Thách thức của thị trường chứng khoán đối với doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng ngắn hạn của hoạt động mua lại cổ phiếu tại các doanh nghiệp việt nam (Trang 69 - 72)

Tuy các năm gần đây, thị trường chứng khoán có xu hướng phát triển mạnh mẽ, song ngoài những cơ hội mà thị trường chứng khoán đang có kèm theo đó không ít những thách thức, khó khăn luôn tiềm ẩn bên cạnh những cơ hội.Trong trường hợp xấu nhất nếu không giải quyết được các thách thức này, thị trường chứng khoán Việt Nam có thể tăng trưởng chậm lại trong tương lai gần nhất.

Thị trường chứng khoán đã có đợt tăng nóng vào năm 2017 và qu I năm 2018, khi chỉ số VNINDEX đã chạm đỉnh cũ lịch sử năm 2007 là 1170 điểm, sự tăng trưởng này được coi là bền vững và không giống như sự tăng trưởng của năm 2007, tuy nhiên với mức định giá cao và tâm lí lạc quan thái quá của nhà đầu tư có thể có thể khiến cho thị trường dự đoán sẽ có đợt sụt giảm mạnh về mốc 990 điểm, và như vậy nguy cơ vốn hoá của thị trường có thể giảm đi khá mạnh nếu như dự báo này xảy ra. Tâm lí nhà đầu tư có thể sẽ bị mất niềm tin vào thị trường dẫn đến rút vốn khỏi thị trường chứng khoán. Một dòng tiền lớn sẽ đi ra khỏi thị trường có thể làm cho thị trường chứng khoán suy yếu đi và cần một thời gian dài tích luỹ mới hồi phục lại và tiếp tục phát triển tiếp, dẫn đến công cuộc nâng hạng của thị trường chứng khoán Việt Nam cũng gặp khó khăn hơn.

Sự minh bạch trong báo cáo tài chính, minh bạch trong các thông báo của doanh nghiệp là yếu tố để nhà đầu tư đánh giá và đưa ra các quyết định đầu tư. Tuy nhiên để có thể thu hút nguồn vốn từ nhà đầu tư cho doanh nghiệp mà không ít doanh nghiệp đã cố tình làm lệch lạc đi các số liệu trong báo cáo tài chính, đưa ra các thông tin không

có kiểm định trên thị trường nhằm đánh lạc hướng nhà đầu tư. Từ năm 2015, chất lượng báo cáo tài chính của các công ty niêm yết dù đã có cải thiện đáng ghi nhận, do Thông tư số 200/2014/TT-BTC (Thông tư 200) của Bộ Tài chính được ban hành ngày 22/12/2014 về việc hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp có hiệu lực, các nghiệp vụ kinh tế đã được phản ánh đúng bản chất hơn, các thông tin trình bày trên báo cáo tài chính đầy đủ hơn, chất lượng hơn. Tuy nhiên, số liệu thống kê mới đây nhất cho thấy, vẫn có tình trạng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trước và sau kiểm toán có sự chênh lệch lớn như lãi thành lỗ hoặc ngược lại. Việc báo cáo tài chính của các doanh nghiệp trở nên không minh bạch sẽ khiến cho các nhà đầu tư cả trong nước và nước ngoài có một cái nhìn thiếu tin tưởng đối với doanh nghiệp, và thường sẽ thận trọng hơn với các quyết định đầu tư của mình.

