Công tác phân tích tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản trị tài chính đối với công ty cổ phần traphaco (Trang 59 - 75)

2.2.3.1. Nhận xét chung công tác phân tích tài chính tại Công ty

Hiện tại, công tác phân tích tài chính của Công ty đã được thực hiện đều đặn hàng năm qua việc tổng hợp thành các báo cáo đáp ứng yêu cầu của các cấp quản lý

đều có được những thông tin khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh và tài chính của Công ty. Công ty hiện nay vẫn mới chỉ áp dụng hai phương pháp phân tích truyền thống là phương pháp phân tích tỷ lệ và phương pháp phân tích so sánh. Hai phương pháp này chỉ dừng lại ở mức độ phân tích theo chiều ngang để biết được quy mô và tốc độ tăng giảm của từng chỉ tiêu theo thời gian.

Ngoài ra, phương pháp phân tích kết cấu theo tỷ trọng của từng chỉ tiêu trong tổng số cũng có được áp dụng nhưng chưa thực sự nhằm mục đích khai thác một cách có hiệu quả nguồn dữ liệu đã thu thập được mà chỉ để phục vụ công tác lập báo cáo tài chính là chủ yếu. Việc đánh giá khả năng sinh lời và mức độ rủi ro về tài chính vẫn là khâu yếu nhất trong phân tích tài chính Công ty. Các tỷ số tài chính được tính và phân tích vẫn còn rời rạc mà chưa thực hiện áp dụng phân tích theo mô hình về mối liên hệ giữa các tỷ số.

2.2.3.2. Đánh giá tình hình quản trị tài chính tại Công ty qua các chỉ tiêu định tính

Để có thể hiểu được tình hình tài chính của Công ty CP Traphaco cũng như có cơ sở đánh giá hiệu quả quản trị tài chính của Công ty, ta sẽ phân tích một số chỉ tiêu định tính cụ thể về tình hình tài chính Công ty như dưới đây:

Bảng 2.8: Bảng cân đối kế toán công ty cổ phần Traphaco năm 2016-2018 ĐVT: triệu đồng 2018 2017 2016 Chênh lệch tuyệt đối 2018/2017 Chênh lệch tương đối 2018/2017 Chênh lệch tuyệt đối 2017/2016 Chênh lệch tương đối 2017/2016 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 1.589.862 1.509.702 1.377.454 80.160 5.31% 132.248 9.60% Tài sản ngắn hạn 859.394 745.856 841.551 113.538 15.22% -95.695 -11.37% Tiền và các khoản tương đương tiền 316.134 160.904 204.507 155.230 96.47% -43.603 -21.32%

Tiền 183.434 156.204 133.772 27.230 17.43% 22.432 16.77%

Các khoản tương đương tiền 132.700 4.700 70.735 128.000 2723.40% -66.035 -93.36% Các khoản đầu tư tài chính ngắn

hạn 9.400 8.600 10.600 800 9.30% -2.000 -18.87%

Đầu tư giữ đến ngày đáo hạn 9.400 8.600 10.600 800 9.30% -2.000 -18.87% Các khoản phải thu ngắn hạn 153.573 200.063 291.661 -46.490 -23.24% -91.598 -31.41% Phải thu khách hàng 119.920 131.074 143.073 -11.154 -8.51% -11.999 -8.39%

Trả trước cho người bán 27.024 26.088 118.238 936 3.59% -92.150 -77.94% Các khoản phải thu khác 9.418 46.977 33.582 -37.559 -79.95% 13.395 39.89% Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi -3.532 -4.819 -3.975 1.287 -26.71% -844 21.23%

