Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản trị tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản trị tài chính đối với công ty cổ phần traphaco (Trang 41 - 44)

Sự ổn định của nền kinh tế

Sự ổn định hay không ổn định của nền kinh tế, của thị trường có ảnh hưởng trực tiếp tới mức doanh thu của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới nhu cầu về vốn kinh doanh. Những biến động của nền kinh tế có thể gây lên những rủi ro trong kinh doanh mà các nhà quản trị tài chính phải lường trước, những rủi ro đó có ảnh hưởng tới các khoản chi phí về đầu tư, chi phí trả lãi vay hay tiền thuê nhà xưởng, máy móc thiết bị, tìm nguồn tài trợ,...

Nếu nền kinh tế ổn định và tăng trưởng với một tốc độ nào đó thì doanh nghiệp muốn duy trì và giữ vững vị trí của mình cũng phải phấn đấu để phát triển với nhịp độ tương đương. Khi doanh thu tăng lên sẽ dẫn đến việc gia tăng tài sản,

các khoản phải thu và các loại tài sản khác. Khi đó, các nhà quản trị tài chính phải tìm nguồn tài trợ cho sự mở rộng sản xuất, sự tăng tài sản đó.

Chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước đối với các DN

Với sự phát triển của môi trường đầu tư và tài chính toàn cầu ngày nay, để đảm bảo thu hút nguồn vốn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước một cách hiệu quả, cũng như việc quản lý các nguồn lực tài chính trong doanh nghiệp được nâng cao, các cơ quan xây dựng luật pháp phải đảm bảo rằng, những quy định về quản trị doanh nghiệp và khuôn khổ pháp lý đã ban hành phải phù hợp với thông lệ quốc tế tốt nhất.

Tuy nhiên nhà nước đã có những chính sách tốt thúc đẩy tăng trưởng của các doanh nghiệp như sửa đổi lại luật doanh nghiệp, sửa đổi luật đất đai, chính sách tài chính, tín dụng... theo hướng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được quyền tiếp cận vốn, được sử dụng tài sản là đất đai, tài sản từ vốn vay để thế chấp, chuyển nhượng, được hỗ trợ về vốn, đào tạo, công nghệ. Đồng thời chính phủ cũng làm việc nhiều lần với các tốp đoàn, tổng công ty để lắng nghe sớm giải quyết vướng mắc cho các doanh nghiệp về vốn, sử dụng vốn cũng như nguồn lực tài chính. Tất cả những tác động này nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động tốt nâng cao việc sử dụng nguồn lực tài chính của DN.

Nhưng với những yếu kém trong chuẩn mực kế toán, chế tài xử lý khi vi phạm và độ tin cậy thấp của các báo cáo tài chính đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc nâng cao hiệu quả quản lý tài chính trong doanh nghiệp. Vì vậy, vấn đề cấp bách là nhà nước cần thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc về minh bạch hoá thông tin, kế toán, kiểm toán; Rà soát và xử lý các yếu kém và sai phạm trong các ngành nghề có liên quan tới các lĩnh vực này; Hoàn thiện hệ thống công khai thông tin, nâng cao chất lượng, độ tin cậy và chuẩn hoá nội dung thông tin công bố. Vấn đề quan trọng khác là cần nhanh chóng xây dựng khung pháp lý phát triển doanh nghiệp định mức tín nhiệm chuyên nghiệp, độc lập; Hỗ trợ các dịch vụ phân tích và dự báo thị

trường. Làm được điều này sẽ góp phần to lớn cho các doanh nghiệp nâng cao được hiệu quả sử dụng và quản lý nguồn tài chính trong doanh nghiệp.

Với bất kỳ sự thay đổi nào trong chế độ, chính sách hiện hành sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả quản lý tài chính nói riêng. Sự nhất quản trong chủ trương đường lối cơ bản Nhà nước luôn là yếu tố tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh và có điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và quản lý nguồn tài chính. Hệ thống tài chính tiền tệ, vấn đề lạm phát, thất nghiệp và các chính sách tài khoá của Chính phủ có thể tác động lớn đến quá trình quyết định kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Tác động của thị trường

Tác động của thị trường ảnh hưởng tới quản lý tài chính chủ yếu là yếu tố giá cả. Tuy nhiên với tình hình hiện nay giá cả các yếu tố đầu vào leo thang làm cho chi phí sản xuất tăng lên. Đồng thời, tỷ lệ lạm phát có xu hướng tăng, nguồn vốn đầu tư bị giảm, thu nhập của người lao động và các tầng lớp dân cư không tăng làm cho sức mua giảm, lượng hàng tiêu thụ sẽ giảm, giá bán không bù đắp được chi phí sản xuất, kinh doanh. Khi đó lượng tiền vào doanh nghiệp (số thu) nhỏ hơn lượng tiền ra khỏi doanh nghiệp (số chi) đến hạn. Tình trạng mất cân đối về dòng tiền đã xảy ra. Sự mất cân đối này tiềm ẩn một rủi ro lớn đối với hoạt động kinh doanh. Do thiếu tiền, việc mua nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu... phục vụ cho sản xuất kinh doanh có thể bị dừng lại, dẫn đến ngừng sản xuất, kinh doanh; tiền lương của công nhân và các khoản vay (nếu có) không được trả đúng hạn ảnh hưởng lớn tới uy tín của DN.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRAPHACO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản trị tài chính đối với công ty cổ phần traphaco (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)