Củng cố các mối quan hệ tài chính
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty phải đảm bảo sự phối hợp đồng bộ, ăn khớp về những hoạt động liên quan đến thị trường hàng hoá dịch vụ, thị trường vốn, thị trường lao động và tổ chức nội bộ trong doanh nghiệp, nhằm tạo ra sự tăng trưởng, đạt được tỷ suất lợi nhuận tối đa.
Qua phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm vừa qua, cho thấy công ty đang hoạt động kinh doanh và đầu tư có hiệu quả, tình hình quản trị tài chính tương đối ổn định. Tuy nhiên, trong năm 2018 lại xuất hiện một số vấn đề như: lượng hàng tồn kho tăng, các khoản phải thu tăng lên, giá vốn hàng bán và một số chi phí khác cũng tăng làm lợi nhuận giảm. Nguyên nhân chủ yếu là công ty chưa tạo lập và duy trì được mối quan hệ với thị trường tiêu thụ, thị trường hàng hoá dịch vụ… Vì vậy yêu cầu cấp bách đặt ra là: công ty phải kịp thời có biện pháp củng cố mối quan hệ với các thị trường này. Do đó để công ty tiếp tục phát triển bền
vững, để giải quyết vấn đề trước mắt và lâu dài của công ty, tác giả xin nêu ra một số giải pháp để củng cố các mối quan hệ tài chính của công ty.
Củng cố mối quan hệ tài chính giữa công ty với nhà nước
Mối quan hệ này phát sinh trong quá trình phân phối và tái phân phối Tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân giữa ngân sách nhà nước với các doanh nghiệp. Điều này được thể hiện thông qua các khoản thuế mà công ty có nghĩa vụ phải nộp cho NSNN. Và ngược lại các chủ trương, chính sách tài chính vĩ mô của nhà nước sẽ tác động đến quá trình thành lập và hoạt động của công ty. Như trên đã phân tích, trong thời gian vừa qua công ty đã duy trì được mối quan hệ này tương đối tốt.
Để củng cố mối quan hệ với nhà nước, công ty phải nộp đầy đủ, đúng kỳ hạn và nhanh chóng giải quyết thuế còn ứ đọng để tạo sự tin tưởng với nhà nước. Bên cạnh đó, còn phải tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của hiến pháp và pháp luật, tiến hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả để đóng góp vào sự tăng trưởng GDP của đất nước và cũng góp phần vào việc giải quyết các vấn đề xã hội, đặc biệt là tạo công ăn việc làm, góp phần cải thiện mức sống cho người lao động.
Củng cố mối quan hệ giữa công ty với thị trường tài chính
Công ty thực hiện quá trình trao đổi mua bán các sản phẩm nhằm thoả mãn mọi nhu cầu về vốn của mình. Trong quá trình đó công ty luôn phải tiếp xúc với thị trường tài chính, thông qua thị trường này để tìm kiếm các nguồn tài trợ khác nhau. Mối quan hệ giữa công ty với thị trường tài chính là mối quan hệ tương hỗ nhau. Trên thị trường này, công ty có thể tạo được nguồn vốn ngắn hạn, trung hạn để tài trợ cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, có thể phát hành trái phiếu, cổ phiếu để huy động vốn. Đối với nguồn vốn nhàn rỗi tạm thời chưa sử dụng thì công ty có thể đầu tư chứng khoán để kiếm lời. Ngược lại, thị trường tài chính cần đến các doanh nghiệp vì đó là nơi hoạt động kinh doanh và sinh lãi của thị trường tài chính.
Để củng cố mối quan hệ này, công ty cần phải tạo lập được tiềm năng tài chính vững mạnh để thuận lợi cho việc huy động vốn. Để làm được điều này, công ty cần phải tìm các biện pháp giảm thiểu các khoản nợ đang tồn đọng, tiến hành đổi mới cơ chế quản lý tài chính cho phù hợp với điều kện cụ thể của công ty. Bên cạnh đó, cũng cần phải xây dựng và ban hành các quy định đầu tư tài chính hợp lý. Các nhà quản lý tài chính cần phải chú ý đến các vấn đề sau:
+ Tính toán cân nhắc cơ cấu vốn cho thật hợp lý.
+ Nghiên cứu xem nên vay từ nguồn tài trợ nào sao cho chi phí thấp nhất, hiệu quả nhất, thuận lợi cho hoạt động của công ty nhất
+ Đồng vốn lên đầu tư như thế nào, lĩnh vực nào và khi nào…để đem lại lợi nhuận cao nhất cho công ty.
