Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong lĩnh vực sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản trị tài chính đối với công ty cổ phần traphaco (Trang 87 - 89)

Phương hướng chủ yếu để thúc đẩy tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong lĩnh vực sản xuất của Công ty là rút ngắn chu kỳ sản xuất. Do đó những biện pháp nhằm rút ngắn chu kỳ sản xuất là những biện pháp đẩy nhanh vốn lưu động trong khâu sản xuất. Muốn vậy, Công ty phải có những biện pháp đế rút ngắn thời gian làm việc trong quá trình công nghệ và thời gian gián đoạn giữa các khâu trong sản xuất.

Trên thực chất, chu kỳ sản xuất dài hay ngắn là do tình hình kỹ thuật, loại sản phẩm, công nghệ sản xuất, tổ chức sản xuất và trình độ tay nghề của công nhân quyết định. Do đó, muốn rút ngắn thời gian sản xuất phải có những chuyển biến tích cực ở các yếu tố này.

Trong công nghiệp, việc đưa kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào sản xuất có ý nghĩa đặc biệt trong việc thúc đẩy tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động vì nhờ đó mà rút ngắn nhanh được thời gian sản xuất và làm cho khối lượng sản phẩm dở dang cũng giảm đi.

Khi làm cho số lượng các loại, các lô sản xuất nhỏ đi thì vốn lưu động trong khâu sản xuất cũng nhỏ đi. Khi giá thành đơn vị tăng lên thì mức sinh lợi lại giảm xuống. Mặt khác, để hạ được giá thành phải có biện pháp đưa các loại, các lô sản xuất lên đến mức cần thiết thì nhu cầu vốn lưu động phải tăng lên. Trường hợp này

của giá thành và vốn lưu động mà quan tâm đến số lượng các loại, các lô phù hợp hơn, kinh tế hơn.

Tổ chức tốt hơn quá trình lao động cũng rút ngắn được chu kỳ sản xuất. Ở đây cần có biện pháp tích cực để khai thác khả năng tiềm tàng trong các đơn vị sản xuất kinh doanh bằng cách nghiên cứu áp dụng quy trình sản xuất đúng đắn nhằm giảm thời gian chờ đợi giữa các quá trình lao động. Tăng cường kỷ luật sản xuất, tìm mọi cách để loại bỏ việc phải ngừng sản xuất bộ phận.

Bên cạnh những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian của chu kỳ sản xuất còn có những nhân tố khác, tuy không rút ngắn được thời gian của chu kỳ sản xuất nhưng lại giảm được số lao động sống và lao động vật hóa tiêu dùng cho một đơn vị sản phẩm. Vì vậy, phải quy định định mức tiêu hao vật liệu cho một đơn vị sản phẩm. Nhưng định mức tiêu hao không phải là những định mức cố định mà phải luôn được cải tiến như những định mức về lao động. Càng tốn ít nguyên vật liệu cho một khối lượng sản xuất nhất định thì càng cần ít vốn lưu động. Ở đây, tiêu chuẩn hóa sản phẩm cũng đóng một vai trò quyết định vì tiêu chuẩn hóa sản phẩm thường hạ thấp được một cách đáng kể số nguyên vật liệu tiêu dùng.

Tiêu chuẩn hóa và chuyên môn hóa trên thực chất còn ảnh hưởng đến chiều hướng phát triển của vốn dự trữ sản xuất. Tiêu chuẩn hóa sản phẩm thì giảm bớt được số công việc phải làm, do đó có thể tiếp cận được nhiều vật liệu hơn, qua đó rút ngắn được chu kỳ mua sắm. Chuyên môn hóa sản xuất thì củng cố được mối quan hệ với các đơn vị cung ứng, làm cho chu kỳ mua sắm được tiến hành một cách đều đặn, và như vậy sẽ giảm bớt được số vốn dự trữ bảo hiểm. Tận dụng vật liệu địa phương, trong nước, tìm nguồn hàng gần nhất, mua làm nhiều lần với số lượng mỗi đặt hợp lý sẽ có thể giảm được lượng dự trữ vật tư trong kho và giảm giá thành vật tư. Khi vật tư về đến Công ty tranh thủ bốc dỡ, kiểm nhận nhập kho nhanh sẽ rút ngắn được thời gian chờ đợi và cho phép hạ thấp tỷ lệ hao hụt mất mát. Định kỳ kiểm kê sẽ giúp cho việc bảo toàn vật tư, vừa có thể phát hiện kịp thời vật tư ứ đọng, giải quyết nhượng bán vật tư ứ đọng là biện pháp giải quyết vốn ứ đọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản trị tài chính đối với công ty cổ phần traphaco (Trang 87 - 89)