Tài sản thiếu chờ xử lý 743 743 743 0 0.00% 0 0.00%

Hàng tồn kho 337.533 332.831 305.364 4.702 1.41% 27.467 8.99%

Hàng tồn kho 340.215 334.029 306.311 6.186 1.85% 27.718 9.05%

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho -2.683 -1.199 -947 -1.484 123.77% -252 26.61% Tài sản ngắn hạn khác 42.755 43.459 29.419 -704 -1.62% 14.040 47.72% Chi phí trả trước ngắn hạn 3.154 4.851 4.472 -1.697 -34.98% 379 8.47% Thuế GTGT được khấu trừ 38.882 37.369 24.844 1.513 4.05% 12.525 50.41% Thuế và các khoản khác phải thu Nhà

nước 719 1.239 103 -520 -41.97% 1.136 1102.91%

Tài sản dài hạn 730.468 763.846 535.902 -33.378 -4.37% 227.944 42.53%

Tài sản cố định 656.016 685.451 245.196 -29.435 -4.29% 440.255 179.55%

Bất động sản đầu tư 0 0 0 0 0.00% 0 0.00%

Tài sản dở dang dài hạn 13.862 25.249 264.028 -11.387 -45.10% -238.779 -90.44% Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 500 500 4.807 0 0.00% -4.307 -89.60% Tài sản dài hạn khác 60.090 52.645 21.380 7.445 14.14% 31.265 146.23% TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 1.589.862 1.509.702 1.377.454 80.160 5.31% 132.248 9.60% Nợ phải trả 482.648 390.854 362.691 91.794 23.49% 28.163 7.77% Nợ ngắn hạn 312.184 380.753 354.737 -68.569 -18.01% 26.016 7.33% Vay và nợ ngắn hạn 36.499 27.031 7.186 9.468 35.03% 19.845 276.16% Phải trả người bán 90.477 119.423 150.998 -28.946 -24.24% -31.575 -20.91%

Người mua trả tiền trước 290 576 419 -286 -49.65% 157 37.47%

Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 25.808 53.796 28.796 -27.988 -52.03% 25.000 86.82% Phải trả người lao động 39.971 46.395 46.403 -6.424 -13.85% -8 -0.02%

Các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn

khác 91.448 89.505 75.179 1.943 2.17% 14.326 19.06%

Quỹ khen thưởng. phúc lợi 4.253 1.416 3.198 2.837 200.35% -1.782 -55.72%

Nợ dài hạn 170.464 10.101 7.954 160.363 1587.60% 2.147 26.99% Phải trả dài hạn khác 60 60 90 0 0.00% -30 -33.33% Vay và nợ dài hạn 170.404 10.041 7.864 160.363 1597.08% 2.177 27.68% Vốn chủ sở hữu 1.107.214 1.118.848 1.014.763 -11.634 -1.04% 104.085 10.26% Vốn và các quỹ 1.106.060 1.117.492 1.013.134 -11.432 -1.02% 104.358 10.30% Vốn góp 414.537 414.537 345.455 0 0.00% 69.082 20.00% Cổ phiếu phổ thông 414.537 414.537 345.455 0 0.00% 69.082 20.00% Thặng dư vốn cổ phần 133.022 133.022 153.747 0 0.00% -20.725 -13.48% Vốn khác của chủ sở hữu 9.653 0 0 9.653 100% 0 0.00% Cổ phiếu quỹ -4 -4 -4 0 0.00% 0 0.00% Các Quỹ 366.638 325.267 312.754 41.371 12.72% 12.513 4.00%

Quỹ đầu tư phát triển 366.638 325.267 312.754 41.371 12.72% 12.513 4.00% Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 95.763 156.680 115.512 -60.917 -38.88% 41.168 35.64% Lợi ích cổ đông không kiểm soát 86.451 87.990 85.669 -1.539 -1.75% 2.321 2.71%

Nguồn kinh phí và quỹ khác 1.154 1.356 1.629 -202 -14.90% -273 -16.76% Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 1.154 1.356 1.629 -202 -14.90% -273 -16.76%

Bảng 2.9: Bảng kết quả kinh doanh công ty cổ phần Traphaco năm 2016-2018

ĐVT: triệu đồng

2018 2017 2016

TỔNG DOANH THU HOẠT ĐỘNG

KINH DOANH 1.808.372 1.880.139 2.005.540

Các khoản giảm trừ doanh thu 10.023 9.697 7.206 Doanh thu thuần 1.798. 350 1.870.442 1.998.334