Theo đánh giá của IMF về thực hiện các mục tiêu và nguyên tắc quản lý chứng khoán của IOSCO, Việt Nam hiện chưa thực hiện Nguyên tắc 18 “Các chuẩn mực kế toán được tổ chức phát hành sử dụng để chuẩn bị các báo cáo tài chính cần phải có chất lượng cao và được quốc tế chấp nhận”. Cụ thể, một số chuẩn mực kế toán của Việt Nam đã lạc hậu, bị các thành viên thị trường xem là không đáng tin cậy, và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chưa đưa ra lộ trình thời gian để cập nhật và đưa những tiêu chuẩn đó vào khuôn khổ tuân thủ tốt hơn theo thông lệ quốc tế hay áp dụng Hệ thống báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). IMF khuyến nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Bộ Tài chính cần cân nhắc ngay việc cho phép các công ty niêm yết sử dụng IFRS trên cơ sở tự nguyện (hiện nay, đối với các công ty niêm yết hoặc các công ty chào bán cho nhà đầu tư nước ngoài muốn áp dụng IFRS, thì Việt Nam yêu cầu công khai cả phương pháp kế toán VAS và IFRS và sự đối chiếu giữa hai phương pháp này). Nếu các báo cáo tài chính không được công khai minh bạch và thiếu chất lượng thì đây chính là điểm yếu để các nhà đầu tư ngoại xem xét khi đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sang năm 2018, dự báo thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn. Đối với triển vọng trong nước, theo dự báo của các tổ chức tài chính quốc tế cũng như trong nước, triển vọng kinh tế Việt Nam trong trung hạn được đánh giá là tích cực, tuy nhiên tăng trưởng năm 2018 dự kiến cũng chỉ quanh mức tăng tưởng của năm 2017 là 6,7%. Trong khi đó, đà phục hồi kinh tế thế giới vẫn còn chậm, nền kinh tế Mỹ có sự hồi phục nhưng kinh tế Trung Quốc vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thông tin mới nhất gần đây cho thấy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ tăng lãi suất lần 4 trong năm 2018, do vậy không loại trừ khả năng vốn nhà đầu tư nước ngoài rút khỏi các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam, để chuyển về Mỹ. Do các yếu tố cơ bản nêu trên, thị trường chứng khoán Việt Nam được dự báo có ít khả năng tăng điểm mạnh (ngoại trừ xuất hiện nguyên nhân đặc biệt) trong các năm tiếp theo. Thị trường chứng khoán sụt giảm, bị thiệt thòi nhất chính là các doanh nghiệp Việt Nam và nhà đầu tư.

Trong khi thị trường chứng khoán trong nước vẫn đang cố gắng tăng trưởng và chỉ số VNINDEX liên tục xác lập các kỉ lục mới thì trên thế giới đã có những bất ổn cả về chính trị lẫn kinh tế. Đây có thể là những mối đe doạ trực tiếp trong tương lai đối với kinh tế toàn cầu nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng, và cũng ảnh hưởng trực tiếp vào trong thị trường chứng khoán. Thông tin chính trị cho thấy rằng Venezuela đã chính thức vỡ nợ. Chính phủ không còn đủ tiền để chi trả các khoản nợ. Venezuela không có nguồn thu nhập đáng kể nào ngoài xuất khẩu dầu mỏ. Chính phủ nước này từ nhiều năm nay đã không thể cung cấp đủ lương thực và thuốc men cho người dân. Hậu quả là người Venezuela phải xếp hàng nhiều giờ để chờ mua thực phẩm và nằm trong các bệnh viện thiếu thuốc men, thiết bị, thiếu thốn vật phẩm rất nhiều. Ngoài các khoản nợ trái phiếu, Venezuela còn nợ tiền Trung Quốc, Nga, các hãng cung cấp dịch vụ dầu mỏ, các hãng hàng không Mỹ và nhiều tổ chức khác. Ngân hàng trung ương nước này hiện chỉ còn 9,6 tỷ USD dự trữ ngoại hối, vì đã rút dần những năm qua để trả nợ. Ngoài ra, chính quyền Tổng thống Mỹ - Donald Trump còn áp các lệnh trừng phạt tài chính lên Venezuela và PDVSA, cấm các ngân hàng Mỹ giao dịch hoặc đầu tư vào trái phiếu phát hành mới của Venezuela. Đồng bolivar của Venezuela đang mất giá kỷ lục, với 1

USD đổi được 55.200 bolivar. Con số này hồi đàu năm 2017 chỉ là 3.200 bolivar. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng dự báo lạm phát tại đây sẽ tăng lên 2.300% năm 2018.

Ngoài ra quan hệ căng thăng giữa Mỹ và Trung Quốc và các quốc gia khác đang ngày càng căng thẳng hơn khi Mỹ áp giá thuế thép và nhôm lên nhiều quốc gia nhằm bảo hộ thép và nhôm trong nước. Để đáp lại hành động này, Trung Quốc cũng đã đưa ra danh sách một loạt các sản phẩm bị áp mức thuế cao đối với Mỹ. Đây được xem như những hành động đầu tiên khởi động cho chiến tranh thương mại. Nếu không giải quyết được các căng thẳng và mâu thuẫn đang diễn ra thì rất có thể thế giới sẽ phải đối mặt với một cuộc chiến thương mại toàn cầu, mà ở đó Việt Nam cũng sẽ bị tổn thất rất nặng nề do bị áp thuế từ các nước.

3.2 Đề xuất các giải pháp nhằm quản lí hoạt động mua lại trên thị trƣờng Chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng ngắn hạn của hoạt động mua lại cổ phiếu tại các doanh nghiệp việt nam (Trang 69 - 72)