Củng cố mối quan hệ giữa công ty với các thị trường khác
Với tư cách là một chủ thể kinh doanh, công ty quan hệ với thị trường cung cấp đầu vào và thị trường cung phân phối đầu ra. Đó là thị trường hàng hoá, dịch vụ, thị trường sức lao động…Thông qua các thị trường này, công ty có thể xác định được nhu cầu sản phẩm và dịch vụ cung ứng. Trên cơ sở đó, công ty xác định được số tiền đầu tư cho kế hoạch sản xuất kinh doanh, tiếp thị, quảng cáo, …nhằm thoả mãn các nhu cầu thị trường và công ty thu được lợi nhuận tối đa với lượng chi phí chi ra là thấp nhất, công ty luôn luôn đứng vững và liên tục phát triển trong môi trường cạnh tranh. Như vậy, việc duy trì tốt mối quan hệ với các thị trường này khá quan trọng trong tình hình của công ty hiện nay.
Công ty cần phải thiết lập mối quan hệ với thị trường đầu vào với mục tiêu giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, để giảm giá vốn hàng bán, tăng khả năng cạnh tranh của công ty, đảm bảo công ty có đủ sức mạnh về tài chính duy trì hoạt động sản xuất vững mạnh và đi lên. Thực tế cho thấy giá cả thị trường đầu vào hiện nay rất đắt. Vì vậy, mà công ty cần phải giữ mối quan hệ làm ăn với các nhà cung cấp uy tín từ trước của công ty và thiết lập mối quan hệ với bạn hàng mới có chính sách ưu đãi cho công ty. Để từ đó có được những đầu vào với giá cả hợp lý, chất
lượng đảm bảo, tiết kiệm chi phí giá vốn hàng bán, giảm chi phí phát sinh không cần thiết.
Xuất phát từ thực trạng của công ty trong năm 2018 lượng hàng tồn kho tăng. Vì vậy công ty cần thiết lập mối quan hệ với thị trường tiêu thụ sản phẩm với mục tiêu giảm bớt hàng tồn kho và tránh ứ đọng vốn. Do vậy trong thời gian tới, công ty cần phải tập trung đầu tư vào những khâu, những điểm tiêu thụ có hiệu quả, thực hiện hình thức chiết khấu cho các cửa hàng thuốc, đại lý bán buôn với số lượng lớn, thanh toán ngay. Công ty cần thực hiện tốt công tác nghiên cứu, thăm dò, thâm nhập thị trường với mục đích đánh giá khái quát về khả năng và tiềm năng phát triển của công ty ở giai đoạn thị trường đó, để từ đó đưa ra các quyết định lựa chọn thị trường và có chiến lược phù hợp.
Đối với thị trường lao động, Công ty phải xây dựng cho mình các tiêu chuẩn và đưa ra các chính sách về tuyển dụng nhân sự. Với đặc điểm là một công ty chuyên về lĩnh vực dược, công ty cần tổ chức các lớp huấn luyện, đào tạo để năng cao tay nghề cho nhân viên kỹ thuật, để đảm bảo cho họ có đầy đủ năng lực về trình độ và lý luận để tiếp nhận những tiến bộ về chuyên môn dược. Ngoài ra công ty nên xây dựng chế độ khen thưởng và xử phạt hợp lý, để động viên khuyến khích nhân viên tham gia tích cực vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo động lực cho họ hăng say vào công việc, đồng thời cũng nâng cao ý thức trách nhiệm trong công việc hơn, đem lại lợi ích thiết thực cho công ty.
Với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta như hiện nay, vấn đề thông tin càng trở nên quan trọng hơn, do đó công ty cần phải theo dõi sát sao các luồng thông tin, công ty nên đầu tư cho mạng lưới thông tin trong công ty, chẳng hạn như: nên đặt thêm nhiều các tạp chí, sách báo, mạng xã hội…
Củng cố các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp
Biểu hiện của quan hệ này là sự luân chuyển vốn trong công ty. Đây là các quan hệ tài chính giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh với nhau, Giữa các đơn vị thành viên với nhau, giữa quyền sử dụng vốn và quyền sở hữu vốn…Các mối quan
- Chính sách phân phối thu nhập cho người lao động - Chính sách chia lãi cho các Cổ Đông
- Chính sách cơ cấu nguồn vốn - Chính sách đầu tư và cơ cấu đầu tư
Về chính sách phân phối thu nhập cho người lao động, được thể hiện thông qua chế độ lương thưởng. Do đó để củng cố mối quan hệ này công ty cần phải xây dựng được chế độ lương thưởng hợp lý, để vừa tạo động lực làm việc vừa tạo sự bình đẳng trong công ty. Cụ thể là: mức lương trung bình trong công ty hiện tại là 15.000.000 đồng, trong thời gian tới công ty nên nâng mức lương lên khoảng 20.000.000 đồng, để đảm bảo nguồn tài chính chi tiêu cho nhân viên với sự biến động của giá cả như hiện nay. Bên cạnh đó cần phải nâng cao mức thu nhập theo doanh thu cho cán bộ công nhân viên kinh doanh.