Giá vốn hàng bán 863.659 829.784 1.003.653

Lợi nhuận gộp 934.691 1.040.658 994.681

Doanh thu hoạt động tài chính 2.482 3.619 15.387

Chi phí tài chính 12.354 2.891 82.652

Trong đó: Chi phí lãi vay 12.204 2.583 898

Lợi nhuận hoặc lỗ trong công ty liên kết 0 -126 72

Chi phí bán hàng 485,529 503.536 464.181

Chi phí quản lý doanh nghiệp 222.452 214.062 182.076 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh

doanh 216.838 323.663 281.231

Thu nhập khác 1.427 1.678 4.764

Chi phí khác 2.055 2.692 2.816

Lợi nhuận khác -628 -1.014 1.948

Lợi nhuận hoặc lỗ trong công ty liên kết

(trước 2015) 0 0 0

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 216.210 322.649 283.179

Chi phí thuế TNDN hiện hành 45.182 62.894 55.784 Chi phí thuế TNDN hoãn lại -3.746 -662 -830 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh

nghiệp 174.773 260.417 228.226

Lợi ích của cổ đông thiểu số 18.496 19.314 17.630 Lợi nhuận sau thuế của Công ty mẹ 156.278 241.103 210.596

Nguồn: Phòng kế toán công ty Traphaco

Chỉ tiêu về kết cấu tài chính, tình hình tài chính của công ty

 Diễn biến tình hình tài sản và kết cấu tài sản của công ty

Thông qua Bảng 2.8, ta thấy tổng tài sản của công ty có sự tăng lên đáng kể từ năm 2016 và đến năm 2017 đã tăng lên 1.509.702 triệu đồng. Như vậy tổng tài sản của công ty đã tăng tương ứng 1 lượng là 132.248 triệu đồng tức là tăng 9.60%. Từ năm 2017 và đến năm 2018 đã tăng lên 1.589.862 triệu đồng. Như vậy tổng tài sản của công ty đã tăng tương ứng 1 lượng là 80.160 triệu đồng tức là tăng 5.31%.

Xét trong mối quan hệ với tốc độ tăng của tiền và các khoản tương đương tiền, ta thấy tốc độ tăng của tiền là giảm lại thất thường, khoảng từ năm 2016 đến 2017 là giảm -21.32%, từ năm 2017 đến 2018 là tăng 96.47%, điều này dẫn đến chưa đảm bảo hệ số thanh toán năm 2017 của công ty. Tuy mức tăng của tiền và các khoản tương đương tiền chưa đạt hiệu quả như ta mong muốn, nhưng ta thấy tiền mặt tăng một lượng là 22.432 triệu đồng từ năm 2016 đến năm 2017 tương ứng 16.77%, từ năm 2017 đến năm 2018 tương ứng 17.3%. Điều này cho thấy công ty đang sử dụng một phương thức thanh toán khá đảm bảo. Nếu công ty luôn giữ một lượng tiền mặt đảm bảo mức tối thiểu của công ty, thì có thể thấy công ty đang tốn dụng tối đa ưu thế của việc thanh toán qua ngân hàng, nhất là lại nhắm mục đích thanh toán chứ không nhằm sinh lời.

Xét trong mối quan hệ với các khoản phải thu: ta thấy các khoản phải thu tăng ngắn hạn giảm từ năm 2016 đến 2017 là giảm -31.41%, từ năm 2017 đến 2018

là giảm -23.24%, và các khoản phải thu ngắn hạn chiếm khoảng 10% tổng tài sản. Đây là một dấu hiệu khá tốt.

