững, nên chưa thực sự được nâng hạng. Trong trường hợp khả quan nhất, thị trường chứng khoán Việt Nam có thể có thể được xem xét vào thị trường mới nổi vào khoảng tháng 6 năm 2019 và năm 2020 sẽ được nâng hạng. Đây được coi là một

bước tiến rất quan trọng của thị trường chứng khoán Việt Nam trong suốt 20 năm qua, và với việc được nâng hạng thị trường, một dòng vốn mới có thể sẽ vào Việt Nam để “đi tắt, đón đầu”. Các dòng vốn tiếp theo từ các quỹ đầu tư khác nhau ở cả trong nước và nước ngoài sẽ được đầu tư thêm vào trong thị trường chứng khoán.

Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện tại đang từng bước phát triển hơn nữa nhưng so với thị trường chứng khoán toàn cầu thì thị trường này còn khá sơ khai và bị ảnh hưởng bởi vận động chung từ thị trường chứng khoán ở các nước phát triển và thị trường chứng khoán toàn cầu. Với sự phát triển của chứng khoán toàn cầu hiện này, chứng khoán Việt Nam hiện đang có tốc độ phát triển nhanh hơn tốc độ phát triển trung bình của chứng khoán tòan cầu.

Để tránh xảy ra tình trạng chứng khoán lao dốc như những năm 2007-2008 trước đây, là lúc chứng khoán phát triển nhưng không có cở sở vững chắc để tạo đà tăng ổn định. Do vậy sau khi chỉ số VNINDEX tạo đỉnh 1170 điểm đã chứng kiến một thời gian lao dốc kéo dài đến hết năm 2008 về mốc quanh 400 điểm, giá cổ phiếu giảm mạnh, khối lượng giao dịch giảm đột biến trong nhiều phiên, các nhà đầu tư không bán được cổ phiếu, hiện tượng bong bóng xảy ra. Nhằm tránh khả năng rủi ro cao trong quá trình đầu tư chứng khoán như lịch sử chứng khoán giai đoạn 2007-2008, thị trường chứng khoán VIệt Nam đã tạo ra một kênh đầu tư chứng khoán mới được bắt đầu giao dịch vào ngày 10 tháng 8 năm 2017 đầy là giao dịch chứng khoán phái sinh. Chứng khoán phái sinh đem lại nhiều điểm hấp dẫn cho nhà đầu tư với các lợi ích sau đây:

- Chứng khoán phái sinh tiếp cận tới mọi đối tượng mong muốn giao dịch: những nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro; nhà đầu cơ và nhà kinh doanh chênh lệch giá.

Những nhà đầu tư cần có một lượng tài sản cơ sở nhất định (chứng khoán; hàng hóa…) trong tương lai và dự đoán thị trường lên sẽ tham gia mua hợp đồng tương lai với giá tài sản cơ sở được xác định tại thời điểm hiện tại để dự phòng rủi ro tăng giá tài sản cơ sở. Và ngược lại những nhà đầu tư đang hoặc sẽ có một lượng tài sản nhất định

có thể chuyển toàn bộ rủi ro về biến động giá bằng bán trước số hàng hóa đó trên thị trường giao dịch tương lai.

Những nhà đầu cơ là những người không có nhu cầu thực tế mua/bán loại tài sản cơ sở lại tham gia giao dịch chứng khoán phái sinh nhằm mục đích kiếm lời từ chênh lệch giá mua/bán trên thị trường. Những nhà kinh doanh chênh lệch giá có thể đồng thời kinh doanh trên cả thị trường phái sinh và thị trường tài sản cơ sở để kiếm lợi từ chênh lệch giữa hai thị trường.

Hơn nữa, chứng khoán phái sinh có thể hình thành trên mọi loại tài sản mà có đặc tính từ hàng hóa, cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, tiền tệ, … tới các tài sản phi tài chính như thời tiết, khí Carbon… Chúng ta đang chuyển từ thế giới giao dịch hàng hóa hiện vật sang thế giới giao dịch hàng hóa vô hình. Và chứng khoán phái sinh tiếp cận tới mọi nhu cầu.

- Tổng số lượng chứng khoán phái sinh không bị hạn chế. Nếu như trên thị trường

cổ phiếu, số lượng giao dịch cổ phiếu phụ thuộc vào số cổ phiếu được phát hành (cụ thể hơn nữa là số cổ phiếu đang lưu hành) thì trên thị trường phái sinh, số lượng chứng khoán phái sinh là không bị giới hạn mà phụ thuộc hoàn toàn vào nhu cầu của nhà đầu tư.

- Nhà đầu tư có thể bán các chứng khoán phái sinh khi không sở hữu tài sản cơ sở hay thị trường chứng khoán phái sinh cho phép bán khống.

- Chứng khoán phái sinh đem lại đòn bẩy tài chính thông qua quy định về ký quỹ. Nhà đầu tư chỉ phải bỏ ra một số tiền ký quỹ bằng một phần giá trị của hợp đồng chứng khoán phái sinh mà nhà đầu tư muốn giao dịch trong khi trên thị trường chứng khoán, nếu muốn mua chứng khoán nhà đầu tư phải đảm bảo có 100% tiền và muốn bán phải có đủ 100% chứng khoán trong tài khoản. Đây chính là lợi thế đòn bẩy của chứng khoán phái sinh.

- Các chứng khoán phái sinh chuẩn hóa có tính thanh khoản cao do được niêm yết và giao dịch tập trung trên Sở giao dịch chứng khoán. Vì người mua và người

bán là tập trung nên tạo ra khả năng thanh khoản cao nhất có thể. Hơn nữa, việc định giá, khối lượng và giá trị giao dịch được công bố công khai cũng giúp thị trường minh bạch và tăng thanh khoản.

- Các giao dịch chứng khoán phái sinh được Trung tâm bù trừ bảo đảm thực hiện.

Trong trường hợp một trong hai bên của giao dịch (người mua hoặc người bán) mất khả năng thanh toán, Trung tâm bù trừ - Bộ phận thanh toán không thể thiếu cho thị trường chứng khoán phái sinh sẽ đứng ra bảo đảm thanh toán cho bên còn lại. Đây là một ưu điểm vượt trội của các chứng khoán phái sinh được chuẩn hóa, niêm yết và giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán.

Đối với Việt Nam, theo Quyết định 366/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Xây dựng và Phát triển thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam thì giao dịch các chứng khoán phái sinh sẽ chính thức vận hành vào đầu năm 2017, công chúng đầu tư Việt Nam sẽ có cơ hội đầu tư, kinh doanh một loại công cụ mới hấp dẫn như đã đề cập ở trên. Tuy bước đầu chỉ là hai sản phẩm: Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu và Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam cho thấy đang chuyển mình sang một giai đoạn mới với các công cụ đầu tư đa dạng, phức tạp.

Sản phẩm chứng khoán phái sinh tuy chỉ mới bắt đầu và chậm hơn so với các quốc gia Đông Nam Á khác, nhưng số lượng tài khoản đăng kí chứng khoán phái sinh lại gia tăng nhanh hơn ở các quốc gia khác, ví dụ như Thải Lan. Trong tương lai chứng khoán Việt Nam sẽ tiến hành mở rộng hơn nữa sản phẩm chứng khoán phái sinh, tạo ra nhiều kênh đầu tư khác nhau, giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng ngắn hạn của hoạt động mua lại cổ phiếu tại các doanh nghiệp việt nam (Trang 60 - 64)