Về chính sách cơ cấu nguồn vốn, ta thấy vốn của công ty chủ yếu được tạo thành từ nguồn vay ngắn hạn, do đó trong thời gian tới công ty nên áp dụng hình thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu để thu hút vốn. Bên cạnh đó công ty có thể phát hành cổ phiếu thưởng cho nhân viên từ đó khuyến khích nhân viên gắn bó hơn nữa với công ty, với sự phát triển của công ty.
KẾT LUẬN
Quản trị tài chính doanh nghiệp là một vấn đề vô cùng quan trọng trong hoạt động của của bất kỳ doanh nghiệp nào, nó đóng vai trò quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp vì vấn đề quản trị tài chính liên quan đến các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp như hoạch định kế hoạch tài chính, quản trị nguồn vốn, phương thức huy động vốn... Đối với công ty TRAPHACO với tham vọng là doanh nghiệp dược phẩm số 1 Việt Nam thì vấn đề quản trị tài chính lại càng cực kỳ quan trọng với công ty TRAPHACO.
Với đề tài: “Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị tài chính đối với công ty cổ phần Traphaco“. Tác giả đã làm rõ những nội dung cơ bản về quản trị tài chính doanh nghiệp, thực trạng công tác quản trị tài chính ở công ty Traphaco . Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng quản trị tài chính của công ty giai đoạn 2016-2018, tác giả đã phân tích những mặt đạt được và chưa được về tình hình quản trị tài chính ở công ty Traphaco giai đoạn này, tác giả đề xuất một số biện pháp để hoàn thiện công tác quản trị tài chính tại công ty cổ phần Traphaco, và đề xuất một số kiến nghị với các cơ quan ban ngành nhằm hỗ trợ thị trường cũng như các doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện đề các doanh nghiệp có một môi trường kinh doanh thuận lợi lành mạnh, từ đó vươn mình phát triển thành những doanh nghiệp phát triển nhằm đứng vững và phát triển trên thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay.
Do thời gian làm luận văn còn hạn hẹp và trình độ, chuyên môn còn hạn chế nên bài luận văn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Tấn Bình (2013), Quản trị tài chính, NXB tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Lưu Thị Hương (2005), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Thống Kê, Hà Nội,
3. Nguyễn Hải Sản, (2004), Quản trị doanh nghiệp, NXB Thống Kê, Hà Nội 4. Công ty Cổ phần Traphaco, Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2016, 2017,
2018.
5. Học viện chính trị - Hành chính khu vực I (2013), Kinh tế phát triển, Nhà xuất bản thổng kê, Hà Nội 2013.
6. Hoàng Văn Hải (2009), Quản trị chiến lược, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Bảo Hiền (2016), Tăng cường quản trị rủi ro tài chính các doanh nghiệp Dược ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Học Viện Tài chính
8. Nguyễn Thị Phương Hảo (2011), Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị tài chính tại Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi, Luận văn Đại học Đà Nẵng. 9. Vũ Minh (2013) Quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp Việt Nam
hiện nay, Tạp chí Kinh tế và Kinh doanh, Số 3/2013.
10. Vũ Phương Thảo (2015) Quản trị tài chính tại Công ty Cổ phần X20 - Bộ Quốc phòng, Luận văn Đại học quốc gia Hà Nội.
11.Nguyễn Năng Phú (2011), Phân tích báo cáo tài chính. Hà Nội, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân
12.Sách “Quản Trị Tài Chính” của TS. Nguyễn Văn Thuận, Nhà xuất bản Thống Kê, năm 2004
13.Sách “Quản Trị Tài Chính căn bản” của TS. Nguyễn Quang Thu , Nhà xuất bản Thống Kê, năm 2005
14.Sách “ Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp” của Nguyễn Hải Sản, Nhà xuất bản Thống Kê, năm 1996
15.Dương Hữu Hạnh (2005), Quản trị tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống kê
16.Bùi Văn Vần và Vũ Văn Ninh (2015), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính;
Tiếng Anh
1. McMahon, Holmes, Hutchinson, Forsaith (1993), Small Enterprise Financial Management: Theory and Practice, Marrickville, Harcourt Brace;
2. Pierre Vernimmen (2005), Corporate Finance Theory and Practice, John Wiley & Son Limited;
3. Van Horne and Wachowicz (2005), Fundamentals of Financial Management, 12th Edition, Pearson Education Limited;
4. Brealey, Myers and Allen (1996), Principles of Corporate Finance, McGraw- Hill/Irwin.
5. Levine, Ross (2005), Finance and Growth: Theory and Evidence, in Handbook of Economic Growth
6. McMahon, R., Holmes, S., Hutchinson, P., & Forsaith, D. (1993), Small Enterprise Financial Management : Theory and Practice
Website: 1. http://www.bsc.com.vn 2. http://ocw.fetp.edu.vn 3. https://voer.edu.vn 4. https://taichinhdoanhnghiep.edu.vn 5. https://quantri.vn 6. https://www.vse.org.vn 7. https://www.ssi.com.vn