Xét trong mối quan hệ với hàng tồn kho: Lượng hàng tồn kho năm 2016 là 305.364 triệu đồng năm 2017 tăng lên 332.831 triệu đồng, tăng 8.99%, năm 2017 là 332.831 triệu đồng năm 2018 tăng lên 337.533 triệu đồng, tăng 1.41%. Vì đặc điểm hàng tồn kho của công ty CP Traphaco là thuốc và nguyên liệu dược nên nếu không được bảo quản tốt thì số hàng này sẽ bị giảm chất lượng. So sánh với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ta thấy năm 2016 không có các khoản giảm trừ (cụ thể hàng bán không bị trả lại), nhưng đến năm 2017 thì khoản mục này lại tăng, điều này rất có thể do hàng hóa ứ đọng lâu ngày. Mặt khác, một khi ứ đọng vốn, đe doạ khả năng quay vòng vốn và còn làm tăng chi phí để bảo quản. Như vậy công ty cần phải xem xét lại chính sách dự trữ hàng hoá hoặc phải có chiến lược bán nhanh số hàng tồn kho, chú ý vấn đề lưu kho để đảm bảo chất lượng hàng hoá.

 Diễn biến nguồn vốn, kết cấu nguồn vốn và tình hình sử dụng nguồn vốn của công ty

Qua bảng 2.8 ta thấy nguồn vốn của công ty có sự tăng lên đáng kể từ năm 2016 và đến năm 2017 đã tăng lên 1.509.702 triệu đồng. Như vậy tổng nguồn vốn của công ty đã tăng tương ứng 1 lượng là 132.248 triệu đồng tức là tăng 9,60% từ năm 2017 và đến năm 2018 đã tăng lên 1.589.862 triệu đồng. Như vậy tổng nguồn vốn của công ty đã tăng tương ứng 1 lượng là 80.160 triệu đồng tức là tăng 5.31%. Xét về mục tiêu tăng trưởng và phát triển thì kết quả này là khả quan, nhưng ta thấy nguồn vốn tăng lên này có các khoản cần lưu ý như khoản vay và nợ ngắn hạn. Năm 2016, vay và nợ ngắn hạn của công ty là 7.186 triệu đồng, năm 2017 vay và nợ ngắn hạn là 27.031 triệu đồng, tăng 276.16%, năm 2018 vay và nợ ngắn hạn là 36.499 triệu đồng, tăng 35.03%. Như vậy, năm 2017 vay và nợ ngắn hạn tăng đột biến so với năm 2016 gấp khoảng 2.7 lần. Điều này là do công ty sử dụng các khoản vay ngắn hạn vào mục đích đầu tư ngắn hạn. Ta thấy tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của công ty cũng tăng lên đáng kể, năm 2007 tăng gấp đôi so với năm 2006, nhưng tăng tương đương với sự tăng lên của nợ ngắn hạn. Việc sử dụng vay ngắn

hạn để đầu tư vào hàng tồn, trong khi hàng tồn kho bị ứ đọng có thể gây ra gánh nặng cho công ty. Để giải quyết vấn đề này, một mặt công ty phải tốn dụng khả năng chiếm dụng vốn của người bán thông qua hình thức trả chậm; mặt khác nên cân đối giữa nợ trung hạn, ngắn hạn để tài trợ cho hàng tồn kho, tránh gây sức ép về khả năng thanh toán của công ty. Nhưng vấn đề tiên quyết vẫn là phải có chính sách quay vòng hàng tồn kho và dự trữ hàng ở một mức hợp lý.

Khả năng cân đối vốn hoặc cơ cấu vốn

Các thông số này phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũng như khả năng sử dụng nợ vay của doanh nghiệp.

Bảng 2.10: Phân tích khái quát khảnăng cân đối vốn hoặc cơ cấu vốn

Chỉ tiêu ĐVT Kết quả 2018 Kết quả 2017 Kết quả 2016 Tỷ số nợ trên tổng tài sản % 30% 26% 26% Tỷ số nợ vốn cổ phần % 44% 35% 36%

Tỷ số cơ cấu tài sản % 54% 49% 61%

Tỷ số cơ cấu nguồn vốn % 70% 74% 74%

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ các bảng phân tích trên

Năm 2016 và 2017 hệ số nợ trên tổng tài sản là 26% tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn vay và 74% còn lại được tài trợ từ nguồn vốn chủ sở hữu. Còn năm 2018 đã tăng lên 30% tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn vay và 70% được tài trợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Như vậy, hệ số nợ trên tổng tài sản có xu hướng tăng lên nhưng tỷ số này vẫn giao động trong khoảng từ 30% - 70%, chứng tỏ công ty vẫn đạt mức an toàn về tài chính.

Năm 2016 tỷ số nợ vốn cổ phần là 36% cho biết các chủ nợ cung cấp 0,36 đồng tài trợ so với mỗi đồng vốn mà cổ đông cung cấp, hay nói cách khác một đồng vốn chủ đang đảm bảo cho 0,36 đồng vốn vay. Năm 2017, các chủ nợ đã cung cấp 35% đồng tài trợ so với mỗi đồng vốn mà cổ đông cung cấp, thấp hơn năm 2016. Nhưng sang đến năm 2018 các chủ nợ đã cung cấp 44% đồng tài trợ so với mỗi

đồng vốn mà cổ đông cung cấp, điều này là một dấu hiệu không tốt, chứng tỏ doanh nghiệp đang ngày càng gia tăng nợ vay để tiến hành sản xuất kinh doanh. Do đó công ty cần phải quan tâm tới tỷ số nợ nếu không có thể dẫn tới mất an toàn tài chính.

Năm 2016 tỷ lệ TSLĐ trong tổng tài sản là 61% còn năm 2017 tỷ lệ này giảm xuống 49%. Đến năm 2018 là 54%. Điều này chứng tỏ TSCĐ và TSLĐ của công ty khá cân bằng nhau. Điều này cho thấy công ty đầu tư vào nhà xưởng sản xuất khá nhiều, cho thấy chiến lược của công ty đang mở rộng đầu tư sản xuất trong thời gian tới.

Tỷ số cơ cấu nguồn vốn năm 2016 và 2017 bằng nhau là 74%, năm 2018 giảm so chỉ còn 70%, vì nguồn nợ vay của doanh nghiệp tăng lên. Điều này đe doạ đến độ an toàn về tài chính của công ty.

Chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của công ty

Qua bảng 2.9 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm ta thấy: tổng doanh thu của công ty năm 2016 là 2.005.540 triệu đồng, năm 2017 đã giảm còn 1.880.139 triệu đồng, giảm một lượng tương ứng là 125.401 triệu đồng với tốc độ giảm là 6.25%. Mặt khác, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty cũng tăng lên từ 281.231 triệu đồng năm 2016 lên tới 323.663 triệu đồng năm 2017 tăng 15.09%. Điều này là do giá vốn hàng bán năm 2017 thấp hơn 17.32% so với năm 2016. Chi phí như chi phí tài chính cũng giảm -96.50% so với năm 2016. Sang năm 2018 doanh thu của công ty năm 2018 là 1.808.372 triệu đồng giảm -3.82% so với năm 2017, còn lợi nhuận giảm -33.01%. Nguyên nhân là do giá vốn năm 2018 lại tăng 4.08% so với năm 2017, mặt khác chi phí như chi phí tài chính cũng tăng 327.33% so với năm 2017. Rõ ràng rằng năm 2018 mức độ cạnh tranh với sự gia tăng của công ty dược đa quốc gia và sự giảm sút của kênh OTC khiến cho toàn nghành Dược Việt Nam bị ảnh hưởng.

Nhìn vào bảng 2.8, ta cũng thấy năm 2018 công ty cũng có các khoản giảm trừ như: giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại,…Điều này dễ thấy vì khi phân tích tình hình tài sản nguồn vốn của công ty ở trên đã chứng tỏ công ty đang ứ đọng một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản trị tài chính đối với công ty cổ phần traphaco (Trang 59 - 75)